--> -->

Công bố sự kiện “Ngày chuyển đổi số” ngành Ngân hàng

Tại cuộc họp báo công bố về sự kiện “Ngày chuyển đổi số” ngành Ngân hàng, tổ chức sáng 28/7, bà Nguyễn Thị Hòa - Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước, cho biết, sự kiện “Ngày chuyển đổi số” ngành Ngân hàng năm nay dự kiến được tổ chức vào ngày 3/8 tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 25 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
Huyện Mê Linh và Viettel Solutions ký thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số Ngành Tuyên giáo Thủ đô cần đi đầu trong chuyển đổi số

Sự kiện được tổ chức nhằm đẩy mạnh việc triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ, triển khai các nhiệm vụ kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng, góp phần thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia, góp phần lan tỏa tinh thần, chuyển đổi nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành Ngân hàng về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng.

Công bố sự kiện “Ngày chuyển đổi số” ngành Ngân hàng
Bà Nguyễn Thị Hòa - Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước, cho biết ngày 11/5 hàng năm sẽ được chọn là “Ngày chuyển đổi số” ngành Ngân hàng.

Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm nay được tổ chức với các sự kiện chính: Hội thảo khoa học với chủ đề: “Tăng cường kết nối, thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng” nhằm tổng kết các thành tựu về chuyển đối số, đưa ra giải pháp ứng dụng công nghệ vào phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Triển lãm trưng bày các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu về ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số của ngành Ngân hàngvới sự tham gia của các ngân hàng gồm Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank; TPBank, Techcombank, VIBank, MBBank, ACB, KienLongBank, NamABank; HDBank và 1 đơn vị thuộc khối công ty trung gian thanh toán là VNPay nhằm giới thiệu các công nghệ, dịch vụ tiêu biểu, như: dịch vụ ngân hàng trực tuyến; máy giao dịch ngân hàng tự động STM, chi nhánh ngân hàng 4.0, các dịch vụ thanh toán hiện đại như thanh toán QR code, Tap to pay, Livebank, thanh toán phi tiếp xúc...

“Tại sự kiện này, Ngân hàng Nhà nước sẽ được đón lãnh đạo Chính phủ tham dự. Ngoài ra còn có các cơ quan Trung ương, các bộ, ban, ngành, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, các tổ chức tín dụng trung gian thanh toán”, bà Hoà cho biết.

Ngày 11/5 hàng năm sẽ được chọn là “Ngày chuyển đổi số” ngành Ngân hàng do đây là ngày Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Trưởng ban Chỉ đạo Chuyển đổi số ngành Ngân hàng ký ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (tại Quyết định 810/QĐ-NHNN).

Việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng có thể xem là cột mốc đánh dấu rõ ràng nhất về kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng, có ý nghĩa quan trọng giúp xác định rõ định hướng, kế hoạch triển khai của ngành Ngân hàng trong xu thế chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, tháng 5 cũng là tháng có nhiều sự kiện như thành lập ngành Ngân hàng (6/5) và các hoạt động chuyển đổi số, do đó, việc lựa chọn ngày 11/5 là “Ngày chuyển đổi số” sẽ giúp cho việc tổ chức các hoạt động được thuận lợi và tạo hiệu ứng lan tỏa.

Tại Quyết định 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Tài chính - Ngân hàng được xác định là một trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số do có thể thay đổi nhận thức nhanh nhất, giúp tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả xã hội cao.

Theo ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, các dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là dịch vụ thanh toán điện tử có tốc độ số hóa, tăng trưởng nhanh.

Ông Dũng cho biết thêm, trong 6 tháng đầu năm 2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 77,2% về số lượng và 29,8% về giá trị; qua Internet tăng tương ứng 63,2% và 32,3%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 98,3 và 84,3%; qua QR code tăng 86% và 127% (so với cùng kỳ năm 2021); có 68% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng; 5,5 triệu tài khoản và khoảng 8,9 triệu thẻ ngân hàng được mở bằng phương thức điện tử (eKYC) (tính đến tháng 6/2022).

Nhiều ngân hàng Việt Nam chuyển đổi số ở tốp đầu hiện đã đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số, vượt sớm và xa mục tiêu đặt ra tại Quyết định 810 là 70% năm 2025; nhiều tổ chức tín dụng có hiệu quả hoạt động tốt nhờ tích cực chuyển đổi số, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang chuyển đổi số nỗ lực hướng tới.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian tới, ngành Ngân hàng tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, khung khổ pháp lý trong hoạt động ngân hàng thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tạo thuận lợi và thúc đẩy các mô hình kinh doanh, quản trị điều hành trong lĩnh vực ngân hàng theo hướng bứt phá, đổi mới, sáng tạo; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hạ tầng công nghệ phục vụ cho việc cung ứng các sản phẩm số; tăng cường tích hợp, kết nối với các bộ, ngành, lĩnh vực khác để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số; nâng cao chất lượng phục vụ và tăng tính tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng…
Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phú Thọ: Phát hiện và tiêu hủy 17,2 tấn lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi

Phú Thọ: Phát hiện và tiêu hủy 17,2 tấn lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi

Gần 200 con lợn không rõ nguồn gốc, trong đó phần lớn nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi vừa bị lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ phát hiện và buộc tiêu hủy. Vụ việc cho thấy nguy cơ lớn từ hoạt động vận chuyển động vật trái phép, tiềm ẩn rủi ro nghiêm trọng đến an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh.
Xây dựng phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám an toàn, thân thiện, hiện đại

Xây dựng phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám an toàn, thân thiện, hiện đại

Tại kỳ họp lần thứ 2, Hội đồng nhân dân (HĐND) phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thảo luận và thông qua nhiều nghị quyết quan trọng. Trong đó, đáng chú ý là Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng 6 tháng cuối năm 2025, được xây dựng với quan điểm xuyên suốt: Xây dựng phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám an toàn, thân thiện, hiện đại; chính quyền phục vụ, minh bạch, số hóa; kinh tế phát triển bền vững; văn hóa - xã hội hài hòa, an sinh xã hội được bảo đảm; quốc phòng - an ninh vững chắc.
Tiếp nhận 82 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát từ ngành Ngân hàng

Tiếp nhận 82 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát từ ngành Ngân hàng

Sáng 14/7, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận kinh phí ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Ngân hàng.
Tiết kiệm chi phí nhờ sáng kiến số trong quản lý doanh nghiệp

Tiết kiệm chi phí nhờ sáng kiến số trong quản lý doanh nghiệp

Việc triển khai sáng kiến kết nối số giữa doanh nghiệp và chính quyền đang mang lại hiệu quả rõ rệt: giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả hai bên. Đây là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính, góp phần thúc đẩy môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch và thuận lợi hơn tại Hà Nội.
Tiếp tục tổ chức mô hình công đoàn ngành trung ương là phù hợp

Tiếp tục tổ chức mô hình công đoàn ngành trung ương là phù hợp

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 9 vừa qua. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, trong đó đã sửa đổi nhiều quy định quan trọng trong Luật Công đoàn hiện hành.
Hà Nội "chốt" lộ trình giảm phát thải nhựa

Hà Nội "chốt" lộ trình giảm phát thải nhựa

Tại Kỳ họp thứ 25, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết quy định biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thăng quân hàm Đại tướng cho Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Trịnh Văn Quyết và quân hàm Thượng tướng đối với các đồng chí sĩ quan QĐND và CAND

Thăng quân hàm Đại tướng cho Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Trịnh Văn Quyết và quân hàm Thượng tướng đối với các đồng chí sĩ quan QĐND và CAND

Sáng 14/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ trao quyết định thăng quân hàm, cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng đối với các sĩ quan cao cấp Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

Tin khác

FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế

FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt trên 21,5 tỷ USD, tăng mạnh 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam

Shinhan Bank Việt Nam bị Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chỉ ra nhiều tồn tại trong quản trị, tín dụng, ngoại hối và bị yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục toàn hệ thống.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026

Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu như hiện hành là 2.000 đồng/lít đến hết năm 2026.
Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Chiếc Boeing B727-200 của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines “bỏ quên” ở Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài được 18 năm và cơ quan quản lý Nhà nước đang đưa ra các giải pháp xử lý.
Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”

Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa tổ chức thành công Techcombank Investment Summit 2025 với chủ đề “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”.
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước "điểm danh" một số "lỗi" tại PGBank

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước "điểm danh" một số "lỗi" tại PGBank

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết luận thanh tra tại Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank), chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác quản trị, cấp tín dụng, xử lý nợ xấu và tuân thủ pháp luật.
Đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng

Đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng

Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, Ngân hàng Nhà nước khẳng định đang tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt và thận trọng. Các giải pháp tín dụng thời gian tới sẽ được triển khai đồng bộ, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, đồng thời hướng đến mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Bỏ “room tín dụng” từ 2026: Bước ngoặt chính sách, kỳ vọng khai thông dòng vốn

Bỏ “room tín dụng” từ 2026: Bước ngoặt chính sách, kỳ vọng khai thông dòng vốn

Quyết định của Chính phủ về việc chấm dứt cơ chế “room tín dụng” từ năm 2026 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong điều hành chính sách tiền tệ. Từ chỗ bị ràng buộc bởi hạn mức cấp phát tín dụng, hệ thống ngân hàng sẽ vận hành theo nguyên tắc thị trường, dựa trên năng lực thực tế, mức độ an toàn vốn và hiệu quả quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo ưu tiên mạnh mẽ hơn cho tín dụng nhà ở xã hội, đặc biệt đối với người trẻ, nhóm đang bị “bỏ quên” trong nhiều chính sách hiện hành.
Nhiều thuận lợi trong hợp tác công tư lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nhiều thuận lợi trong hợp tác công tư lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Cơ chế hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ được điều chỉnh theo hướng mở, linh hoạt và ưu đãi hơn đáng kể so với trước.
Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử

Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Bộ Công Thương đang đề xuất bổ sung quy định về định danh điện tử, trách nghiệm của sàn đối với các mô hình thương mại điện tử như livestream bán hàng để tạo thuận lợi cho hộ, cá nhân tuân thủ quy định về thuế.
Xem thêm
Phiên bản di động