Bóng dáng Việt Nam qua những phác thảo mẫu Quốc huy
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, bộ máy nhà nước được hình thành và dần hoàn thiện. Bước sang những năm 1950, một số quốc gia trên thế giới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Để tiếp tục củng cố, thiết lập, mở rộng quan hệ với các nước, khẳng định chủ quyền dân tộc thông qua hoạt động ngoại giao, Bộ Ngoại giao có Công văn gửi Ban Thường trực Quốc hội về việc đề nghị làm Quốc huy, Quốc ấn. Cuộc thi sáng tác mẫu Quốc huy sau đó đã được phát động (năm 1951), thu hút sự tham gia của đông đảo họa sỹ trên cả nước.
![]() |
Mô hình Quốc huy Việt Nam được sử dụng hiện nay (ảnh chụp tại triển lãm “Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam - Họa sỹ Bùi Trang Chước”) |
Họa sĩ Bùi Trang Chước (1915-1992), tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương (khóa 1936 – 1941), là người Việt Nam vẽ tem bưu chính đầu tiên ở Đông Dương. Năm 1953, ông được biệt phái làm nhiệm vụ sáng tạo mẫu Bằng khen, Huân chương, Huy chương cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và bắt đầu tham gia cuộc thi sáng tác mẫu Quốc huy.
Bằng tài năng và sự lao động miệt mài, nghiêm túc, Hoạ sỹ Bùi Trang Chước đã có hành trình sáng tạo mẫu Quốc huy Việt Nam vô cùng ấn tượng với 112 bản vẽ nghiên cứu, phác thảo và bản vẽ chì chi tiết. Trong đó, 15 bản phác thảo mẫu Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Họa sỹ Bùi Trang Chước được Ban Mỹ thuật - Ngành Văn nghệ Trung ương chọn gửi Bộ Tuyên truyền để trình Thủ tướng Chính phủ tháng 10/1954.
Chia sẻ tại Triển lãm “Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam - Họa sỹ Bùi Trang Chước” (Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam), Cục trưởng Cục Văn thư lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng cho rằng những mẫu phác thảo quốc huy Việt Nam của cố họa sĩ không chỉ có giá trị tư liệu mà còn giàu giá trị mỹ thuật và nghệ thuật.
![]() |
Hình ảnh con trâu, ruộng lúa trong bản phác thảo màu của cố họa sĩ Bùi Trang Chước. (ảnh chụp tại triển lãm “Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam - Họa sỹ Bùi Trang Chước”) |
Nhìn vào “công trình” nghiên cứu và những bản phác thảo của cố họa sĩ Bùi Trang Chước mới thấy, ông đã dành hết tâm huyết của mình, tỉ mỉ đưa bóng dáng Việt Nam vào những bản vẽ. Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam của ông là những bản vẽ bằng chì hoặc có màu, nhưng đều nói lên một câu chuyện chân thực nhất về đất nước, con người, làng quê Việt. Ở đó có hình mặt trời mọc toả sáng nắng vàng, dải lụa mềm uốn quanh những bông lúa chín vàng, cái đe thể hiện nền công nghiệp, ngôi sao vàng 5 cánh…
Ở trong một số mẫu phác thảo bằng chì, họa sĩ vẽ hình ngôi sao năm cánh, dải lụa mềm uốn quanh những bông lúa, rừng cây cao su, nhà máy, chuyến guồng chở quặng, cái đe thể hiện nền công nghiệp. Hay bản vẽ có hình cổng thành Đại La, những cây cổ thụ phía sau cửa đền Hùng…. Còn có phác thảo mẫu Quốc huy có hình ảnh cửa đền Quang Trung tượng trưng cho dân tộc Việt Nam có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm …
Trong “nhật ký” 3 trang viết tay mà cố họa sĩ để lại, ông viết: “Năm 1953, nhân dịp nhà in Bộ Tài chính biệt phái tôi một thời gian để vẽ mẫu bằng và huân chương cho Chính phủ, đồng chí Trịnh Xuân Côn, Ban Pháp chế Phủ Thủ tướng phụ trách bộ phận huân chương, đã đưa cho tôi một số mẫu quốc huy của các nước xã hội chủ nghĩa làm tài liệu tham khảo để tôi phác thảo mẫu quốc huy của ta. Qua nghiên cứu quốc huy của bạn, đều dùng những bông lúa hoặc liềm, búa hay bánh xe để tượng trưng cho công - nông nghiệp. Về nội dung bên trong dùng hình tượng mang đặc điểm của đất nước, dân tộc mình”.
![]() |
Công lệnh số 254-SL ngày 14/01/1956 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa về việc ban bố mẫu Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ cộng hoa (ảnh chụp tại triển lãm “Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam - Họa sỹ Bùi Trang Chước”) |
Cố họa sĩ cũng cho biết: “Tôi phác một số mẫu về hình dáng khác nhau, cũng dùng những bông lúa Việt Nam và cái đe hoặc bánh xe tượng trưng cho công - nông nghiệp. Về nội dung bên trong, tôi dùng hình tượng cây tre hoặc con trâu… Tôi lại dùng địa danh lịch sử như đền Hùng, gò Đống Đa, Khuê Văn Các, chùa Một Cột, tháp Rùa…”.
Đã gần 70 năm trôi qua kể từ khi đặt bút vẽ phác thảo đầu tiên Quốc huy Việt Nam, những bản vẽ của cố họa sĩ đã trở thành gia tài cho thế hệ mai sau, để hiểu rõ sức lao động sáng tạo và tấm lòng của họa sĩ đối với đất nước, dân tộc.
Theo điều 13 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bài và ảnh: Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Cổng làng trong lòng phố

Trình Chính phủ mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%

Làng chài Cái Bèo và hành trình trở lại nguyên sơ

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành
Tin khác

Van Phuc Water Show thu hút gần một triệu khán giả đến tham quan, thưởng thức
Văn hóa 03/07/2025 10:21

Nhiều ngôi chùa đồng loạt cử chuông cầu quốc thái dân an sáng ngày 1/7
Văn hóa 01/07/2025 13:16

Kỳ 2: Từ chiến lược mềm đến động lực tăng trưởng
Văn hóa 30/06/2025 11:27

Ngô Thị Trâm Anh đăng quang Hoa hậu Trái đất Việt Nam 2025
Văn hóa 29/06/2025 08:43

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Tôn vinh giá trị văn hóa gia đình Thủ đô
Văn hóa 28/06/2025 09:59

Câu chuyện về một “trái tim kiên cường” lên sóng "Trạm yêu thương" trên VTV
Văn hóa 27/06/2025 20:51

Phát động cuộc thi ảnh báo chí "Việt Nam trên hành trình đổi mới"
Văn hóa 27/06/2025 15:35

Giữ gìn hồn cốt dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển trong kỷ nguyên mới
Văn hóa 26/06/2025 12:10

Để công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế mũi nhọn mới
Văn hóa 24/06/2025 17:53

Văn Miếu đón hàng ngàn sĩ tử cầu may trước kỳ thi tốt nghiệp THPT
Văn hóa 23/06/2025 13:32