--> -->

Bị cáo Trương Mỹ Lan được giảm án từ chung thân xuống 20 năm tù ở tội lừa đảo

Ngày 21/4, phiên phúc thẩm xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan giai đoạn 2 xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã kết thúc sau nhiều ngày xét xử và nghị án kéo dài.
Tuyên y án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan Xét xử phúc thẩm giai đoạn 2 đối với Trương Mỹ Lan và đồng phạm TP.HCM: Lên kế hoạch tổ chức thi hành án dân sự vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm

Theo đó, xét đến yếu tố đã thu hồi tài sản hơn 8.600 tỷ đồng, bị cáo Trương Mỹ Lan ăn năn hối cải, mong muốn khắc phục hậu quả, nên Tòa án nhân dân (TAND) Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã giảm mức án từ chung thân xuống còn 20 năm tù đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; nhưng giữ nguyên 12 năm tù về tội “Rửa tiền”, 8 năm tù về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; tổng hợp với bản án tử hình ở giai đoạn 1 của vụ án, buộc bị cáo này phải chấp hành hình phạt chung là tử hình.

Bị cáo Trương Mỹ Lan được giảm án từ chung thân xuống 20 năm tù ở tội lừa đảo
Bị cáo Trương Mỹ Lan nghe tuyên án vào ngày 21/4.

Hội đồng xét xử (HĐXX) đã bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB), tuyên y án 12 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 5 năm tù về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; tổng hợp hình phạt với bản án giai đoạn 1, buộc bị cáo này phải chấp hành hình phạt tù chung thân.

HĐXX cũng bác kháng cáo của bị cáo Bùi Anh Dũng (nguyên Chủ tịch Ngân hàng SCB), giữ nguyên hình phạt 10 năm tù; tổng hợp hình phạt với bản án giai đoạn 1, buộc bị cáo này phải chấp hành hình phạt tù chung thân. Đối với các bị cáo còn lại, HĐXX chấp nhận kháng cáo, giảm nhẹ một phần hình phạt.

Đối với bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Trương Mỹ Lan), HĐXX xét thấy, mặc dù không kháng cáo, nhưng tại cấp phúc thẩm, bị cáo vẫn tiếp tục nộp thêm 5 tỷ đồng khắc phục hậu quả, đồng thời xét về tính chất, mức độ và hậu quả gây ra, nên đã giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, giảm án từ 2 năm tù xuống còn 1 năm tù về tội “Rửa tiền”.

Theo HĐXX, trong vụ án này, bị cáo Trương Mỹ Lan giữ vai trò chủ yếu đối với 3 tội danh gồm: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”, những bị cáo còn lại giữ vai trò đồng phạm, giúp sức cho bị cáo Lan thực hiện hành vi phạm tội.

Với tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, bị cáo Trương Mỹ Lan là người nắm giữ phần lớn cổ phần tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB đã đồng ý với đề xuất phát hành trái phiếu để xử lý khó khăn tài chính cho SCB. Bị cáo Lan tổ chức họp với lãnh đạo chủ chốt của Vạn Thịnh Phát và SCB, thống nhất phát hành trái phiếu thông qua 4 công ty trong hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát, đồng thời, huy động 5 công ty khác đứng tên mua sơ cấp nhằm tạo dòng tiền khống.

Sau đó các bị cáo thuê người lập khống chứng từ, thực hiện các giao dịch giả (nộp, rút tiền mặt, chuyển khoản), hạch toán khống để hợp thức dòng tiền ảo gần 31.000 tỷ đồng. Số tiền này được sử dụng để mua gần 309 triệu trái phiếu, hợp thức hóa tư cách trái chủ sơ cấp. Bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm bán 25 gói trái phiếu khống cho hơn 35.800 nhà đầu tư. Bị cáo Lan giữ vai trò chủ mưu, chỉ đạo cấp dưới thực hiện hàng loạt hành vi gian dối, tạo dòng tiền ảo, che giấu nguồn gốc tài sản, sử dụng vào mục đích cá nhân. Việc lừa đảo hoàn tất khi các trái chủ không còn quyền kiểm soát tài sản.

Tương tự, đối với tội “Rửa tiền”, giai đoạn 2018 - 2022, bị cáo Trương Mỹ Lan chỉ đạo thuộc cấp chuyển hơn 415.000 tỷ đồng tiền tham ô từ Ngân hàng SCB (giai đoạn 1) ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB, rút tiền mặt hoặc chuyển cho các cá nhân, pháp nhân nhằm che giấu nguồn gốc và tránh bị phát hiện. Cộng với số tiền chiếm đoạt từ phát hành trái phiếu, tổng số tiền rửa lên đến hơn 445.000 tỷ đồng. Ngoài ra, bà Lan và đồng phạm còn bị xác định đã vận chuyển trái phép hơn 4,5 tỷ USD qua biên giới.

Trước đó, tháng 10/2024, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Trương Mỹ Lan mức án chung thân về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”, đồng thời buộc bị cáo Lan phải bồi thường hơn 30.000 tỷ đồng cho hơn 35.000 bị hại.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Trước ảnh hưởng của bão số 3, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Cần thí điểm mô hình “tổ công tác đặc biệt” để giải quyết nhanh các vướng mắc cho các dự án bị treo, hoặc chậm tiến độ trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Bên cạnh việc đồng tình với định hướng phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII, nhiều nghệ nhân làng nghề và du khách cũng đề xuất Hà Nội cần đẩy mạnh du lịch trải nghiệm, tạo cơ hội quảng bá di sản, đồng thời góp phần giữ gìn và “hồi sinh” các làng nghề truyền thống giữa lòng Thủ đô.
Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và nhiều đô thị lớn sẽ khó được cải thiện nếu không mạnh dạn chuyển đổi phương tiện giao thông. Trong đó, việc thay thế xe máy sử dụng xăng bằng xe điện được xem là giải pháp khả thi, giúp giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao chất lượng môi trường sống.
Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Cục Hàng không Việt Nam vừa có công điện gửi tới các đơn vị liên quan trong ngành hàng không, yêu cầu khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 3 (bão Wipha).
Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch

Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch

Thời gian qua, việc di chuyển bằng tàu thuyền phục vụ du lịch biển đảo, tham quan vịnh, hay di chuyển ven biển ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, đặc biệt trong mùa mưa bão, sự an toàn khi đi tàu biển luôn là mối quan tâm hàng đầu. Mỗi hành khách cần có sự chuẩn bị cẩn thận, không chỉ để bảo vệ bản thân mà còn góp phần vào sự an toàn chung của toàn hành trình.

Tin khác

Phạt tù cựu cán bộ trật tự xây dựng chiếm đoạt tiền tỷ của người dân

Phạt tù cựu cán bộ trật tự xây dựng chiếm đoạt tiền tỷ của người dân

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa đưa bị cáo Vương Mạnh Hưng (sinh năm 1987, cựu cán bộ Đội Quản lý Trật tự xây dựng đô thị quận Hà Đông (cũ), Hà Nội) ra xét xử và tuyên phạt bị cáo này 7 năm 6 tháng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Xét xử đối tượng lừa đảo hàng tỷ đồng của 452 bị hại

Xét xử đối tượng lừa đảo hàng tỷ đồng của 452 bị hại

Trong 2 ngày 14-15/7, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Văn Hoành (sinh năm 1975, trú tại Hà Nội) ra xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong vụ án này, có đến hơn 452 người bị hại yêu cầu bị cáo phải bồi thường tiền gốc và lãi là hơn 181 tỷ đồng.
Truy tố ông Nguyễn Thái Hà và các bị can trong vụ án Tập đoàn Thuận An

Truy tố ông Nguyễn Thái Hà và các bị can trong vụ án Tập đoàn Thuận An

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà và 28 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị liên quan.
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị kết án 30 năm tù

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị kết án 30 năm tù

Ngày 11/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiến hành tuyên án bị cáo Nguyễn Văn Hậu (cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn), Hoàng Thị Thúy Lan (cựu Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc) cùng 39 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Hôm nay tuyên án Nguyễn Văn Hậu và 40 bị cáo trong vụ án Phúc Sơn

Hôm nay tuyên án Nguyễn Văn Hậu và 40 bị cáo trong vụ án Phúc Sơn

Sau thời gian nghị án kéo dài, Hội đồng xét xử Toà án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tiến hành tuyên án với 41 bị cáo trong vụ án Phúc Sơn vào sáng 11/7.
Điều tra bổ sung vụ cựu Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank lừa đảo chiếm đoạt 2.700 tỷ đồng

Điều tra bổ sung vụ cựu Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank lừa đảo chiếm đoạt 2.700 tỷ đồng

Sau 2 ngày xét xử, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ vụ án Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank chi nhánh Ba Đình lừa đảo 2.700 tỷ đồng để làm rõ một số vấn đề liên quan.
Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Trong 6 tháng năm 2025, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội thụ lý 27.283 vụ việc, giải quyết 16.990 vụ việc, đạt tỷ lệ 62,27%. So với cùng kỳ năm 2024, số thụ lý tăng 3.456 vụ; giải quyết tăng 2.295 vụ. Đặc biệt Tòa thụ lý vụ án vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (cũ); các vụ án liên quan đến trung tâm đăng kiểm; vụ án liên quan đến “Nhận hối lộ"...
Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Ngày 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) và 40 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh, thành phố.
Tuyên án bà trùm ma túy

Tuyên án bà trùm ma túy

Chiều 2/7, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Thị Kim Hương (Hương "Mẩu") và các bị cáo liên quan khác.
Lời hối hận muộn màng của các bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn

Lời hối hận muộn màng của các bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn

Cuối giờ chiều ngày 28/6, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu cùng hàng chục bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và một số địa phương khác đã khép lại phần tranh luận, 40 bị cáo lần lượt được nói lời sau cùng trước khi phiên tòa bước vào phần nghị án.
Xem thêm
Phiên bản di động