-->

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Năm 2024, trình Quốc hội sửa hai luật thuế thu nhập doanh nghiệp và tiêu thụ đặc biệt Cần cấm ngay thuốc lá điện tử Cần giảm thiểu tác hại cho 34,5 triệu người Việt hút thuốc thụ động

Trước thời điểm kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, cấm hay đưa vào quản lý thuốc lá thế hệ mới vẫn là chủ đề còn nhiều ý kiến trái chiều. Song tại kỳ họp này của Quốc hội, đa số đại biểu và cả lãnh đạo Bộ Công Thương, đại diện ngành Công an đều đồng ý với đề xuất của Bộ Y tế cấm hoàn toàn việc sản xuất, lưu hành và sử dụng thuốc lá thế hệ mới. Đây là bước tiến lớn trong việc ngăn chặn ma túy trá hình, hương liệu độc hại “núp” trong thuốc lá thế hệ mới nhằm đầu độc giới trẻ.

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Phải có sức khỏe tốt mới có nguồn nhân lực chất lượng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc với cơ sở đào tạo của FPT tại thành phố Đà Nẵng năm 2022/TTXVN).

Tiếp theo, cũng tại kỳ họp này, ngày 22/11 Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó đa số các ý kiến đều đồng tình tăng Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với mặt hàng thuốc lá điếu và rượu, bia.

Lý do theo các đại biểu, qua theo dõi các tin tức về y học từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Bộ Y tế và các bệnh viện được thông tin trên báo chí… thì số người hút thuốc lá, sử dụng bia, rượu thường xuyên có tỷ lệ mắc bệnh nan y (phổi, gan…) cao hơn người bình thường. Đây chính là lý do phải sử dụng công cụ thuế để hạn chế việc sử dụng các sản phẩm trên nhằm giúp bảo vệ sức khỏe nhân dân tốt hơn; tránh gây lãng phí nguồn tài chính của Nhà nước và người dân cho công tác điều trị, chăm sóc người mắc bệnh mà phần nào do chính mình gây ra (hút thuốc, nghiện bia, rượu, đồ uống có nhiều đường).

Cùng quan điểm này, phát biểu tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng 22/11 đại biểu Đào Hồng Lan (Bộ trưởng Bộ Y tế) thông tin: Theo WHO, tăng thuế là một trong những biện pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất để giảm tiêu thụ các sản phẩm có hại tới sức khỏe hoặc không lành mạnh, từ đó giúp giảm tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm như: ung thư, bệnh tim mạch, hô hấp và tiểu đường ở Việt Nam, cũng như góp phần giảm đáng kể gánh nặng bệnh tật và tử vong sớm, giảm chi phí cho hệ thống Y tế và nền kinh tế do bệnh không lây nhiễm gây ra trong tương lai. Đặc biệt, sử dụng thuốc lá được WHO đánh giá là nguyên nhân gây nên 28 nhóm bệnh.

Ước tính Việt Nam hằng năm có vài chục nghìn ca bệnh chết liên quan đến bệnh do các nhóm bệnh gây ra. Ngoài ra, sử dụng thuốc lá còn làm tăng chi phí y tế và tổn thất kinh tế. Theo ước tính thì tổn thất hằng năm lên đến 108 nghìn tỷ đồng và thuế thu nhập chỉ đạt khoảng 1/5. Tỷ lệ nam giới hút thuốc lá ở nam giới ở Việt Nam vẫn còn cao. Trong khi, mặt hàng thuốc lá, các nước như Singapore, Indonesia, Thái Lan chịu mức thuế TTĐB là 66, 6%, 72,9%, 81% (trung bình của thế giới khoảng 62%) thì ta đánh thuế vẫn khá thấp.

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại phiên thảo luận Tổ về dự án Thuế TTĐB. (Ảnh: CTV)

Còn với mặt hàng rượu, bia, WHO đánh giá và có bằng chứng khoa học rằng, sử dụng rượu, bia là nguyên nhân gây ra 30 nhóm bệnh tật và rối loạn sức khỏe, bao gồm: Xơ gan, ung thư và các rối loạn tâm thần do rượu. Đặc biệt, rượu, bia cũng gây nên vấn đề thương tích và tử vong do tai nạn giao thông và là yếu tố nguy cơ gây nên bạo lực gia đình. Uống rượu, bia đã gây nên 46 nghìn ca tử vong trong năm 2021 (chiếm 6% tỷ lệ tử vong hằng năm).

Về phía Bộ Y tế, theo tính toán, tỷ lệ sử dụng rượu, bia tăng cao hàng năm. Ví dụ, năm 2020 là 9,3l cồn/người trưởng thành. Cạnh đó, tỷ lệ đái tháo đường do lạm dụng đồ uống có đường đang ngày càng tăng cao. Chính vì thế, đến thời điểm hiện tại đã có 104 quốc gia sử dụng công cụ Thuế TTĐB với đồ uống có đường. Đồng thời, cũng áp dụng Thuế TTĐB đối với mặt hàng rượu, bia.

Theo các chuyên gia, để đất nước hùng cường, ngoài cơ chế, chính sách (thể chế), điều kiện cần và đủ là phải có nguồn nhân lực tốt. Trong đó, muốn có nguồn nhân lực tốt, ngoài công tác đào tạo phải đảm bảo yếu tố sức khỏe tốt. Riêng yếu tố sức khỏe là một chuỗi hệ thống của quá khứ - hiện tại và tương lai. Nói ngắn gọn, muốn có thế hệ tương lai tốt phải có thế hệ hiện tại sức khỏe tốt. Thế hệ hiện tại muốn có sức khỏe tốt, ngoài việc chăm chỉ, tăng cường thể dục, thể thao phải hạn chế sử dụng những sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như thuốc lá, thuốc lá thế hệ mới; rượu, bia, đồ uống có đường và các loại thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia…

Sinh thời, Bác Hồ từng căn dặn: Xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe… Sức khỏe của cán bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công.

Đất nước đang chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, ngoài tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế, bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa thông qua chính sách thuế và hành lang pháp lý cũng là hành động thể hiện tầm nhìn chiến lược cần phải thực thi.

Hà Lê

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công đoàn

Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công đoàn

Xác định Công đoàn cơ sở (CĐCS) là "cánh tay nối dài" của tổ chức Công đoàn, là cầu nối trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng đã chủ động phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban, ngành liên quan để đẩy mạnh công tác vận động, thuyết phục thành lập CĐCS tại các doanh nghiệp, đơn vị.
Công đoàn Trường THCS Đông Sơn tích cực xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa

Công đoàn Trường THCS Đông Sơn tích cực xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ, Công đoàn Trường THCS Đông Sơn đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua trong cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường. Một trong những phong trào nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường là phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chuẩn văn hóa”.
Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến cho dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), dự kiến được trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới đây. Tổng hợp từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nội vụ đã đưa ra nhiều gợi mở cho việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức của Việt Nam, trong đó có vấn đề tuổi nghỉ hưu.
Cựu Tổng Giám đốc Công ty Chè Việt Nam nhận sai khi bán đất chưa qua đấu giá

Cựu Tổng Giám đốc Công ty Chè Việt Nam nhận sai khi bán đất chưa qua đấu giá

Ngày 15/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm các cựu lãnh đạo Tổng Công ty Chè Việt Nam. Trong đó có các bị cáo Nguyễn Thiện Toàn, cựu Tổng Giám đốc; Đặng Ngọc Cầm, Nguyễn Quốc Khánh, cùng là cựu thành viên Hội đồng thành viên; Đặng Văn Tới, cựu Kế toán trưởng và 4 bị cáo khác.
Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được soạn thảo để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp sắp tới. Quá trình xây dựng dự án Luật, Bộ Nội vụ đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đưa ra nhiều khuyến nghị, gợi mở quan trọng về tuyển dụng, đào tạo, đánh giá công chức... cho Việt Nam.
Để kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước

Để kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước

Thành công của sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong chặng đường gần 40 năm đổi mới (1986) có sự đóng góp rất quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, hiện nay khu vực này đang gặp rất nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển và cần phải được nhanh chóng tháo gỡ, giải quyết để kinh tế tư nhân trở thành “đòn bẩy” cho một Việt Nam thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin khác

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thông tin có vai trò quan trọng đối với đời sống, xã hội. Bởi thế, điều cần và đủ, nguồn cung cấp tin phải chuẩn, việc truyền tải thông tin phải khách quan, trung thực, tránh tình trạng giật tít, câu view làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, sai bản chất sự việc.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Ngoài kia mưa xuân lất phất bay, Hà Nội những ngày này cây cối cũng bắt đầu đơm chồi, nảy lộc. Với Thành phố, “cả núi” công việc đang được “thần tốc” phải giải quyết, hàng loạt các công trình trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ và chuẩn bị khởi công. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục triển khai Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể là Kết luận số 127 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, thành phố Hà Nội cũng đang dồn lực để đưa các dự án đã triển khai hoàn thành đúng tiến độ; đồng thời chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án mới.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Những “ánh điện” nơi công sở

Những “ánh điện” nơi công sở

Những ngày này, cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng, các cơ quan từ Thành ủy đến các cấp chính quyền, đoàn thể của hệ thống chính trị đang “căng mình” thực hiện nhiệm vụ kép: Tập trung phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết 18, Kết luận 127 của Bộ Chính trị về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
Học suốt đời và tự học

Học suốt đời và tự học

Trong bài viết “Học tập suốt đời”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận xét: “Bên cạnh kết quả, thực hiện chủ trương học tập suốt đời vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng tới chất lượng; việc tự học, thực học và học tập suốt đời của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt kết quả như mong muốn; còn tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp…”. Đây là vấn đề thời sự đáng suy nghĩ và đến lúc cần phải thay đổi.
Tinh gọn để phát triển

Tinh gọn để phát triển

Ngày 14/2, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký kết luận số 126-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó, có nội dung liên quan đến việc nghiên cứu, sắp xếp bỏ hành chính cấp trung gian (cấp huyện); đồng thời nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh…
Hiệu quả chính là thước đo, tự hào Thủ đô ngày càng phát triển

Hiệu quả chính là thước đo, tự hào Thủ đô ngày càng phát triển

Kết quả là thước đo công việc (xét cả phương diện lãnh đạo, quản lý). Nên năm 2024 lần đầu tiên thành phố Hà Nội thu ngân sách dẫn đầu cả nước đạt gần 512 ngàn tỷ đồng là minh chứng sinh động về sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố đứng đầu là Bí thư Thành ủy, Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và sự điều hành năng động của các cấp chính quyền cũng như quyết tâm cao của toàn hệ thống chính trị.
Xem thêm
Phiên bản di động