-->
Đồng hành giải quyết nhu cầu an cư của công nhân:

Bài cuối: Nỗ lực thúc đẩy nhanh tiến độ xây dựng

Để thúc đẩy giải quyết hiệu quả vấn đề nhà ở cho công nhân, giúp công nhân được an cư, lạc nghiệp, Chính phủ, các cấp, các ngành chức năng, thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp quan trọng.
Bài 1: Nhà ở công nhân, mệnh lệnh cuộc sống Bài 2: Khi nhà ở vẫn… rất ít

Phấn đấu phủ kín nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp

Tại hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội với công nhân lao động (CNLĐ) Thủ đô năm 2023 được tổ chức hồi tháng 5 mới đây, nhà ở cho CNLĐ cũng là một trong những vấn đề “nóng” được các công nhân phản ánh. Trao đổi về vấn đề này, ông Võ Nguyên Phong - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, hiện nay, thành phố Hà Nội triển khai nhiều giải pháp phát triển nhà ở cho công nhân.

Trong giai đoạn tiếp theo, Thành phố sẽ tiếp tục rà soát, dành ra quỹ đất để phục vụ công tác phát triển nhà xã hội trên địa bàn; rà soát điều chỉnh quy hoạch để bổ sung quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội đồng bộ với các thiết chế Công đoàn phục vụ nhu cầu nhà ở cho công nhân, người lao động đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển nhà ở xã hội cho công nhân.

“Trong thời gian tới, Thành phố sẽ dần đáp ứng được nhu cầu về nhà ở của người lao động, đặc biệt là công nhân tại các khu công nghiệp”, ông Võ Nguyên Phong nhấn mạnh.

Bài cuối: Nỗ lực thúc đẩy nhanh tiến độ xây dựng
Khởi công xây dựng nhà ở xã hội tại xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

Trực tiếp làm rõ thêm về vấn đề này ngay tại Hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, Thành phố sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến độ, dự án để trong nhiệm kỳ này khởi công được một số nhà ở xã hội theo kế hoạch, chương trình 1 triệu nhà ở xã hội cho người lao động. “Các doanh nghiệp đã tương đối sẵn sàng. Thành phố mong muốn cuối năm 2023 và 2024 tập trung khởi công một số khu nhà, làm đồng bộ, tập trung, quan tâm đến việc công nhân có thể tiếp cận được không dựa trên khoảng cách địa lý. Hà Nội cũng sẽ có chính sách riêng để công nhân với mức lương bình quân 7 triệu đồng có thể tiếp cận được nhà ở xã hội, có tính khả thi” - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh nói và cho hay Thành phố đang rất quyết liệt, nhưng việc này cần có thời gian nhất định, kế hoạch và lộ trình cụ thể.

Sau đó, thông báo số 525/TB- UBND ngày 2/6 của UBND Thành phố thông báo kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố về Hội nghị nói trên cũng nêu rõ: Về kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, UBND Thành phố đã ban hành Chương trình phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2023 -2030, Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội thành phố Hà Nội giải đoạn 2021 -2025, trong đó đã định hướng chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp; đảm bảo chỗ ở ổn định cho CNLĐ.

Thành phố quy định rõ: Nhà ở công nhân là một hạ tầng thiết yếu của khu công nghiệp, đồng thời chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch để bổ sung quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội đồng bộ với các thiết chế Công đoàn phục vụ nhu cầu nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. UBND Thành phố giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội, LĐLĐ thành phố Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển nhà ở xã hội cho công nhân với mục tiêu đến năm 2030, 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất của Thành phó đều có khu nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động.

Sẽ xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà xã hội

Với phạm vi cả nước, tín hiệu vui nhất liên quan tới vấn đề nhà ở cho công nhân là ngày 3/4/2023 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 388/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030".

Tại tọa đàm có chủ đề “Chỗ ở và nhà ở - Nhu cầu cấp bách của công nhân” được tổ chức vừa qua tại Hà Nội, hiến kế giải pháp tháo gỡ khó khăn trong vấn đề xây dựng nhà ở cho công nhân, ông Trần Anh Tuấn - Phó Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cho rằng, để giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động cần đa hạng hóa các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở công nhân theo cơ chế thị trường; tăng cường tiếp cận các nguồn vốn vay, cũng như có cơ chế linh động các nguồn vốn để xây dựng nhà ở công nhân. Còn ông Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) thì cho rằng, nhà ở cho công nhân là vấn đề không thể giải quyết ngày một, ngày hai. Trong khi chờ đợi các mô hình hay, trước mắt cần đầu tư cải tạo môi trường, hạ tầng sinh sống của người lao động đang thuê nhà tại các khu trọ. Cùng với đó, Nhà nước, các tổ chức có thể tính toán mức hỗ trợ cho công nhân về chi phí, hỗ trợ các chủ đầu tư để làm sao phải dành 90% diện tích là cho thuê nhà ở xã hội.

Đề án đặt mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp khu vực đô thị và của công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở để tạo điều kiện cho mọi người có chỗ ở theo cơ chế thị trường, đáp ứng mọi nhu cầu của người dân, đồng thời có chính sách để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo gặp khó khăn về nhà ở nhằm góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển đô thị, nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại.

Đề án đặt ra mục tiêu đến năm 2030 xây được khoảng 1.062.200 căn nhà ở xã hội (trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn); tổng vốn dự kiến là 849.000 tỷ đồng, chủ yếu bằng vốn xã hội hóa.

Theo Đề án, Chính phủ giao Bộ Xây dựng nghiên cứu dự thảo nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội. Khi lập, phê duyệt quy hoạch đô thị, nông thôn, khu công nghiệp, khu nghiên cứu đào tạo, địa phương phải xác định diện tích đất xây nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân. Trước mắt, Chính phủ yêu cầu các địa phương phối hợp với Ngân hàng Nhà nước triển khai chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng và các gói tín dụng khác cho chủ đầu tư và người mua nhà xã hội, nhà ở công nhân vay.

Lãi suất cho những nhóm này thấp hơn từ 1,5 - 2% so với lãi suất vay trung dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại Nhà nước trên thị trường, trong từng thời kỳ. Yêu cầu các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng ưu tiên xây dự án độc lập nhà ở xã hội, nhà ở công nhân ở vị trí thuận tiện, quy mô lớn, đủ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội...Cũng trong ngày 3/4/2023, Ngân hàng Nhà nước đã có hướng dẫn triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Theo đó, từ nay đến 30/6, người mua nhà ở xã hội sẽ được vay từ gói 120.000 tỷ đồng lãi suất 8,2% mỗi năm, trong 5 năm. Mỗi người mua nhà được vay vốn một lần để mua một căn hộ trong danh mục quy định. Mỗi chủ đầu tư được vay vốn một lần cho một dự án.

Những giải pháp trên được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư cũng như cho công nhân lao động, người có thu nhập thấp, từ đó giải quyết nhu cầu về chỗ "an cư", góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động.

Phạm Diệp - Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an Hà Nội khởi tố vụ án xả thải gây ô nhiễm môi trường tại huyện Gia Lâm

Công an Hà Nội khởi tố vụ án xả thải gây ô nhiễm môi trường tại huyện Gia Lâm

Mới đây, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án để tiếp tục điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của Bùi Quốc Giang. Đối tượng Giang có hành vi đổ chất thải nguy hại ra môi trường tại khu vực bãi 42, thôn Hạ, xã Thiên Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Quốc hội nhất trí sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Quốc hội nhất trí sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 5/5, với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Lắng nghe ý kiến của Nhân dân để sửa đổi Hiến pháp

Lắng nghe ý kiến của Nhân dân để sửa đổi Hiến pháp

Ngày 5/5, ngay sau phiên khai mạc, các đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về: Đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Hà Nội đẩy mạnh dân vận trong công tác quy hoạch, bồi thường tái định cư

Hà Nội đẩy mạnh dân vận trong công tác quy hoạch, bồi thường tái định cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Kế hoạch số 123/KH-UBND về triển khai thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh công tác dân vận trong công tác quy hoạch; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tạm đình chỉ nhân viên y tế để xác minh vụ tố "nộp đủ tiền mới cấp cứu" ở Nam Định

Tạm đình chỉ nhân viên y tế để xác minh vụ tố "nộp đủ tiền mới cấp cứu" ở Nam Định

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã nhận trách nhiệm để xảy ra vụ việc không cấp cứu bé trai bị tai nạn do chưa nộp đủ tiền, đồng thời đình chỉ một số nhân viên y tế để xác minh làm rõ vụ việc.
Hà Nội: 46 trường trung cấp, cao đẳng được giao tuyển sinh 13.485 chỉ tiêu

Hà Nội: 46 trường trung cấp, cao đẳng được giao tuyển sinh 13.485 chỉ tiêu

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Thông báo số 1397/TB-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho các trường trung cấp và cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026.
Kinh nghiệm triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền trong công nhân lao động

Kinh nghiệm triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền trong công nhân lao động

Xác định rõ công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho công nhân lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn nhằm nâng cao nhận thức và ý thức pháp chấp hành pháp luật của người lao động, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) Hà Nội đã triển khai hiệu quả các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ này.

Tin khác

Bài 2: Đa dạng hình thức chăm lo đời sống cho người lao động

Bài 2: Đa dạng hình thức chăm lo đời sống cho người lao động

Nắm bắt nhu cầu của người lao động, các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai hiệu quả các hoạt động, mô hình để nâng cao chất lượng đời sống, giúp người lao động có điều kiện, cơ hội tái tạo sức lao động để làm việc năng suất, hiệu quả hơn.
Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, là địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động, thu hút hàng triệu lao động sinh sống và làm việc. Thực tế cho thấy, nhu cầu thụ hưởng các thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống của người lao động ngày càng cao. Nắm bắt nhu cầu đó, với vai trò của mình, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều mô hình, cách làm hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động.
Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người

Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người

Nhắc lại câu chuyện buồn của đồng nghiệp vừa ra đi cách đây 5 ngày, do không may bị tai nạn trên chính cung đường làm việc vào lúc nửa đêm, chị Ninh Thị Loan - công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) Môi trường đô thị Hà Nội cho rằng: Việc đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của cả người lao động, người sử dụng lao động và toàn xã hội.
Đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5, người lao động được nhận mức lương thế nào?

Đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5, người lao động được nhận mức lương thế nào?

Theo quy định, dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục. Nếu có việc phải đi làm vào ngày nghỉ lễ này, người lao động sẽ được nhận mức lương cao gấp gần 5 lần.
Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký Tờ trình số 440/TTr-TTg trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng, nhân dịp đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 80 năm Ngày thành lập nước (2/9/1945 - 2/9/2025).
TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

Thực hiện Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ khi thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị và Kết luận số 128-KL/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ; Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thực hiện nghiêm chủ trương tạm dừng tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, chuyển công tác, tiếp nhận, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.
Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Sáng nay (10/4), Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Home Credit Việt Nam tổ chức hội nghị “Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình năm 2025” cho hơn 100 hội viên phụ nữ tại quận Đống Đa, Hà Nội.
Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/4, tại vườn hoa Phùng Khắc Khoan, thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, với sự tham gia của khoảng 1.000 người và gồm nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý 1/2025 vừa được Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố mới đây cho thấy thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng ở hầu hết các ngành kinh tế.
Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Sau những trận thiên tai nghiêm trọng, đời sống người dân nói chung, đặc biệt là những đối tượng yếu thế như: Nông dân, công nhân, lao động phổ thông… bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, mất việc làm, giảm thu nhập là những hậu quả rõ nét nhất. Do đó, việc hỗ trợ tài chính, đào tạo nghề và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tốt hơn là yếu tố quan trọng để giúp họ phục hồi và thích ứng với các thách thức trong tương lai.
Xem thêm
Phiên bản di động