Cứ tin vào chứng nhận!
![]() | “Ô nhiễm” con người! |
![]() | Góc nhìn văn hóa |
- Thì tất cả đều do con người mà ra, có “ô nhiễm môi trường” thì cũng do con người, vậy chả đúng khi nói “ô nhiễm con người” sao?
- Quả đúng bác ạ. Em vừa đi tiễn biệt một người quen do mắc ung thư dạ dày, liên tưởng đến cảnh bác nói các tiểu thương bơm hóa chất vào gà, vịt mà gai người.
![]() |
- Thế chả phải là con người đang tự hủy hoại đồng loại sao?
- Nhưng cái chuyện tiểu thương còn nhỏ bác ạ, em vừa biết tin một tổ chức nhà nước hẳn hoi còn làm giả công văn, cấp trái phép chứng nhận cho hơn 800 sản phẩm thủy sản cơ.
-Kinh khủng thế cơ à? Chú nói cụ thể xem nào.
-Theo quy định, các sản phẩm là thức ăn trong nuôi, trồng thủy sản và các sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi, trồng thủy sản, trước khi bán ra thị trường phải được Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi, trồng thủy sản chấp nhận chất lượng và phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép cho lưu hành.
-Rõ là thế còn gì.
-Tuy nhiên, theo phát hiện mới đây của Bộ NNPTNT, hơn 2 năm nay, các sản phẩm thủy sản muốn có chứng nhận, dễ như trở bàn tay.
-Thì cải cách thủ tục rườm rà, tạo điều kiện cho khai thác, nuôi, trồng thủy sản phát triển, dễ dàng trong cái cấp chứng nhận là tốt chứ sao.
-Nói như bác thì nói làm gì. Cái đáng nói là sản phẩm thủy sản của doanh nghiệp không cần phải đi qua khâu kiểm tra chất lượng, mà chỉ cần bỏ ra 5 triệu đồng/sản phẩm để trả cho Giám đốc Trung tâm là "nghiễm nhiên" có tên trong danh sách sản phẩm an toàn.
-Vậy thì bậy quá. Cái anh nông nghiệp này cũng phức tạp quá nhể. Vừa lùm xùm chuyện mua bán chứng nhận Viet Gap cho thực phẩm an toàn, giờ lại mua bán cái chứng nhận sản phẩm thủy sản.
-Đấy, bác nói chuyện Viet Gap em mới nhớ đó. Nghe đâu đang kiểm tra lại toàn bộ khâu cấp chứng nhận này và sẽ xử lý nghiêm, vậy mà việc rõ như ban ngày, thế mà vẫn chưa ai bị xử lý. Lạ!
-Cũng lạ thật. Nhưng mà cũng chẳng lạ, vì người ta lại viện đủ lý do để chứng minh không có chuyện “mua - bán”.
-Lại lý do lực lượng mỏng, không kiểm soát xuể, rồi tìm một khâu nào dễ đổ tội nhất để rút kinh nghiệm. Đấy, trong cái vụ thủy sản kể trên, họ đang lần đến khâu nhân viên văn thư của Trung tâm không thực hiện đúng quy định về nghiệp vụ đã tạo điều kiện để một số viên chức của Trung tâm thực hiện hành vi vi phạm; cán bộ thực hiện nhiệm vụ văn thư, công tác lưu trữ tại văn phòng Tổng cục còn thiếu, không ổn định, đã tạo kẽ hở để công chức được giao nhiệm vụ có liên quan lợi dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Thôi thì cứ đổ tội cho người tiêu dùng là thượng sách. Ai bảo không là “người tiêu dùng thông minh”, mà lại cứ tin vào chứng nhận!?
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Miễn học phí cho học sinh công lập: Giảm gánh nặng cho những gia đình thu nhập thấp

Từ 1/8 giá vé đường sắt đô thị Hà Nội tăng mạnh

Hang Dơi Kho Mường, vẻ đẹp nguyên sơ giữa lòng Pù Luông

Tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 7,52%, mức tăng kỷ lục trong 15 năm qua

Trào lưu “xuyên không” trên Google Maps: Cảm xúc hoài niệm hay cái bẫy bảo mật?

Ngày 15/7 công bố đợt 2 danh mục các dự án được miễn GPXD tại TP.HCM

Giữ màu xanh, phố sạch cho Thủ đô văn hiến, văn minh
Tin khác

Kiến nghị giữ chính sách đặc thù về ngân sách: Cơ chế then chốt cho phát triển Thủ đô
Bình luận 08/06/2025 11:43

Khi Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thu ngân sách
Bình luận 05/06/2025 11:46

Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu
Bình luận 03/06/2025 08:29

Khi các nguyên thủ dạo bộ Hồ Gươm
Thời sự 29/05/2025 09:13

Bao giờ mở phong trào sạch hóa WC?
Thời sự 27/05/2025 14:48

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới
Bình luận 22/05/2025 17:27

Không thể nương tay với thuốc giả, thực phẩm bẩn
Bình luận 22/05/2025 10:54

Đồng nhất lương - giá, để người lao động sống được bằng lương
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 20/05/2025 11:06

Hàng giả, thực phẩm bẩn và trách nhiệm quản lý
Bình luận 20/05/2025 11:02

“Lời hứa” và những con số biết nói
Thời sự 15/05/2025 11:01