-->

Cần giảm thiểu tác hại cho 34,5 triệu người Việt hút thuốc thụ động

(LĐTĐ) Khói thuốc lá chứa trên 4.000 – 7.000 tạp chất, trong đó có khoảng 43 độc chất là nguyên nhân gây ung thư, các bệnh về phổi và hô hấp, bệnh tim mạch,...”. Đó là chia sẻ của PGS.TS.BS Vũ Xuân Phú, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người.
can giam thieu tac hai cho 345 trieu nguoi viet hut thuoc thu dong Bộ Y tế: Không cho phép nhập khẩu, lưu hành thuốc "làm từ thịt người”
can giam thieu tac hai cho 345 trieu nguoi viet hut thuoc thu dong Hơn 3 triệu thanh thiếu niên Việt Nam bị rối loạn tâm thần: Thấu hiểu và hỗ trợ
can giam thieu tac hai cho 345 trieu nguoi viet hut thuoc thu dong Hung thủ gây ra hàng loạt loại ung thư

34,5 triệu người Việt hút thuốc lá thụ động

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam hiện nằm trong danh sách 15 nước có số người trên 15 tuổi hút thuốc lá nhiều nhất thế giới, đứng thứ ba trong khu vực ASEAN về số người hút thuốc cao. Trong đó, tỷ lệ hút thuốc của nam giới là 45,3% và nữ là 1,2%. Bên cạnh hơn 15,6 triệu người hút thuốc lá hiện nay, có đến 34,5 triệu người hút thuốc thụ động mà đa số là phụ nữ và trẻ em; mỗi năm, số ca tử vong vì thuốc lá ở nước ta lên đến 40.000 người…

can giam thieu tac hai cho 345 trieu nguoi viet hut thuoc thu dong
PGS.TS.BS Vũ Xuân Phú - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương

Số liệu thống kê trên cho thấy, hàng năm, số người chết vì các căn bệnh liên quan đến thuốc lá tại Việt Nam chiếm tỉ lệ rất lớn, đặc biệt là đối với người hút thuốc lá thụ động. Tuy nhiên, nguyên nhân vì sao thuốc lá lại có tác hại lớn đến sức khỏe con người, thì không phải người hút thuốc lá nào cũng có thể nhận biết.

Đề cập đến vấn đề này, PGS.TS.BS. Vũ Xuân Phú cho biết, qua phân tích cho thấy, quá trình đốt cháy tạo ra khói thuốc và loại khói này chứa trên 4.000 – 7.000 tạp chất, trong đó có khoảng 43 hoá chất là nguyên nhân gây ung thư, nguy hiểm nhất là tar (hắc ín), asen (thạch tín, chất độc), benzen (chất gây ung thư mạnh, có trong khói dầu khí, thuốc trừ sâu), ammonia (có trong thuốc kích thích tăng trưởng, sản phẩm tẩy rửa), dioxine (sinh ung thư), formaldehyde (dùng trong ướp xác, gây kích thích mũi, họng và mắt của người hút thuốc)… Ngoài ra, trong khói thuốc lá còn có nhiều chất kích thích khối u, kích thích gây viêm nhiễm đường hô hấp, phế nang phổi, gây tổn thương trong lòng mạch máu.

Đặc biệt, khi phơi nhiễm với khói thuốc lá, khói thuốc này đi qua phổi ngấm vào máu, tích lũy lâu ngày sẽ trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh như: Hô hấp, răng miệng, loãng xương, sức khoẻ sinh sản (nam); đối với phụ nữ và bào thai: Tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, dị dạng thai nhi. Bên cạnh đó, với trẻ em, nguy cơ bị thiếu cân sẽ cao gấp 2 lần so với trẻ bình thường, dẫn đến bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng…

Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người nguy hiểm là vậy, tuy nhiên, vì sao những người hút thuốc lá lại không thể từ bỏ hút thuốc? Trả lời câu hỏi này, PGS.TS.BS. Vũ Xuân Phú cho biết, thuốc lá gây nghiện là do chứa nicotine. Khi hút thuốc, chỉ mất khoảng 8 giây là nicotine, một chất kích thích được đưa lên não dẫn đến quá trình dopamine giúp người hút thuốc cảm thấy hưng phấn, kích thích não bộ hoạt động nhanh nhạy khiến con người tỉnh táo, tập trung cao độ, suy nghĩ ra những ý tưởng tốt hơn, thậm chí làm giảm căng thẳng, áp lực. Con người sử dụng thuốc lá do tìm kiếm cảm giác này, nhưng không bỏ được thuốc lá cũng chính do nicotine.

Theo số liệu công bố trong báo cáo tại Hội nghị Hô hấp Pháp – Việt tại Cần Thơ vào ngày 2-3/11/2018, chỉ có khoảng 8% người nghiện có thể bỏ được nicotine (tức là có thể cai được thuốc lá), trong khi đó, người nghiện cocain có thể bỏ được là 45%. Cũng theo PGS.TS.BS Vũ Xuân Phú, một trong những nguyên nhân nữa khiến người hút thuốc khó bỏ thuốc đó là do thói quen cố hữu trong cộng đồng như điều kiện kinh tế, văn hóa, sản phẩm dễ tìm kiếm, một môi trường quá dễ dãi…

Làm sao để giảm thiểu tác hại thuốc lá?

Khi đã nghiện thuốc lá, việc từ bỏ hút thuốc thực sự trở thành một thách thức rất lớn đối với người sử dụng, cũng như là thách thức đối với các nhà quản lý, các cơ quan, ban, ngành trong việc giảm thiểu số lượng người hút thuốc, cũng như giảm thiểu tác hại đối với người hút thuốc lá thụ động.

Trong thực tế, ngành Y tế đã triển khai rất nhiều chương trình có hiệu quả liên quan đến công tác phòng, chống tác hại, sự ảnh hưởng của thuốc lá như việc ban hành các quy định không hút thuốc lá nơi công cộng, ở sân bay, bệnh viện, trường học…

Với những quy định này, dù ít hay nhiều cũng có tác động về mặt tâm lý đối với người nghiện thuốc lá, khi giúp họ có thể ngừng hút thuốc khi có mặt tại những địa điểm cấm theo quy định. PGS.TS.BS Vũ Xuân Phú cho rằng, trong tương lai chúng ta hoàn toàn có thể tiến tới việc giúp người nghiện bỏ thuốc lá hoàn toàn bằng các quy ước xã hội.

PGS.TS.BS Vũ Xuân Phú cũng cho biết, hiện nay trên thế giới áp dụng nhiều sản phẩm thay thế thuốc lá điếu bằng những sản phẩm như: Miếng dán, kẹo cao su, ống xịt nicotine, thuốc lá hun nóng…

PGS.TS.BS. Vũ Xuân Phú khẳng định, không sản phẩm thuốc lá nào là tốt cả, chúng đều gây ra tác hại đến sức khỏe của người sử dụng với các cấp độ khác nhau. Thế nhưng theo bác sĩ Phú, trong khi chúng ta chưa dễ dàng từ bỏ được thói quen có hại đó, thì nên đối diện với thực tế để lựa chọn giải pháp bằng việc sử dụng các sản phẩm thay thế thuốc lá, giảm thiểu tác hại thuốc lá, tiến tới loại bỏ thói quen này.

“Hiện nay, Việt Nam chưa có hành lang pháp lý hay bất cứ quy định pháp luật nào cho các sản phẩm thay thế. Trên thị trường hiện có nhiều sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Vì vậy, người sử dụng cần cẩn trọng tìm hiểu thông tin khi lựa chọn các sản phẩm thay thế thuốc lá”, PGS.TS.BS Vũ Xuân Phú khuyến cáo.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết

“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết

(LĐTĐ) “Đến hẹn lại lên”, cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày 23/1/2025 (tức 24 tháng Chạp) người dân và phương tiện lần lượt rời Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) để về quê đón Tết, khiến khu vực cửa ngõ thành phố kẹt cứng. Hàng nghìn người và phương tiện chen chân, mệt mỏi, xếp thành hàng dài trên các quốc lộ, cao tốc, đường dẫn lên cao tốc. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô trong sáng ngày 23/1.
Bình Dương: Chuyến tàu nghĩa tình đưa 200 lao động khó khăn đầu tiên về quê đón Tết

Bình Dương: Chuyến tàu nghĩa tình đưa 200 lao động khó khăn đầu tiên về quê đón Tết

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương vừa tổ chức lễ tiễn 200 công nhân lao động (CNLĐ) đầu tiên về quê đón Tết Ất Tỵ 2025 tại các tỉnh miền Trung, miền Bắc trên “Chuyến tàu xuân nghĩa tình”.
Tiktoker Nam Birthday vi phạm nồng độ cồn mức "kịch khung"

Tiktoker Nam Birthday vi phạm nồng độ cồn mức "kịch khung"

(LĐTĐ) Bùi Văn Nam (Tiktoker Nam Birthday - tài khoản hiện có hơn 1 triệu người theo dõi) điều khiển xe trong tình trạng say rượu, đi ngược chiều, có lời lẽ thiếu chuẩn mực và bị lực lượng chức năng khống chế, đưa về trụ sở Công an.
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

(LĐTĐ) Một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh dại ở người là bị chó, mèo nghi dại cắn mà không tiêm vắc xin phòng dại hay tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định và tự ý điều trị, dùng thuốc nam.
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Quận Thanh Xuân vừa phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Hà Nội 1 tổ chức trao tặng 150 suất quà, trị giá 200 triệu đồng đến các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá dầu thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần giữa bối cảnh bất ổn về thuế quan của Donald Trump. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%, giá dầu Brent ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%. Trong nước được dự báo có thể tăng phiên thứ 4 liên tiếp?.
Cơn địa chấn Cúp C1: Man City và Bayern thua sốc, nguy cơ bật bãi đầy tủi hổ

Cơn địa chấn Cúp C1: Man City và Bayern thua sốc, nguy cơ bật bãi đầy tủi hổ

(LĐTĐ) Đêm qua 22/1, một loạt "ông lớn" của bóng đá châu Âu đã phải nhận thất bại cay đắng, khiến họ đứng trước nguy cơ không thể hoàn thành mục tiêu vào Top 8 Champions League.

Tin khác

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

(LĐTĐ) Một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh dại ở người là bị chó, mèo nghi dại cắn mà không tiêm vắc xin phòng dại hay tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định và tự ý điều trị, dùng thuốc nam.
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi

(LĐTĐ) Tuần qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi tại 22 quận, huyện. Dự báo, số ca mắc sởi có thể tăng cao trong 3 tháng đầu năm 2025.
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết

Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 311/BYT-KCB gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thủ trưởng Y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương

Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tốt việc đón khách về tham quan khu Di tích thắng cảnh Chùa Hương năm 2025, ngành Y tế huyện Mỹ Đức đã tổ chức khám sức khỏe và tập huấn phổ biến các quy định đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm (ATTP) cho người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn xã Hương Sơn.
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui

Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui

(LĐTĐ) Sau khi sinh con đầu lòng, cô gái 19 tuổi đã tin vào quảng cáo làm to "vòng 1" không đau, đến spa tiêm filler (chất làm đầy) vào ngực, sau đó ngất xỉu phải nhập viện cấp cứu.
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

(LĐTĐ) Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục.
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi

22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi

(LĐTĐ) Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 3/1 đến ngày 10/1), toàn Thành phố ghi nhận 120 ca mắc sởi tại 22 quận, huyện, thị xã (tăng 19 trường hợp so với tuần trước).
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người

Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) “Người ta nói ngành Y tế vất vả, áp lực. Đúng! Cứu người như cứu hoả mà, không vất vả, áp lực sao được. Nhưng bệnh viện chúng tôi có thêm một áp lực nữa, đó là luôn phải giải thích cho người dân cách nhìn nhận về bệnh lao - bệnh mà trước đây người ta gọi là tứ chứng nan y để không kỳ thị”, Thầy thuốc nhân dân, Tiến sĩ, bác sĩ CKII Đậu Huy Hoàn - Giám đốc Bệnh viện Phổi Nghệ An bắt đầu câu chuyện với tôi như vậy.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo số 08/BC-SYT công bố kết quả khảo sát, đánh giá tỷ lệ hài lòng của người bệnh quý IV năm 2024, trong đó tỷ lệ hài lòng đối với khối bệnh viện là 97,11% và 96,69% khối Trung tâm y tế (TTYT) và Trung tâm Cấp cứu 115.
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp

(LĐTĐ) Ô nhiễm không khí đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại các thành phố lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Việc chủ động theo dõi chất lượng không khí và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe là cần thiết để giảm thiểu tác động xấu từ ô nhiễm không khí, đặc biệt đối với những người dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người mắc bệnh mãn tính.
Xem thêm
Phiên bản di động