--> -->

Công đoàn Thủ đô: Đồng hành cùng doanh nghiệp, người lao động ứng phó với dịch

Để có góc nhìn toàn cảnh về những hoạt động mà tổ chức Công đoàn Thủ đô đã, đang và sẽ triển khai để đồng hành cùng doanh nghiệp, đoàn viên, người lao động vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sớm ổn định sản xuất, kinh doanh, đồng chí Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã chia sẻ với phóng viên báo Lao động Thủ đô xung quanh nội dung này.
Công đoàn Thủ đô sáng tạo, hiệu quả trong phòng, chống dịch và triển khai các hoạt động Các cấp Công đoàn Thủ đô: Chấp hành nghiêm Điều lệ Công đoàn Việt Nam Công đoàn Thủ đô sáng tạo, quyết liệt trong mọi hoạt động

Phóng viên: Xin đồng chí cho biết những ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến đời sống, việc làm của người lao động trên địa bàn Thủ đô?

Đồng chí Lê Đình Hùng: Năm 2020 và đầu năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát đã gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam, làm gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên, vật liệu đầu vào và tiêu dùng. Một số ngành, lĩnh vực sản xuất bị ngừng trệ, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng. Các lĩnh vực dệt may, điện tử, dịch vụ, du lịch, vận tải hành khách, cơ sở giáo dục ngoài công lập bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Công đoàn Thủ đô: Đồng hành cùng doanh nghiệp, người lao động ứng phó với dịch
Đồng chí Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội (Ảnh: Mai Quý)

Đặc biệt, đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, lây lan nhanh vào các khu công nghiệp, chế xuất khiến nhiều doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI phải dừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng; hàng trăm nghìn lao động bị ảnh hưởng, thu nhập giảm sút. Theo thống kê của Liên đoàn Lao động Thành phố, lúc cao điểm đã có trên 1.000 doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, gần 50.000 người lao động bị thiếu việc làm, mất việc làm, nghỉ luân phiên.

Phóng viên: Dịch bệnh Covid-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống, việc làm của người lao động. Trước thực tế đó, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã có những hoạt động gì để đồng hành cùng doanh nghiệp phòng, chống dịch và chăm lo cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch, thưa đồng chí?

Đồng chí Lê Đình Hùng: Với tinh thần Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống, việc làm của người lao động, các cấp Công đoàn Thủ đô đã tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu “kép”.

Cụ thể, Liên đoàn Lao động Thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo và 5 “Tổ công tác đặc biệt”, bám sát cơ sở, phân vùng kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch; xây dựng nhiều văn bản, hướng dẫn, tuyên truyền người lao động thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, quy định 5K của Bộ Y tế; tăng cường lực lượng cán bộ xuống 9 khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố để ứng trực, hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch; phối hợp với Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội ban hành 2 văn bản chỉ đạo liên tịch về công tác phòng, chống dịch tại khu công nghiệp và chế xuất…

Ngay sau khi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các cấp Công đoàn phối hợp với chính quyền đồng cấp hướng dẫn các doanh nghiệp thành lập “Tổ An toàn Covid-19”. Sau khi thành lập, Liên đoàn Lao động Thành phố đã ban hành quy định về hoạt động của “Tổ An toàn Covid-19”. Đây chính là cánh tay nối dài, là lực lượng nòng cốt làm công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các doanh nghiệp.

Tính đến nay, đã có trên 11.000 “Tổ An toàn Covid-19” tại doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp đã có tổ chức Công đoàn và doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn) với hơn 49.000 công nhân lao động tham gia. Việc thành lập “Tổ An toàn Covid-19” đã được đông đảo doanh nghiệp đồng tình ủng hộ, là mô hình sáng tạo của Liên đoàn Lao động Thành phố được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và lãnh đạo thành phố Hà Nội ghi nhận, Liên đoàn Lao động nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã triển khai, áp dụng.

Đặc biệt, Liên đoàn Lao động Thành phố đã chỉ đạo các cấp Công đoàn phối hợp với chính quyền đồng cấp hướng dẫn các doanh nghiệp thành lập “Tổ An toàn Covid-19”. Sau khi thành lập, Liên đoàn Lao động Thành phố đã ban hành quy định về hoạt động của “Tổ An toàn Covid-19”.

Tính đến nay, đã có trên 11.000 “Tổ An toàn Covid-19” tại doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp đã có tổ chức Công đoàn và doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn) được thành lập với hơn 49.000 công nhân lao động tham gia. Đây chính là cánh tay nối dài, là lực lượng nòng cốt làm công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các doanh nghiệp.

Về công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Liên đoàn Lao động Thành phố đã thông qua Công đoàn cơ sở để rà soát, nắm chắc số lượng doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Theo đó, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chăm lo, hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; thăm hỏi các lực lượng tuyến đầu chống dịch; ủng hộ Quỹ vắc xin cho công nhân, ủng hộ công tác phòng, chống dịch với tổng số tiền trên 28 tỷ đồng.

Đồng thời, tuyên truyền, vận động các nguồn lực xã hội hóa với tổng số tiền trên 70 tỷ đồng để hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch, ủng hộ Quỹ vắc xin và công tác phòng, chống dịch. Qua đó, khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo, bảo vệ cho đoàn viên, người lao động khi họ gặp khó khăn.

Ngoài ra, Công đoàn cũng đã tham gia xây dựng phương án sản xuất, phương án lao động và giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động ở những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; tuyên truyền cho người lao động biết những chế độ chính sách được hưởng để yên tâm làm việc và tuân thủ nghiêm các quy định về phòng dịch, cách ly y tế của cơ quan có thẩm quyền.

Công đoàn Thủ đô: Đồng hành cùng doanh nghiệp, người lao động ứng phó với dịch
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng trao hỗ trợ cho cán bộ y tế của Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm tham gia tuyến đầu chống dịch Covid-19 (Ảnh: Mai Quý)

Phóng viên: Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Xin đồng chí cho biết tổ chức Công đoàn sẽ làm gì để góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết này?

Đồng chí Lê Đình Hùng: Liên đoàn Lao động Thành phố đã ban hành văn bản hướng dẫn triển khai Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để các cấp Công đoàn, nhất là Công đoàn cơ sở chủ động phối hợp với người sử dụng lao động triển khai thực hiện, hoàn thiện thủ tục, hồ sơ đề nghị Nhà nước hỗ trợ cho công nhân lao động theo quy định.

Bên cạnh đó, các cấp Công đoàn cũng tăng cường tuyên truyền nội dung Nghị quyết số 68/NQ-CP và quyết định số 23/QĐ-TTg để người sử dụng lao động và người lao động nắm được để thực hiện; tranh thủ mạng xã hội, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhóm Zalo Công đoàn để truyền tải thông tin đến với người lao động nhanh chóng, kịp thời.

Liên đoàn Lao động Thành phố cũng chỉ đạo các Công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động, căn cứ Nghị quyết 68/NQ-CP và quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ rà soát đối tượng đảm bảo điều kiện để hoàn thiện hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã hỗ trợ kịp thời đảm bảo không bỏ sót đối tượng được thụ hưởng.

Đồng thời, Liên đoàn Lao động Thành phố phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại các cấp chính quyền, các đơn vị, doanh nghiệp đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, không để trường hợp vi phạm lợi dụng chính sách của Nhà nước để trục lợi./.

Mai Quý (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đối với khoảng thời gian từ thời điểm cuối nộp hồ sơ ứng cử tới ngày bầu cử, rút ngắn từ 70 ngày theo quy định hiện hành, xuống còn 42 ngày, nhưng vẫn đảm bảo tổng thời gian từ hạn cuối công bố ngày bầu cử đến ngày bầu cử là 115 ngày như Luật hiện hành.
Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.
Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội:  Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được rút ngắn 3 tháng, kết thúc vào đầu tháng 4 năm 2026 (thay vì tháng 7 năm 2026).
Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026.
Tôn vinh tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành giáo dục huyện Mỹ Đức

Tôn vinh tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành giáo dục huyện Mỹ Đức

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức tổng kết hoạt động công đoàn năm học 2024 - 2025, đồng thời tuyên dương 42 tập thể và 25 cá nhân tiêu biểu trong khối giáo dục, khẳng định vai trò tích cực của tổ chức Công đoàn trong việc đồng hành, chăm lo và động viên đội ngũ nhà giáo.

Tin khác

Lan tỏa những giá trị tốt đẹp của nữ công nhân, viên chức, lao động Thủ đô

Lan tỏa những giá trị tốt đẹp của nữ công nhân, viên chức, lao động Thủ đô

Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” được khởi xướng từ quê hương Đan Phượng, Hà Nội là một mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam. Sau 60 năm, nhìn lại lịch sử, các tầng lớp phụ nữ Thủ đô, trong đó có nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đã thể hiện được vai trò, khả năng cách mạng to lớn, tinh thần yêu nước, lao động sáng tạo, ý chí tự cường vươn lên, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân.
Huyện Chương Mỹ: Trên 91% lao động trở lại làm việc ngày đầu Xuân mới

Huyện Chương Mỹ: Trên 91% lao động trở lại làm việc ngày đầu Xuân mới

Chiều nay (3/2), đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội dẫn đầu đoàn công tác của LĐLĐ Thành phố đã tới thăm, chúc Tết và động viên tinh thần làm việc đầu Xuân mới của cán bộ Công đoàn, đoàn viên và người lao động huyện Chương Mỹ và Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn.
Sử dụng nguồn tài chính hiệu quả vì lợi ích đoàn viên

Sử dụng nguồn tài chính hiệu quả vì lợi ích đoàn viên

Xác định rõ tầm quan trọng của nguồn lực tài chính trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội luôn quan tâm, chú trọng thực hiện hiệu quả công tác tài chính Công đoàn.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Công đoàn với tâm thế mới

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Công đoàn với tâm thế mới

Đổi mới mạnh mẽ về nhận thức, tư duy, kỹ năng và bản lĩnh chính trị của cán bộ Công đoàn các cấp là điều kiện tiên quyết, nhiệm vụ sống còn để xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh. Chính vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên, là yêu cầu khách quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn, đặc biệt trong điều kiện hội nhập sâu rộng và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn Thủ đô

Nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn Thủ đô

Trong không khí chào Xuân Ất Tỵ 2025, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã dành cho Báo Lao động Thủ đô cuộc phỏng vấn về những kết quả nổi bật trong hoạt động công đoàn cũng như phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của các cấp Công đoàn Thủ đô.
Dấu ấn hoạt động công đoàn Thủ đô năm 2024

Dấu ấn hoạt động công đoàn Thủ đô năm 2024

Năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô đã nỗ lực, phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới trong triển khai phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn; tập trung đưa Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp vào cuộc sống; thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tổ chức thành công hoạt động đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Tổ chức thành công hoạt động đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Ngày 16/9, tại Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế đã diễn ra hoạt động điểm “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc”.
Công đoàn hai Thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn (Lào): Thặt chặt quan hệ hữu nghị - hợp tác

Công đoàn hai Thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn (Lào): Thặt chặt quan hệ hữu nghị - hợp tác

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) Thủ đô Viêng Chăn (Lào) đã và đang phối hợp triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm đưa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Công đoàn hai Thủ đô ngày càng đi vào chiều sâu và có nhiều bước tiến mới.
Công đoàn Thủ đô làm theo lời Bác

Công đoàn Thủ đô làm theo lời Bác

Phát huy hào khí Cách mạng tháng Tám và tinh thần Quốc khánh 2/9, các cấp Công đoàn Thủ đô đã phát động sâu rộng nhiều phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động để góp phần xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, đất nước thịnh cường.
Công đoàn Thủ đô luôn quan tâm công tác gia đình và trẻ em

Công đoàn Thủ đô luôn quan tâm công tác gia đình và trẻ em

Với quan điểm “Gia đình là nền tảng của xã hội”, những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội luôn quan tâm, chú trọng công tác gia đình, trong đó có việc đẩy mạnh xây dựng gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh và quan tâm chăm lo tới con CNVCLĐ để CNVCLĐ yên tâm lao động, sản xuất, công tác.
Xem thêm
Phiên bản di động