-->

Chuyện người gác hải đăng

Đó là anh Trịnh Văn Nguyên, 48 tuổi, quê Hải Phòng đã có hơn 16 năm công tác ngoài đảo và 8 năm liền đón năm mới ở nơi đây. Anh coi trạm Hải đăng như nhà của mình, ngày đêm túc trực, bất kể thời tiết, luôn bảo đảm ngọn hải đăng được thắp sáng giữa biển khơi.
chuyen nguoi gac hai dang Thăm chúc tết cán bộ, chiến sĩ đảo Đá Tây

Những ngày giáp Tết, cùng đoàn công tác đi trên tàu KN 490 tới thăm, tặng quà quân dân trên đảo Đá Tây B – hòn đảo chìm, thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Chúng tôi ấn tượng với câu chuyện của anh Trịnh Văn Nguyên - Trạm trưởng trạm Hải đăng Đá Tây B.

chuyen nguoi gac hai dang
Anh Trịnh Văn Nguyên và ngọn Hải đăng trên đảo Đá Tây B

Hơn 16 năm công tác giữa biển khơi, giữa gió to, giông bão, anh và các chiến sỹ ở đây đã nhiều lần vượt biển cứu nạn thành công, lời thỉnh cầu trên biển đã thành hiện thực. Trong cái nắng chói trang của buổi chiều trên biển, với nụ cười luôn rạng rỡ trên môi, anh Trịnh Văn Nguyên hào hứng kể về công việc của mình với chúng tôi.

Anh cho biết, trạm Hải đăng Đá Tây được xây dựng từ năm 1994, cao 26m, chu kỳ chớp trắng 10 giây/ lần. Hải đăng có nhiệm vụ cung cấp ánh sáng báo hiệu luồng tàu vào tránh trú và cũng là tín hiệu để ngư dân tin tưởng khi đánh bắt trên biển. Tuy nhiên, do đặc thù là nằm giữa biển khơi, nơi có những hòn đảo chìm, đảo nổi nên Hải đăng cũng thường xuyên phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là những khi gió bão.

Những lúc mưa nhiều thì bị dột ướt, mùa khô thì lại thiếu nước uống. Hơn nữa do mái của Hải đăng đã xuống cấp nên nước mưa (nguồn nước ngọt chủ yếu ở trên đảo) hứng được đều có các cặn sắt hoen gỉ, ảnh hưởng đến nguồn nước uống và sinh hoạt của những người làm nhiệm vụ.

Chia sẻ về những kỷ niệm nhớ nhất của mình, anh Nguyên nói: “Đó là đợt giáp Tết năm 2010, khi ấy gió to, sóng lớn tàu không thể đưa lương thực, thực phẩm Tết ra tiếp tế cho Hải đăng được. Trong khi, toàn bộ lương thực của anh em đều đã bị cạn kiệt gạo, thậm chí mắm muối cũng không còn, mình chỉ biết động viên anh em cố gắng để tiếp tục bám trụ và hoàn thành nhiệm vụ.

Biết được hoàn cảnh đó, chỉ huy đảo Đá Tây đã yêu cầu tất cả các đơn vị trên đảo san sẻ, mỗi người một ít quà Tết cho Hải đăng có cái ăn Tết. Với tinh thần “miếng cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”, các cán bộ chiến sỹ ở đây đã đồng lòng san sẻ, người thì cho hai con gà, người thì cho bánh chưng, gạo nếp, nước mắm... nhờ đó anh em trên trạm Hải đăng Đá Tây B đã có cái tết Nguyên Đán đầm ấm và khá tươm tất.

Có khi đó là cái Tết lớn nhất cho đến bây giờ”. Những ngày này, không khí mùa xuân đang ùa về khắp các đảo chìm, đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa.

Tràn ngập niềm vui, phấn khởi khi đón đoàn công tác, các chiến sĩ đảo Đá Tây B nâng niu từng cành quất, trang trí hội trường. Anh Trịnh Văn Nguyên, người cao to, vạm vỡ, nước da đen giòn ánh thép do cái nắng, cái gió, cái mặn mòi của biển mang lại phấn khởi đón nhận món quà Tết từ tay Đại tá Trần Minh Thuần – Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải Quân), Trưởng đoàn công tác.

Với hơn 16 năm thực hiện nhiệm vụ ngoài đảo, trong đó ngót nửa thời gian anh đón Tết ở nơi đây, anh Nguyên đã coi trạm Hải đăng như nhà của mình. Cũng nhớ nhà, nhớ người thân, nhưng để ngọn Hải đăng không bao giờ tắt, anh và các thành viên canh gác Hải đăng phải túc trực bất kể ngày đêm, mưa bão, kể cả những ngày lễ Tết.

Anh tâm sự: “Ngày Tết, ai cũng muốn sum họp với gia đình trong đất liền nhưng chúng tôi đã được phân công nhiệm vụ thì nhất định phải thực hiện. Và để không phụ sự gửi gắm, tin yêu của nhân dân cả nước, chúng tôi luôn sẵn sàng xa nhà, lên đường bảo vệ Hải đăng. Đặc biệt, chúng tôi phải luôn duy trì ánh sáng của Hải đăng để bà con ngư dân có thể quan sát được, từ đó biết đường mà tránh bão. Đến nay, tuy chưa xảy ra sự cố gì nhưng cũng không thể vì thế mà chủ quan được”.

Từng gắn bó với 6 ngọn hải đăng trên khu vực quần đảo Trường Sa (Đá Tây, Đá Lát, Trường Sa, An Bang, Tiên Nữ và Song Tư Tây), có lẽ kỷ niệm không bao giờ quên đối với anh Trịnh Văn Nguyên đó là những lần cứu giúp được ngư dân gặp nạn. Khoảng cuối năm 1999, trong một lần biển động, gió to, một chiếc thuyền của ngư dân Thừa Thiên Huế bị gặp nạn đã nhiều ngày.

Chiếc thuyền cùng 15 thuyên viên trên tàu lênh đênh trên biển phát tín hiệu kêu cứu,. Giữa giống tố của biển khơi thuyền viên chỉ biết thỉnh cầu vào một phép màu nào đó, mong cho bão lẵng, giông dừng. Sau khi nhận được tín hiệu cầu cứu, anh Nguyên cùng các chiến sĩ trong đảo đã vượt giông bão mang theo gạo và nước ngọt lên suồng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn.

“Chiếc thuyền gặp nạn bị hỏng máy trôi dạt từ Trường Sa qua biển của Philippin thì họ neo thuyền lại được. Chúng tôi cùng với các chiến sĩ của đảo đã kéo chiếc thuyền bị hỏng máy về đến đảo Song Tử Tây an toàn. Khi đó thuyền trưởng bị gặp nạn đã bật khóc và gọi điện về cho người nhà, trong đó có đoạn “con ơi! Bố sống rồi”.

Câu chuyện cứu nạn thành công đã qua nhiều năm nhưng nhiều anh em trên ngọn hải đang đến bây giờ vẫn kể cho nhau nghe, dù lúc đó phải đối mặt với sóng gió, ướt lạnh... nhưng các anh rất vui vì tất cả thành viên đều an toàn.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Doanh nghiệp sôi nổi tuyển dụng

Doanh nghiệp sôi nổi tuyển dụng

Theo quan sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, thời điểm này, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tương đối sôi động. Riêng tại thị trường Hà Nội, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng cao như công nghệ thông tin, kinh doanh và tài chính…
Giá vàng sụt giảm, người dân lại xếp hàng dài chờ mua

Giá vàng sụt giảm, người dân lại xếp hàng dài chờ mua

Trong phiên giao dịch hôm nay, giá vàng bất ngờ hạ nhiệt. Tại một số tiệm vàng ở Hà Nội, người dân lại xếp hàng dài chờ mua. Tuy nhiên, số lượng vàng bán ra rất nhỏ giọt.
TP.HCM: Bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4

TP.HCM: Bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tiếp tục tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng trong thời gian diễn ra đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã. Đáng chú ý, ngoài tên gọi Sơn Tây, Tùng Thiện thường thấy thì dự kiến sau khi sắp xếp sẽ có thêm một đơn vị hành chính mới có tên gọi là Đoài Phương.
Hà Nội công bố số điện thoại phản ánh giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Hà Nội công bố số điện thoại phản ánh giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Phi Thường vừa yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhân dân dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đáng chú ý, Sở cũng công bố nhiều số điện thoại nhằm phản ánh giao thông dịp này.
Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng

Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC sẽ tổ chức tiêm miễn phí 5.000 liều vắc xin cúm cho các cựu chiến binh, người có công với cách mạng… Hoạt động được triển khai tại gần 220 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên cả nước và kéo dài đến hết ngày 30/4.
Làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động

Làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động

Trong quý I/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình đã triển khai nhiều hoạt động, tích cực chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động; qua đó vận động đoàn viên, người lao động hăng hái thi đua lao động, sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tin khác

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Xem thêm
Phiên bản di động