--> -->

Chuyển đổi số để thúc đẩy tăng trưởng xanh

Yêu cầu về chuyển đổi số và chuyển đổi mô hình sang tăng trưởng xanh là một thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chuyển đổi kép “số và xanh” trong các lĩnh vực sản xuất, tài chính, ngân hàng, logistics đang cần những “đòn bẩy” tăng trưởng thông minh hơn và xanh hơn.
Người đứng đầu quyết tâm thì chuyển đổi số thành công Truy xuất nguồn gốc là vấn đề trọng tâm trong lĩnh vực chuyển đổi số nông nghiệp Chuyển đổi số trong ngành tư pháp: Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

Chuyển đổi số là thời cơ cho Việt Nam đột phá trở thành một quốc gia phát triển. Tuy nhiên, để chuyển đổi số nhanh, thông minh và xanh hơn vẫn còn nhiều thách thức đặt ra. Đó là các vấn đề về chính trị, hành lang pháp lý, nguồn nhân lực và hạ tầng số.

Sau nhiều thập niên tăng trưởng nhanh, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những thách thức lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế như đại dịch Covid-19, suy thoái kinh tế toàn cầu làm suy giảm tăng trưởng kinh tế; mô hình kinh tế dựa trên lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên đang mất dần lợi thế cạnh tranh; nguy cơ bị mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình; và già hóa dân số.

Chuyển đổi số để thúc đẩy tăng trưởng xanh
Diễn đàn “Chuyển đổi số: Nhanh hơn, thông minh hơn, xanh hơn”

Những thách thức này đòi hỏi Việt Nam phải tìm kiếm những mô hình, động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế. Trong bối cảnh ấy, Việt Nam đã chủ động tiếp cận cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ số.

Tại Diễn đàn “Chuyển đổi số: Nhanh hơn, thông minh hơn, xanh hơn”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết: “Trên thế giới, các chuyên gia đánh giá chuyển đổi số như là chất xúc tác, là giải pháp cho nhiều doanh nghiệp chuyển đổi, thích ứng theo các mô hình xanh, bền vững. Gần đây, khái niệm “Chuyển đổi kép” tức là chuyển đổi số để chuyển đổi xanh đã được Liên minh châu Âu đề cập và là một xu hướng quan trọng trong tương lai”.

Bên cạnh chủ trương về thúc đẩy chuyển đổi số hướng tới nền kinh tế số, việc cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội là định hướng xuyên suốt mà Việt Nam theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững.

Đối với các doanh nghiệp, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thì các doanh nghiệp sẽ phải tăng cường tuân thủ các cam kết về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh mà Việt Nam đã ký kết. Đây là sức ép và cũng là thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam để được thị trường chấp nhận.

Ông Urs Kloeti, Giám đốc nhà máy Nestlé Bông Sen cho biết, phương pháp tiếp cận của Nestlé đối với vấn đề chuyển đổi số trong sản xuất tại Việt Nam cũng như trên phạm vi toàn cầu là tìm kiếm trong xu hướng phát triển công nghệ. Điều đó giúp Nestlé có thể tiết kiệm và có được cơ hội tăng trưởng.

“Chuyển đổi số trong sản xuất đã giúp chúng tôi trong việc số hóa dữ liệu và mang lại nhiều lợi ích. Nhờ chuyển đổi số, chúng tôi tận dụng được các tiềm năng về hiệu suất cũng như các cơ hội phát triển bền vững. Về những kết quả đạt được, chúng tôi đạt mức giảm phát thải CO2 lên tới 38 nghìn tấn/năm.

Chuyển đổi số giúp mang lại những kết quả hữu hình đối với hoạt động của chúng tôi, đơn cử như: Giảm 60% thời gian tạm dừng sản xuất, giúp tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm bằng cách tối ưu hóa các cảm biến thông minh và các dữ liệu đã được số hóa; giảm 50% lượng giấy tiêu thụ trong nhà máy bằng cách đẩy nhanh việc áp dụng số hóa trong hoạt động; giảm 20% chi phí bảo dưỡng thông qua các cảm biến dự báo và nhờ vào các kỹ thuật viên và cán bộ điều hành tay nghề cao”, ông Urs Kloeti chia sẻ.

Từ góc độ nhà cung cấp mạng, ông Ngô Diên Hy, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT cho rằng, cần chuẩn bị phương án đầu tư kỹ lưỡng để chuyển đổi số. Trước đó, VNPT đã triển khai 2G, 3G, 4G theo đúng lộ trình. Ban đầu khi triển khai 2G, các chi phí đầu tư là rất lớn, chi phí thuê nhà trạm rất cao. Khi đầu tư cao thì dẫn đến cước phí cao, vì vậy VNPT triển khai 3G, 4G có chi phí giảm dần.

“Câu chuyện về 5G hơi khác một chút. Chúng tôi tập trung mạnh việc triển khai 5G để cung cấp dịch vụ cho đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp. Với đặc điểm tốc độ cao, độ trễ thấp, 5G sẽ tạo ưu thế cho phát triển năng lực sản xuất. 5G cũng cần những thử nghiệm để cung cấp dịch vụ chuyên biệt cho một khu công nghiệp, một nhà máy, một cảng biển với những yêu cầu khác biệt về tốc độ, mật độ thiết bị, độ trễ…

Nếu phát triển mạnh 5G, nhưng phía khách hàng/doanh nghiệp chưa có sự tương thích, chưa có nhu cầu thì sẽ không đạt hiệu quả. VNPT đang làm việc với một số nhà máy sản xuất để xây dựng các kết nối riêng. Chúng tôi tập trung vào thị trường ngách trước khi tiến tới thị trường đại chúng”, ông Ngô Diên Hy nhấn mạnh.

Theo ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar, mỗi quốc gia và thị trường đều có cách thức và lộ trình riêng, và Việt Nam được đánh giá rất cao là một trong những điểm đến đầu tư năng động và hấp dẫn nhất trên thế giới nhờ nền kinh tế số đang phát triển nhanh chóng và chiến lược tập trung vào chuyển đổi số trên toàn quốc.

“Chúng tôi tự hào là đối tác chiến lược dài hạn, đáng tin cậy, có giá trị của Việt Nam, và luôn chia sẻ những hiểu biết, chuyên môn và kinh nghiệm toàn cầu của chúng tôi với Việt Nam. Chúng tôi cam kết hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong thúc đẩy chuyển đổi số nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế thông qua năng lực 4G và 5G của chúng tôi, cũng như 6G trong tương lai.

Chúng tôi cũng thấu hiểu và đánh giá cao tầm quan trọng của chuyển đổi số được hỗ trợ bởi 5G như một hạ tầng số quốc gia quan trọng, là nhân tố chính giúp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả trong tất cả các ngành, đặc biệt là sản xuất/chế tạo, hậu cần, nông nghiệp và năng lượng và nhiều ngành khác”, ông Denis Brunetti khẳng định.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Yêu cầu “chốt” điểm tái định cư của 2 dự án đường sắt quốc gia trong tuần tới

Yêu cầu “chốt” điểm tái định cư của 2 dự án đường sắt quốc gia trong tuần tới

Về tiến độ triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (đoạn qua địa bàn Hà Nội), Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị các xã liên quan cần chủ động và trong tuần sau phải "chốt" được các điểm tái định cư trên địa bàn.
Hà Nội xây dựng Nghị quyết về chính sách đặc thù phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hà Nội xây dựng Nghị quyết về chính sách đặc thù phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hà Nội đang xây dựng Nghị quyết quy định chi tiết một số chính sách đặc thù nhằm phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó có cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu. Đây được xem là bước đi đột phá, góp phần tháo gỡ rào cản, thúc đẩy tinh thần dám nghĩ, dám làm, khuyến khích các tổ chức, cá nhân mạnh dạn triển khai những nhiệm vụ khoa học có tính mới, tính sáng tạo và tiềm ẩn rủi ro cao.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026

Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu như hiện hành là 2.000 đồng/lít đến hết năm 2026.
Cục Bà mẹ và Trẻ em lên tiếng về vụ trẻ bị bạo hành ở Trường Mầm non Gia Thụy

Cục Bà mẹ và Trẻ em lên tiếng về vụ trẻ bị bạo hành ở Trường Mầm non Gia Thụy

Liên quan vụ việc nghi trẻ bị bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, phường Bồ Đề, Hà Nội, sáng 11/7, Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông (Cục Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về vụ việc.
Giá bản quyền truyền hình World Cup 2026: Giá cao khiến áp lực lớn với các nhà đài

Giá bản quyền truyền hình World Cup 2026: Giá cao khiến áp lực lớn với các nhà đài

Cuộc đàm phán mua bản quyền phát sóng World Cup 2026 tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn đầy thử thách khi mức giá được phía đơn vị nắm giữ bản quyền đưa ra lên tới "hai con số" triệu USD. Đây là con số vượt ngưỡng 15 triệu USD mà các đài truyền hình trong nước từng chi trả để sở hữu bản quyền World Cup 2022 tại Qatar.
Grok 4, trí tuệ nhân tạo đa năng, mạnh mẽ từ xAI

Grok 4, trí tuệ nhân tạo đa năng, mạnh mẽ từ xAI

Tối 10/7 (giờ Mỹ), tỷ phú Elon Musk cùng công ty xAI đã chính thức công bố Grok 4 - phiên bản mới nhất của chatbot AI đang phát triển trên nền tảng mạng xã hội X.
Chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026

Chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026

Ngày 11/7, Hội đồng Tiền lương quốc gia họp phiên thứ hai, thống nhất đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026 để trình Thủ tướng quyết định.

Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (11/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (11/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Hôm nay (11/7), giá dầu thế giới giảm khoảng 2%, khi giới đầu tư lo ngại những tác động tiêu cực từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 69,04 USD/thùng, giảm 1,62%, giá dầu WTI ở mốc 67,08 USD/thùng, giảm 1,90%
Ngành Thuế đã hoàn tự động 1.253 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân cho người dân

Ngành Thuế đã hoàn tự động 1.253 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân cho người dân

Trong quý II/2025, ngành Thuế đã hoàn tự động 1.253 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân cho người dân.
Tỷ giá USD hôm nay (11/7): Giá USD "chợ đen" tăng nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (11/7): Giá USD "chợ đen" tăng nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (11/7): Tỷ giá trung tâm và giá USD trên thị trường "chợ đen" tăng so với hôm qua, nhưng giá USD tại các ngân hàng lại giảm.
Giá vàng hôm nay (11/7): Vàng trong nước đồng loạt tăng giá

Giá vàng hôm nay (11/7): Vàng trong nước đồng loạt tăng giá

Giá vàng hôm nay (11/7): Giá vàng miếng trong nước tăng trở lại, sát ngưỡng 121 triệu đồng/lượng.
Áp dụng hóa đơn điện tử kết nối cơ quan thuế: Làm sao để hài hòa?

Áp dụng hóa đơn điện tử kết nối cơ quan thuế: Làm sao để hài hòa?

Ngày 20/3/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn chứng từ (gọi tắt là Nghị định 70), trong đó có những sửa đổi liên quan đến nghĩa vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên. Các quy định của Nghị định 70 tác động lớn đến các chủ thể kinh doanh, trong đó có hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và nhận được sự quan tâm của cộng đồng kinh doanh.
Thanh tra NNNN phát hiện một số sai sót tại Shinhan Bank chi nhánh Thái Nguyên

Thanh tra NNNN phát hiện một số sai sót tại Shinhan Bank chi nhánh Thái Nguyên

Kết luận Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Khu vực 5 nêu rõ, Shinhan Bank chi nhánh Thái Nguyên còn một số tồn tại liên quan đến thẩm định, quyết định cho vay; việc kiểm tra sử dụng tiền vay; hướng dẫn nội bộ cụ thể về việc cộng thêm lãi suất huy động cho khách hàng.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ từ chiều 10/7

Giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ từ chiều 10/7

Từ 15h hôm nay (10/7), giá xăng và dầu đồng loạt tăng. Trong đó, dầu diesel tăng mạnh nhất, lên tới 429 đồng/lít.
Đà tăng trưởng mới cho TP.HCM “bứt phá”

Đà tăng trưởng mới cho TP.HCM “bứt phá”

Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, nhiều vấn đề xã hội lớn được giải quyết hiệu quả; việc sáp nhập thành lập Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mới đã và đang tạo đà để Thành phố phát triển mạnh mẽ hơn, sớm trở thành “siêu đô thị” như định hướng của Trung ương.
Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu sẽ diễn ra từ ngày 1 - 3/8/2025

Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu sẽ diễn ra từ ngày 1 - 3/8/2025

Với quy mô 300 gian hàng cùng sự tham gia của trên 150 doanh nghiệp, Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP Việt Nam giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác và phát triển thị trường không chỉ trong nước mà còn trên trường quốc tế thông qua các cơ hội kết nối, trao đổi, hợp tác kinh doanh trực tiếp với các tổ chức xúc tiến thương mại, doanh nghiệp và nhà nhập khẩu nước ngoài.
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng, kích cầu tiêu dùng sau sáp nhập địa giới hành chính

Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng, kích cầu tiêu dùng sau sáp nhập địa giới hành chính

Trước diễn biến tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và yêu cầu điều chỉnh theo địa giới hành chính mới. Bộ Công Thương đề nghị các địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, đẩy nhanh thực hiện các giải pháp phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng.
Xem thêm
Phiên bản di động