-->
Đồng hành giải quyết nhu cầu an cư của công nhân

Bài 1: Nhà ở công nhân, mệnh lệnh cuộc sống

“Có an cư mới lạc nghiệp”, có chỗ ở tử tế mới có thể đảm bảo sức khỏe, an yên để tái tạo sức lao động. Tuy nhiên, do yếu tố lịch sử, tốc độ phát triển nhà ở cho công nhân thua xa tốc độ phát triển các khu công nghiệp… dẫn đến tình trạng có đến 80% số lượng công nhân cả nước phải đi thuê nhà. Là giai cấp có sứ mệnh lịch sử, tiên phong xây dựng đất nước phồn vinh, thì vấn đề lo an cư cho họ chính là mệnh lệnh của cuộc sống.
Nhà ở công nhân… Sắp có thêm 720 căn hộ nhà ở xã hội cho lao động thu nhập thấp ở Hà Nội Hà Nội tăng tốc phát triển nhà ở

Nhu cầu cấp thiết

Những năm vừa qua, mặc dù Chính phủ, các cấp, ngành đã ban hành nhiều chính sách, triển khai nhiều giải pháp xây dựng nhà ở cho công nhân, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu bức thiết của người lao động. Và, “an cư, lạc nghiệp” vẫn là ước mơ xa vời của công nhân, như câu chuyện của chị Nguyễn Thị Oanh - công nhân Công ty TNHH Linh kiện Điện tử SEI - Việt Nam (Khu Công nghiệp Thăng Long, Hà Nội).

Bài 1: Nhà ở công nhân, mệnh lệnh cuộc sống
Khu nhà công nhân tại xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội.

Từ Nghệ An ra Hà Nội làm công nhân, chị Oanh hiện sinh sống trong căn phòng trọ khoảng 10m2 tại thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, huyện Đông Anh. Căn phòng lợp fibro xi măng chật chội, ngột ngạt và nóng bức, bất tiện trong sinh hoạt và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, song với đồng lương hạn hẹp, chỉ 6 triệu đồng/tháng, chị Oanh không thể có lựa chọn nào tốt hơn.

“Còn gì bằng khi có một chỗ ở tử tế hơn để thuận tiện sinh hoạt, đảm bảo sức khỏe, nhưng thu nhập của tôi quá thấp nên chỉ có thể thuê được căn phòng như thế này thôi, còn mua nhà riêng thì càng là điều không tưởng. Công nhân chúng tôi chỉ mong sự hỗ trợ của Thành phố thông qua việc triển khai xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, hoặc có gói hỗ trợ người lao động mua nhà giá rẻ, nhà ở xã hội thì mới có điều kiện để cải thiện chỗ ở, an cư, lạc nghiệp” - chị Oanh cho biết.

Mong được hỗ trợ về nhà ở để an cư, lạc nghiệp cũng là nguyện vọng của anh Nguyễn Bá Khang - công nhân Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam, địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội. Gia đình gồm 5 người (2 vợ chồng và 3 con nhỏ) của anh Khang sinh sống trong căn phòng trọ chật trội tại Khu tập thể địa chất, thôn Phú Nhi, xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, đến nay đã được gần 20 năm.

“Các gia đình khác có điều kiện thì họ thuê nhà với mức từ 1,2 triệu tới 1,5 triệu đồng/tháng, nhưng vợ chồng tôi thu nhập thấp, lại nuôi 3 con ăn học, điều kiện khó khăn nên chỉ thuê phòng với mức 800 nghìn đồng/tháng. Với giá thuê như vậy, chúng tôi chấp nhận sống cảnh chật chội này thôi” - anh Khang chia sẻ và bày tỏ mong muốn các dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân sẽ sớm được triển khai, đặc biệt là ở khu vực huyện Mê Linh.

“Tôi mong thành phố Hà Nội sẽ triển khai xây dựng các khu nhà ở xã hội gần với nơi làm việc của công nhân và ưu tiên cho công nhân làm việc lâu năm ở Hà Nội được mua với giá ưu đãi để công nhân ổn định về chỗ ở, thuận tiện trong đi lại, đưa đón con đi học… có như vậy, công nhân mới có thể an tâm làm việc” - anh Khang bộc bạch.

Tương tự là câu chuyện của chị Đàm Thị Kim Dung - công nhân Công ty Goshi Thăng Long (Hà Nội). Với mức thu nhập 8 triệu đồng/tháng, không quá thấp, nhưng chị Dung lại mắc bệnh nặng và một mình nuôi con. Lo cuộc sống hàng ngày cũng đã chật vật, nên việc có một căn nhà riêng, không phải ở trọ của chị Dung chỉ là giấc mơ xa vời.

Ngoài những trường hợp kể trên, trên địa bàn cả nước nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng còn rất nhiều công nhân lao động khác đang phải sống cảnh ở trọ và chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, của Thành phố qua các gói hỗ trợ, các dự án xây nhà ở xã hội mới có thể có cơ hội an cư, lạc nghiệp.

Trên 80% công nhân phải thuê trọ

Tại buổi tọa đàm “Chỗ ở và nhà ở - Nhu cầu cấp bách của công nhân” được tổ chức mới đây tại Hà Nội, đánh giá nhu cầu nhà ở và nhà ở xã hội của công nhân hiện nay, ông Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam) cho biết: Ai cũng có nhu cầu về nhà ở, nhưng qua khảo sát thì hiện nay nhu cầu nhà ở của công nhân rất cao, đặc biệt là công nhân di cư tại các tỉnh, thành phố có công nghiệp phát triển như Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Long An..., tỷ lệ lao động nhập cư lên đến hơn 60%. Trong khi đó, ngay cả công nhân tại địa phương có nhà ở cũng là ở với gia đình, còn từ thu nhập để mua nhà là cực kỳ khó.

“Nhu cầu nhà ở của công nhân rất lớn. Theo thống kê, có từ 80 - 90% đang phải thuê nhà tại các khu trọ do người dân quanh khu công nghiệp xây, số ít ở trong các ký túc xá của các doanh nghiệp, số mua được nhà ở có tính chất nhà ở xã hội rất ít” - ông Vũ Minh Tiến cho biết.

Trong khi đó, tại tọa đàm này, ông Lê Văn Nghĩa - Trưởng Ban quản lý dự án thiết chế Công đoàn thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng thừa nhận, phần lớn công nhân hiện nay đều thuê trọ trong những căn phòng 10m2, với mức thuê từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng, với những phòng từ 15 - 20m2 thường có giá trên 1 triệu đồng. Điều kiện chỗ ở chật chội khiến chất lượng sống của người lao động bị ảnh hưởng rất lớn.

“10m2 này vừa là chỗ sinh hoạt, vừa là chỗ ngủ, nghỉ. Chỗ ở của công nhân thường ẩm thấp, tạm thời và không lâu dài, nhanh xuống cấp, điều kiện không đảm bảo khiến sức khỏe của người lao động bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến năng suất lao động thấp” - ông Nghĩa thông tin. Bên cạnh đó, các yếu tố đi kèm bên ngoài như nơi vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, nơi gửi trẻ cũng gần như không có.

Đối với Hà Nội - một trong những địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp và có đông công nhân ngoại tỉnh đến làm việc, ông Trần Anh Tuấn - Phó Trưởng ban Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cho biết, Hà Nội hiện có 10 khu công nghiệp với xấp xỉ gần 170.000 công nhân đang làm việc, nhu cầu nhà ở của người lao động hiện nay Thành phố chưa đáp ứng được. Trong số 10 khu công nghiệp thì chỉ có 4 khu công nghiệp có khu nhà ở công nhân, nhưng cũng đã triển khai xây dựng từ gần 20 năm trước, tỷ lệ số nhà ở dành cho công nhân lao động mới đáp ứng được trên 13%. Tổng số nhà ở công nhân dành cho người lao động mới bố trí được trong 22.000 chỗ ở trên tổng số gần 170.000 công nhân.

“Qua thường xuyên tiếp xúc với công nhân, chúng tôi nhận thấy cuộc sống của người lao động dù được cải thiện hơn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến thu nhập sụt giảm, nhiều người mất việc làm, khiến cuộc sống càng bấp bênh hơn. Nhiều công nhân phải đi thuê nhà trọ, vì vậy nhà ở xã hội dành cho công nhân là rất cấp thiết, nhất là với những người có gia đình”, ông Tuấn nói.

Phản ánh tại Hội nghị gặp gỡ, đối thoại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố với công nhân lao động Thủ đô năm 2023, diễn ra hôm 18/5 tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cho biết, vấn đề nhà ở cho công nhân lao động còn thiếu so với sự gia tăng nhanh của lực lượng lao động, là yêu cầu bức xúc hiện nay của đoàn viên, người lao động. Hiện thành phố Hà Nội có trên 80% công nhân lao động đang phải thuê nhà trọ ở các khu dân cư. Trong đó, một số khu nhà trọ diện tích chật hẹp, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, mức giá thuê trọ và tiền điện, tiền nước cao,... “Công nhân lao động rất mong muốn được mua nhà ở xã hội, với giá cả phù hợp để an cư, lập nghiệp” - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng nhấn mạnh.

(Còn tiếp)

Phạm Diệp - Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

Thực hiện Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ khi thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị và Kết luận số 128-KL/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ; Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thực hiện nghiêm chủ trương tạm dừng tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, chuyển công tác, tiếp nhận, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.
Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Sáng nay (10/4), Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Home Credit Việt Nam tổ chức hội nghị “Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình năm 2025” cho hơn 100 hội viên phụ nữ tại quận Đống Đa, Hà Nội.
Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/4, tại vườn hoa Phùng Khắc Khoan, thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, với sự tham gia của khoảng 1.000 người và gồm nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý 1/2025 vừa được Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố mới đây cho thấy thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng ở hầu hết các ngành kinh tế.
Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Sau những trận thiên tai nghiêm trọng, đời sống người dân nói chung, đặc biệt là những đối tượng yếu thế như: Nông dân, công nhân, lao động phổ thông… bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, mất việc làm, giảm thu nhập là những hậu quả rõ nét nhất. Do đó, việc hỗ trợ tài chính, đào tạo nghề và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tốt hơn là yếu tố quan trọng để giúp họ phục hồi và thích ứng với các thách thức trong tương lai.
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Nối tiếp những thành công và mục tiêu của 4 mùa trước, Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng 2025” sẽ đề cao tính chuyên sâu, để cùng với các cơ quan truyền thông, giúp người dân hiểu sâu hơn cũng như có giải pháp nâng cao chất lượng đời sống an sinh xã hội trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh.
Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Tâm lý thuê người trong họ xây dựng, trông coi công trình sẽ yên tâm hơn thuê người ngoài. Bởi đã là người nhà thì trách nhiệm với công trình không khác gì đối với ngôi nhà của chính họ. Thực tế cho thấy, không ít mâu thuẫn tình cảm và pháp lý giữa các bên lại bắt nguồn từ những nhận định đơn giản này.
Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Trong tháng 4 tới, người lao động sẽ có liên tiếp 2 kỳ nghỉ trong cùng một tháng, bao gồm nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 3 ngày, và lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày liên tục…
Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Quyết định số 1577/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân thành phố Hà Nội năm 2025.
Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Nội vụ) vừa đưa ra cảnh báo hành vi lừa đảo người lao động đăng ký tuyển chọn đi làm việc nghề hàn, nghề khuôn mẫu tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc).
Xem thêm
Phiên bản di động