-->
Nữ công nhân:

Cùng làm nên mùa xuân

Chị là một người công nhân trí thức đầy sức hút được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”. Cũng vì vậy mà Lao động Thủ đô chọn viết về chị trong số báo xuân năm nay. Vui hơn, những con chữ này chủ yếu đến từ “lăng kính” của người con trai cả của chị, diễn viên, người mẫu Việt Tùng. 
nu cong nhan cung lam nen mua xuan Ngất ngây với vẻ đẹp của loài hoa mang biểu tượng của mùa xuân
nu cong nhan cung lam nen mua xuan 'Lạc trôi' giữa màu hồng của ngàn cây anh đào nở rợp trời

Tùng cũng có thú làm báo và viết lách nên tôi với em là đồng tác giả trong bài báo này, bởi đây là những tâm sự đáng trân trọng và cảm động nhất của một người con trưởng thành, luôn tự hào có một người mẹ là…công nhân làm đẹp môi trường đô thị.

nu cong nhan cung lam nen mua xuan

Một nét chấm phá…

Chị là Nguyễn Thị Hiền đang làm việc tại Xí nghiệp thoát nước số 1 Hà Nội. Năm 2012 chị được vinh danh là “Công dân thủ đô ưu tú” sau 25 năm cống hiến và gắn bó với nghề. Đây là vinh dự lớn không chỉ của riêng chị mà còn là của bao gia đình công nhân khác khi chị là người công nhân đầu tiên nhận được danh hiệu cao quý này.

nu cong nhan cung lam nen mua xuan
Chị Nguyễn Thị Hiền

Việt Tùng là cậu con trai cả của chị, đang là người mẫu và diễn viên điện ảnh bắt đầu khẳng định được tên tuổi của mình. Thời đại học tôi có dạy Tùng nên Tùng vẫn luôn gọi tôi là thầy. Gọi cho Tùng bảo muốn viết về mẹ, Tùng bảo: “Khá nhiều báo viết về mẹ em rồi thầy ạ!”. “Nhưng hẳn vẫn không thể hay và riêng bằng tất cả những cảm nhận của em về mẹ chứ?”- tôi hỏi. Tùng xác nhận: “Vâng, chủ yếu họ khai thác về cuộc sống lao động cũng như đời tư của mẹ em, nhưng em thấy nó chung chung quá thầy ạ!”.

Thật vậy, xem lại những bài viết về chị Nguyễn Thị Hiền, thông tin chính hướng về một người phụ nữ hoàn cảnh gia đình khó khăn, có một đời sống hôn nhân không hạnh phúc nhưng vẫn cống hiến lớn cho ngành và cho Hà Nội. Đó là một người phụ nữ tốt nhưng bị hình tượng và kiểu mẫu quá, na ná với rất nhiều người phụ nữ đáng tuyên dương khác trong cả nước.

Nhưng trong mắt Việt Tùng, hình ảnh người mẹ còn rất nhiều điểm “ưu tú” mà chưa bài báo nào nhắc đến.

“Mẹ em là người công nhân ít học nhưng đầy tri thức!”

Tùng kể: “Mẹ em chỉ học hết Trung học phổ thông. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên mẹ đi làm kinh tế từ sớm, đến thời điểm này mẹ đã có trên 30 năm gắn bó với Xí nghiệp Thoát nước số 1 thuộc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội. Nói thẳng ra thì mẹ em chỉ là một người công nhân, quanh năm lao động bên những vũng nước thải tắc nghẹt của toàn Hà Nội. Nhưng một khía cạnh mà ít người có thể biết đến là mẹ em cực kì tri thức. Không phải vì em là con nên góc nhìn thiếu khách quan đâu thầy ạ. Em thấy số lượng sách vở mẹ em sưu tập và nghiền ngẫm rất nhiều, tủ sách của mẹ còn nhiều hơn đại đa số những thầy cô mà em theo học...”.

Tùng tâm sự thêm: “Làm người mẫu và đóng phim nhưng em vẫn thích viết lách, em đã cộng tác với khá nhiều tờ báo, nhưng em vẫn cảm thấy mình chưa học hết tri thức của mẹ. Chính mẹ là người trực tiếp truyền cảm hứng đam mê chữ nghĩa cho em”.

Một khía cạnh khác, để lo cho cuộc sống gia đình, ngoài việc lao động sản xuất của công ty, buổi tối chị Hiền còn đi dọn dẹp thêm văn phòng cho người nước ngoài. Ít ai biết rằng chị giao tiếp khá tốt bằng tiếng Anh và cả tiếng Nga. Giải thích điều này, Việt Tùng bảo: “Mẹ em tự học đấy, tất cả đều là tiếng “bồi” để làm việc chứ mẹ chẳng biết mặt chữ ngoại ngữ nào…”.

nu cong nhan cung lam nen mua xuan
Chị Nguyễn Thị Hiền và người con trai Việt Tùng (trái).

Hẳn nhiều người nghĩ rằng chị Nguyễn Thị Hiền là công nhân, một tay tần tảo nuôi dạy 2 đứa con nên người nên sẽ lam lũ, chân lấm tay bùn. Nhưng không, chị là người có phong cách sống khá hiện đại và bắt kịp nhịp sống hối hả hiện thời. Có những tư duy, chính Việt Tùng cũng không hiểu mẹ lấy từ đâu ra. Tùng tự hào nói: “Thời internet phát triển, các diễn đàn dành cho mẹ và bé trở nên phổ thông em mới thấy các mẹ bỉm sữa dạy con theo cách rất “tây” về dinh dưỡng, về giáo dục…

Nào là cách dạy con sao cho trẻ biết chịu trách nhiệm về bản thân, định hướng con cái phát triển bản thân để bé tối ưu được năng khiếu, ăn uống gì cho con cao lớn khỏe mạnh. Nhưng em và em trai ruột của em đã được mẹ giáo dục như thế từ những năm 90 của thế kỉ trước, và đến bây giờ em cũng không hiểu mẹ góp nhặt được nhiều kiến thức như thế ở đâu và bằng cách nào…”

Phía trước vẫn là mùa xuân

Chị là Nguyễn Thị Hiền đang làm việc tại Xí nghiệp thoát nước số 1 Hà Nội. Năm 2012 chị được vinh danh là “Công dân thủ đô ưu tú” sau 25 năm cống hiến và gắn bó với nghề. Đây là vinh dự lớn không chỉ của riêng chị mà còn là của bao gia đình công nhân khác khi chị là người công nhân đầu tiên nhận được danh hiệu cao quý này.

Chị Hiền là người mẹ đơn thân, nhưng hai con của chị thì trưởng thành, chững chạc và chị không để cho các con phải thiệt thòi điều gì trong cuộc sống. Điều quan trọng hơn cả là chị có một phương pháp dạy con đúng đắn. Việt Tùng nhớ lại: “Lúc bé, em không thể hình dung nổi với sức vóc một người phụ nữ làm sao mẹ vừa chăm sóc hai đứa con vừa làm kinh tế, vừa tham gia tích cực các phong trào của tập thể.

Sau này lớn thì câu trả lời của em là nghị lực,mồ hôi và cả nước mắt…Mẹ dạy tụi em khác lắm, kiểu con ngã mẹ không nâng, để tự hai đứa đứng dậy. Con khóc mẹ chẳng dỗ, mẹ để con tự nín và lần sau thì chán chẳng ăn vạ được ai nữa. Mẹ em rất đề cao sự tự do và quyết định của cá nhân từng đứa. Việc học hành cũng như quyết định công việc của anh em em mẹ không hề can thiệp. Nhờ vậy mà tụi em đều tự lập khi còn khá nhỏ. Không có mẹ sao bọn em có thể cứng cáp được như bây giờ…”

Tùng ngồi tâm sự với tôi khi Hà Nội đang trong chiến dịch cải tạo nguồn nước, nạo vét Hồ Gươm. Những ngày này Hà Nội thật lạnh. Và ngoài đó chị công nhân là “công dân Thủ đô ưu tú” vẫn đang cùng những đồng nghiệp hì hục bên những xô bùn để làm cho Hồ Gươm thêm sạch. Trong ánh mắt Tùng có gì đó như vừa hãnh diện, vừa biết ơn và cả rơm rớm nỗi niềm thương mẹ. “Chỉ nốt cái Tết này, sang đến giữa năm 2018 mẹ em sẽ tròn 50 tuổi, chính thức được an hưởng tuổi già sau hơn 30 năm lăn lộn với cuộc sống, em mong mẹ sớm được nghỉ ngơi, mẹ vất vả nhiều rồi thầy ạ…”, Tùng trải lòng.

Phía trước vẫn là mùa xuân, chị Hiền sắp được về nghỉ hưu và với một cá tính hay lam hay làm, chắc chị sẽ lại vẫn còn vất vả. Và chị sẽ lại là hậu phương vững chãi cho các con của mình. Người mẹ là vậy, hết lo cho con lại đến lượt lo cho cháu. Nhưng tôi tin rằng chị là một người mẹ hạnh phúc, bởi chị có những người con rất mực trân trọng, yêu thương và thần tượng mình trong lẽ sống, nhân cách sống và cả nghị lực sống. Chị sẽ “ưu tú” như một tượng đài bất tử trong lòng các con mình…

Ngọc Hà - Việt Tùng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4

TP.HCM: Bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tiếp tục tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng trong thời gian diễn ra đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã. Đáng chú ý, ngoài tên gọi Sơn Tây, Tùng Thiện thường thấy thì dự kiến sau khi sắp xếp sẽ có thêm một đơn vị hành chính mới có tên gọi là Đoài Phương.
Hà Nội công bố số điện thoại phản ánh giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Hà Nội công bố số điện thoại phản ánh giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Phi Thường vừa yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhân dân dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đáng chú ý, Sở cũng công bố nhiều số điện thoại nhằm phản ánh giao thông dịp này.
Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng

Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC sẽ tổ chức tiêm miễn phí 5.000 liều vắc xin cúm cho các cựu chiến binh, người có công với cách mạng… Hoạt động được triển khai tại gần 220 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên cả nước và kéo dài đến hết ngày 30/4.
Làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động

Làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động

Trong quý I/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình đã triển khai nhiều hoạt động, tích cực chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động; qua đó vận động đoàn viên, người lao động hăng hái thi đua lao động, sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Khẳng định vai trò của Công đoàn trong chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên

Khẳng định vai trò của Công đoàn trong chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên

Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã khép lại thành công tốt đẹp. Đằng sau thành công này là sự nỗ lực không ngừng của Ban tổ chức và các đội bóng, thể hiện vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc tổ chức một sân chơi thể thao ý nghĩa, góp phần chăm lo đời sống tinh thần và nâng cao sức khỏe cho công đoàn viên, đồng thời khẳng định sức mạnh của phong trào thể thao quần chúng.
LĐLĐ quận Tây Hồ tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Tây Hồ tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên, người lao động

Ngày 23/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ phối hợp với Công ty TNHH Medlatec Tây Hồ tổ chức khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 100 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tại các Công đoàn cơ sở trực thuộc.

Tin khác

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Xem thêm
Phiên bản di động