-->

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

Với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị địa bàn dân cư, phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) đề nghị tiếp tục triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô bằng các hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực nhất để Luật đi vào cuộc sống.
Sửa Luật Đầu tư công cần rà soát, đối chiếu với Luật Thủ đô năm 2024 Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng Nâng cao hiệu quả quản lý đất đai khu vực bãi sông Hồng

Tuyên truyền Luật Thủ đô đến người dân

Ngày 13/11, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Phương Mai đã tổ chức Hội nghị phát động, ra quân, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 trên địa bàn phường và tổ chức đăng ký xây dựng mô hình thi đua sáng kiến, sáng tạo trong triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Phường Phương Mai tổ chức ra quân ra quân, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô năm 2024.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Bùi Anh Dũng - Phó Chủ tịch UBND phường Phương Mai, cho biết, Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Phát triển Thủ đô Hà Nội là nhiệm vị chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) năm 2024 là bệ phóng và là “cơ hội vàng” tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển lên tầm cao mới. Thực hiện Kế hoạch số 384/KH-UBND của UBND quận Đống Đa về tuyên truyền phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn quận Đống Đa, trước đó, UBND phường Phương Mai cũng đã ban hành Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn trên địa bàn phường.

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Ông Bùi Anh Dũng - Phó Chủ tịch UBND phường Phương Mai, phát biểu tại Hội nghị.

Việc tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn phường. Đồng thời, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật trong triển khai thực hiện pháp luật nói chung và Luật Thủ đô nói riêng.

“Sau Hội nghị phát động, ra quân, tuyên truyền, với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị, từng địa bàn dân cư, tổ dân phố, đề nghị tiếp tục triển khai tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô bằng các hình thức đa dạng, phong phú, thiếu thực nhất để Luật thực sự đi vào cuộc sống”, ông Bùi Anh Dũng khẳng định.

Tại Hội nghị tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 của phường Phương Mai, Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên - Trưởng khoa Pháp luật hành chính Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội, đã giới thiệu, truyền đạt một số nội dung cơ bản của Luật Thủ đô 2024.

Nhiều đối tượng được tiếp cận

Bà Trần Thị Minh Phương - Công chức tư pháp UBND phường Phương Mai, cho biết: “Là một công chức tư pháp làm việc tại UBND phường và cũng là một công dân Thủ đô, tôi nhận thấy Luật Thủ đô cần được tuyên truyền đến nhân dân một cách sâu rộng, để mỗi người dân nâng cao nhận thức về Luật; đồng thời, theo dõi, giám sát lại quá trình thực hiện”.

Thời gian qua, trên địa bàn phường Phương Mai, công tác tuyên truyền Luật Thủ đô thông qua nhiều hình thức khác nhau như: tuyên truyền qua Ứng dụng Công dân Thủ đô số - Ihanoi, đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của phường, treo pano, áp phích, lồng ghép trong các cuộc họp, hội nghị; tổ chức đoàn xe cổ động diễu hành qua các tổ dân phố…

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Thời gian qua, trên địa bàn phường Phương Mai, công tác tuyên truyền Luật Thủ đô thông qua nhiều hình thức khác nhau.

Việc áp dụng nhiều hình thức tuyên truyền các nội dung trong Luật Thủ đô sẽ góp phần quan trọng, đưa chính sách pháp luật và cuộc sống, quá trình xây dựng chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách. Từ đó, thống nhất nhận thức, ý chí và hành động trong triển khai thực hiện, tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Ông Trần Văn Triệu - Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư số 6 (phường Phương Mai), cho biết: “Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi đã được biết đến Luật Thủ đô 2024. Việc tuyên truyền, phổ biến Luật đến người dân trên địa bàn phường Phương Mai hiện nay là rất kịp thời, thiết thực.

Tôi hi vọng rằng, sau khi được triển khai, Luật sẽ góp phần khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập về thể chế phát sinh trong thực tiễn, tạo cơ sở xây dựng, phát triển Thủ đô. Góp phần đưa Thủ đô ngày càng phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa”.

Bà Hoàng Thị Hoa - Chi Hội Liên hiệp Phụ nữ khu dân cư số 13 (phường Phương Mai), cũng chia sẻ, qua buổi tập huấn về Luật Thủ đô 2024 trên địa bàn phường, bà đã hiểu hơn về Luật cũng như biết thêm về các quyền lợi của người dân cũng như chính quyền được phân cấp, ủy quyền…

“Tôi thấy Luật Thủ đô 2024 có nhiều chính sách đặc thù, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền Thủ đô. Đây là bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề, cơ sở để thành phố Hà Nội có thể chủ động hoàn thiện bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù được giao”, bà Hoa chia sẻ.

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên - Trưởng khoa Pháp luật hành chính Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội, đã giới thiệu, truyền đạt một số nội dung cơ bản của Luật Thủ đô 2024.

Không chỉ trên địa bàn phường Phương Mai, trong thời gian qua, nhiều đơn vị trên địa bàn thành Hà Nội đã tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các tầng lớp nhân dân về Luật Thủ đô 2024. Đây là một trong những hoạt động thiết thực để đưa Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi người.

Ngoài ra, thành phố Hà Nội cũng đã chủ động xây dựng Kế hoạch riêng về công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức biên soạn tài liệu tuyên truyền, tài liệu tập huấn để triển khai đến các cấp, ngành, địa phương và đặc biệt là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ, nhân dân của Thủ đô. Trước mắt, Thành phố xây dựng và ban hành văn bản triển khai 39 nội dung thuộc thẩm quyền, hoàn thành trước ngày 1/1/2025.

Luật Thủ đô năm 2024 gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012), bám sát 5 quan điểm chỉ đạo xây dựng dự thảo và 9 nhóm chính sách đã được Quốc hội quyết định với nhiều nội dung mới, hướng đến việc phân quyền, phân cấp mạnh mẽ trên các lĩnh vực cùng nhiều giải pháp chính sách đặc thù, vượt trội, phù hợp với tình hình thực tiễn, định hướng phát triển đất nước, Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn mới.
Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ

Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ

Quý I/2025, tư tưởng công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong huyện Mỹ Đức, Hà Nội, trong huyện ổn định, người lao động tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tạo hiệu quả trong lao động, sản xuất.
Bắt khẩn cấp Hải "lé" và 9 đối tượng trong đường dây tín dụng đen

Bắt khẩn cấp Hải "lé" và 9 đối tượng trong đường dây tín dụng đen

Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố Hà Nội cho biết đã bắt giữ Nguyễn Tiến Hải (tức Hải “lé”) và nhóm đối tượng liên quan đến các hành vi: Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, đánh bạc, không tố giác tội phạm...
Tài xế đã uống bia trong bữa tối nhưng vẫn chở khách về Hà Tĩnh

Tài xế đã uống bia trong bữa tối nhưng vẫn chở khách về Hà Tĩnh

Sáng 17/4, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội cho biết, khi phát hiện xe khách chạy không đúng tuyến đường được cấp phép, CSGT đã dừng xe kiểm tra. Quá trình làm việc, nhận thấy tài xế có biểu hiện nghi vấn, tổ công tác đã kiểm tra nồng độ cồn.
Bình Dương: Nhiều hoạt động chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Bình Dương: Nhiều hoạt động chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tỉnh Bình Dương đã và đang tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Công an Bình Dương triệt xoá chuyên án, thu giữ gần 25kg ma túy

Công an Bình Dương triệt xoá chuyên án, thu giữ gần 25kg ma túy

Mặc dù có hộ khẩu thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), nhưng Đào Thị Như Quỳnh xuống tỉnh Bình Dương thuê căn hộ để cất giữ ma túy với số lượng lớn, sau đó phân ra bán cho các đối tượng khác qua ứng dụng telegram, wechat, zangi…
TRỰC TUYẾN: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động

TRỰC TUYẾN: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động

Sáng nay (17/4), tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Gia Lâm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động

Sáng nay (17/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm tổ chức buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2025 chuyên đề “Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động”.

Tin khác

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực thi hành, đã tạo ra hành lang pháp lý mới, với những cơ chế đặc thù, vượt trội chưa từng có, là dấu ấn rất quan trọng để Thủ đô Hà Nội bứt phá, phát triển. Cùng với các sở, ngành khác, ngành Tư pháp Thủ đô đang nỗ lực thực hiện tốt vai trò cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền tới các cấp, ngành và toàn thể người dân về những quy định mới của Luật, cũng như nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của Luật Thủ đô trong quản lý, xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy; sự chỉ đạo thống nhất của Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND Thành phố; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc soạn thảo các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô.
Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Luật Thủ đô (sửa đổi) có rất nhiều quy định mới, đặc thù, trong đó mô hình phát triển thành phố trong Thủ đô là một hướng đi khả thi và hợp lý cho thành phố Hà Nội nhằm giảm tải áp lực đô thị hóa, đồng thời phát huy tiềm năng của các khu vực lân cận.
Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Thành phố thông minh, bền vững sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, tiện ích cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ mục tiêu này, Thủ đô Hà Nội đang từng bước hoàn thiện các tiền đề để hướng tới mục tiêu đến năm 2030 sẽ là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, thành phố thanh bình, người dân hạnh phúc; đến năm 2050, trở thành đô thị toàn cầu, nơi người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao.
Luật Thủ đô 2024: Tạo cơ hội cho Hà Nội bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh

Luật Thủ đô 2024: Tạo cơ hội cho Hà Nội bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh

Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép thành phố Hà Nội áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo trong điều kiện thực tế với phạm vi được giới hạn.
“Đường xuân” rộng mở

“Đường xuân” rộng mở

Một mùa xuân nữa lại về, riêng với Thủ đô Hà Nội, mùa xuân này như tươi vui hơn vì có “chiếc áo pháp lý” mới - Luật Thủ đô 2024. PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, Thủ đô Hà Nội thực sự được mặc một chiếc áo mới, đủ vừa vặn để đẹp đẽ, đủ rộng để vươn tầm phát triển...
Thủ đô “Rồng bay” từ tầm nhìn quy hoạch

Thủ đô “Rồng bay” từ tầm nhìn quy hoạch

Là người chủ trì tham mưu xây dựng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, cũng là người có nhiều đóng góp quan trọng về các vấn đề quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang đô thị trong Luật Thủ đô năm 2024, nhân dịp xuân Ất Tỵ, Giáo sư, Tiến sĩ, đại biểu Quốc hội (GS. TS. ĐBQH) Hoàng Văn Cường, Công dân Thủ đô ưu tú năm 2024 đã dành cho phóng viên Báo Lao động Thủ đô cuộc trò chuyện về diện mạo Thủ đô khi triển khai Quy hoạch Thủ đô và Luật Thủ đô mới.
Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

Theo ông Đặng Huy Đông, quy định tại Điều 31 của Luật Thủ đô 2024 có điểm nhấn rất lớn làm thay đổi cả về chất và lượng trong phát triển đô thị Hà Nội thời gian tới.
Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

Sáng 31/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức khởi động các sự kiện truyền thông đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống, nhân dấu mốc Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động