CEO FLC Hương Trần Kiều Dung, bóng hồng trong làng địa ốc
FLC Residences Sầm Sơn: Cơ hội đầu tư sinh lời trong tầm tay | |
Hò sông Mã hào sảng đêm Du ca Việt tại FLC Sầm Sơn | |
Đô thị ven biển – xu hướng đầu tư mới |
Hương Trần Kiều Dung, Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn FLC là một người như thế. Hiếm khi nào thấy chị có thời gian ngồi rảnh rỗi mà không bị "làm phiền" bởi các cuộc gọi, nhưng ở người phụ nữ này, sức ép công việc không thể làm mất đi nụ cười luôn thường trực trên gương mặt được mọi người đánh giá là khả ái.
Bà Hương Trần Kiều Dung – TGĐ Tập đoàn FLC |
Mảnh ghép đúng cho hệ thống
Ngày Tập đoàn FLC công bố thông tin bổ nhiệm Hương Trần Kiều Dung vào vị trí Tổng giám đốc, từ khóa “Hương Trần Kiều Dung” bỗng trở nên “hot”. Đảm nhiệm vai trò CEO của một doanh nghiệp quy mô vốn chủ sở hữu lên tới 5.000 tỷ đồng, có tới hàng chục nghìn cổ đông, tổng mức đầu tư các dự án lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng…, chắc chắn phải là người đặc biệt, có thể là gai góc. Nhưng nhiều người đã ngạc nhiên, bởi trái với những dự báo ban đầu, tân CEO của FLC có tuổi đời còn khá trẻ, sở hữu gương mặt khả ái và đầy nữ tính.
Thế nhưng, những ai quan tâm sâu hơn một chút, nhìn vào hồ sơ của chị và đặc điểm nhân sự, cũng như định hướng phát triển của FLC sẽ không cảm thấy ngạc nhiên. Phần lớn đội ngũ nhân sự cấp cao của FLC đều là những người được đào tạo ban đầu ở chuyên ngành luật và có kinh nghiệm làm kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản.
Sinh năm 1978, Hương Trần Kiều Dung là tiến sĩ luật quy hoạch xây dựng tại Đại học Tổng hợp Montesquieu Bordeaux IV (Pháp), với hơn 15 năm kinh nghiệm tư vấn về quản trị doanh nghiệp, tư vấn xây dựng, triển khai dự án, đầu tư, mua bán và sáp nhập tại Việt Nam.
“Được đào tạo chuyên sâu và hoạt động lâu năm trong lĩnh vực luật đã giúp tôi, cũng như các đồng nghiệp khác tại FLC thấu hiểu môi trường pháp lý của Việt Nam; đồng thời, qua công việc tư vấn cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, chúng tôi học được cách nhìn nhận và nắm bắt cơ hội.
Cũng nhờ nắm chắc hệ thống văn bản pháp lý, FLC có thể dự báo được các thay đổi về cơ chế, chính sách, từ đó nắm bắt được các cơ hội đầu tư, kinh doanh, hạn chế tối đa các rủi ro pháp lý. Đây là một trong những nhân tố đã góp phần tạo nên thành công của Tập đoàn thời gian qua”, vị nữ doanh nhân địa ốc này chi sẻ.
Giai đoạn 2010 - 2014, khi thị trường bất động sản đóng băng, lúc công chúng đầu tư nhìn thị trường như… mắc bệnh truyền nhiễm, thì cũng là lúc FLC bắt tay vào kế hoạch M&A các dự án, với thuận lợi lớn nhất là có tài sản và chưa vay nợ gì, cùng kinh nghiệm tư vấn lâu năm và am hiểu thị trường.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Tập đoàn FLC lần lượt sở hữu các dự án quy mô lớn, có tính đón đầu thị trường cao, như FLC Garden City, FLC Complex 36 Phạm Hùng, FLC Twin Towers tại 265 Cầu Giấy (Hà Nội); đồng thời phát triển nhiều dự án quy mô lớn khác, như Quần thể dự án FLC Sầm Sơn, FLC Complex Thanh Hóa, Khu công nghiệp FLC Hoàng Long, Tổ hợp sân golf tại Quảng Bình, FLC Quy Nhơn, các dự án khu công nghiệp khác tại Vĩnh Phúc, Quảng Bình…
Đảm nhiệm vai trò kiến trúc sư trưởng của một hệ thống lên tới hàng nghìn nhân viên, với quy mô tài sản khổng lồ, nhưng trong con mắt của mình, chị Dung lại cho rằng, mình chỉ “may mắn là một mảnh ghép phù hợp trong chuỗi hệ thống của FLC. Tổng giám đốc cũng là một nghề và ở FLC, mọi người đều như nhau ở trách nhiệm, phải làm tốt nhất vị trí công việc của mình để hệ thống được hoạt động thông suốt, hiệu quả và phát triển bền vững”.
Người thổi hồn những đại kế hoạch thần tốc
“Thần tốc” là từ mà người ta liên tưởng và nhắc đến nhiều khi nói về việc triển khai các dự án của Tập đoàn FLC. Thế nhưng, để đáp ứng yêu cầu cao nhất về tiến độ thi công mà vẫn đảm bảo chất lượng, trong khi tiếp tục mở rộng dự án mới để không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, thì quả thực là những mục tiêu không dễ cùng lúc đạt được.
“Có những lúc tất cả mọi người đều oải, nên chúng tôi không dám nói nặng với nhân viên. Sức ép tiến độ quá lớn, cùng yêu cầu kỹ thuật khiến mọi người đều phải rất khéo léo trong việc giám sát công việc. Những lúc đó, đặc tính mềm mỏng của phụ nữ sẽ lên ngôi. Giờ nhìn lại những gì đã trải qua trong quá trình triển khai Quần thể Dự án FLC Sầm Sơn, với khối lượng công việc khổng lồ, phần lớn thời gian thi công vào mùa Đông, Xuân - là những mùa không thuận lợi cho xây dựng, chúng tôi tin rằng, tất cả những khó khăn trong thi công các dự án khác sẽ đều là chuyện nhỏ”, CEO FLC nói.
Giữ được lửa cho toàn hệ thống ngay cả trong những lúc khó khăn khăn nhất, điều mà Hương Trần Kiều Dung làm được, không chỉ là làm tốt công việc hiện tại, mà còn đi đầu trong tìm hướng phát triển cho Tập đoàn trong dài hạn.
Tổng giám đốc FLC Hương Trần Kiều Dung đại diện Công ty nhận Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2015 |
Trong định hướng mở rộng hoạt động kinh doanh của Tập đoàn, chị Dung cho rằng, hoạt động cốt lõi của FLC là phát triển bất động sản, nhưng phát triển dự án dựa trên sự lựa chọn kỹ lưỡng vào phân khúc sản phẩm ở từng vị trí của dự án.
Tức là, với FLC, quan trọng nhất là trả lời câu hỏi: Dự án nào tốt nhất ở vị trí này chứ không đi vào một phân khúc chuyên biệt? Việc cá biệt hóa từng dự án được Tập đoàn thực hiện thông qua mời những đơn vị tư vấn thiết kế, các nhà thầu có uy tín ở từng phân khúc dự án, nhằm tối ưu hóa lợi ích cho cả chủ đầu tư lẫn khách hàng.
Hiện nay, các dự án bất động sản nhà ở tại Hà Nội của FLC triển khai chủ yếu ở những khu vực Cầu Giấy và lân cận - là những nơi có tỷ lệ hấp thụ cao, thuận lợi về mặt giao thông, nhưng lại có khá ít đối thủ cạnh tranh, trong khi giá bán ở mức trung bình. Đó có lẽ là lý do các dự án của Tập đoàn đều trong tình trạng cháy hàng ngay từ ngày đầu mở bán.
Ngoài khu vực Hà Nội, các dự án bất động sản nhà ở, bất động sản nghỉ dưỡng, giải trí, khu công nghiệp… tại các địa phương cũng được Tập đoàn lựa chọn khá độc đáo trên cơ sở nghiên cứu kỹ tiềm năng và định hướng phát triển kinh tế địa phương, thuận lợi về mặt giao thông và liên kết vùng. FLC Sầm Sơn đã gặt hái được thành công lớn với việc mở bán khu biệt thự ngay trong đợt đầu, trong khi khu nghỉ dưỡng cũng hút đông đảo khách du lịch ngay thời kỳ đầu khai trương.
FLC Hoàng Long, với đặc điểm thuận lợi về hạ tầng giao thông, kết nối với các khu kinh tế, công nghiệp lớn, lại không quá xa khu dân cư… đã giúp FLC thu hút khách ký hợp đồng đặt thuê diện tích lớn ngay từ khi khởi công.
“Nhiệm vụ trước mắt của FLC là triển khai tốt nhất các dự án đang có để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và từ đó mang lại lợi ích cho cổ đông. Ngoài ra, mục tiêu của FLC vẫn là tiếp tục duy trì chiến lược M&A song song phát triển dự án mới, nhằm đảm bảo nguồn thu liên tục, ổn định cho Tập đoàn. Tất nhiên, quy mô càng lớn thì sức ép sẽ càng nhiều, nhưng đó mới là FLC”, Hương Trần Kiều Dung nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn
Gương sáng 21/01/2025 17:54
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật
Gương sáng 31/12/2024 20:22
Chuyện về người tuần đường mẫn cán
Gương sáng 31/12/2024 08:17
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37