--> -->

Áp dụng phương thức đối tác công tư để phát triển văn hóa, thể thao

Áp dụng phương thức đối tác công tư đối với các dự án trong lĩnh vực văn hóa và thể thao trên địa bàn Thủ đô là một trong những đề xuất quan trọng trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Tạo cơ chế mở để Thủ đô “hóa rồng” Hà Nội: Đề xuất sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi thu nhập tăng thêm

Phát triển công nghiệp văn hóa

Nội dung trên được đưa ra thảo luận tại Hội thảo về "Phát triển công nghiệp văn hóa; bảo vệ, phát huy, khai thác di sản văn hóa; cơ chế quản lý, khai thác tài sản công trong lĩnh vực văn hóa thể thao, giáo dục, y tế", nhằm phục vụ giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đề xuất áp dụng phương thức đối tác công tư (PPP) đối với các dự án trong lĩnh vực văn hóa và thể thao trên địa bàn Thủ đô. Cụ thể, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên địa bàn Thủ đô, Vùng Thủ đô có tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án để thanh toán hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc dự án PPP và chi trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ xây dựng công trình tạm.

Đây là đề xuất quan trọng vì theo Luật Đầu tư, các dự án PPP vẫn tập trung ở lĩnh vực giao thông mà chưa triển khai trong các lĩnh vực khác. Trong khi đó, nhu cầu thu hút vốn đầu tư tư nhân ở các ngành khác như văn hóa, y tế, giáo dục rất tiềm năng, đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm, nhưng chưa được triển khai.

Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu đối với dự án đầu tư theo hình thức PPP thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Trình tự, thủ tục thực hiện các dự án này thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và pháp luật có liên quan…

Áp dụng phương thức đối tác công tư để phát triển văn hóa, thể thao
Nhà văn hóa thôn Đại Áng, huyện Thanh Trì. Ảnh: Bảo Thoa

Theo ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, tính đến 1/4/2023, hệ thống thiết chế, điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao do các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố quản lý hiện có 383 công trình, điểm sinh hoạt văn hoá, thể thao.

Trong đó, Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý trực tiếp 1 thiết chế; các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố quản lý 350 thiết chế, điểm sinh hoạt văn hoá, thể thao; Sở Văn hoá và Thể thao quản lý 27 thiết chế, công trình văn hoá, thể thao; Công ty TNHH một thành viên điện ảnh Hà Nội quản lý 5 thiết chế, công trình.

Thành phố có 84 thiết chế văn hoá, thể thao/30 quận, huyện, thị xã, gồm: 29 nhà văn hóa cấp huyện, 26 trung tâm thể dục, thể thao cấp huyện, 4/30 tổ hợp Trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao; 10 thiết chế khác; 125/579 xã, phường, thị trấn có công trình Trung tâm văn hoá, thể thao cấp xã; 4.656/5.476 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa/điểm sinh hoạt cộng đồng.

Thu hút được sự tham gia của các tầng lớp nhân dân

Cũng theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, công tác đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao cơ sở được Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố quan tâm chỉ đạo. Hoạt động của các đơn vị văn hóa thể thao Thành phố từng bước nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp và đã hướng mạnh về cơ sở.

Hệ thống các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn Thành phố đã có sự phát triển mạnh và ngày càng hoàn thiện. Các công trình văn hóa, thể thao cấp Thành phố, cấp huyện, cấp xã, thôn, tổ dân phố được quan tâm đầu tư xây dựng mới, sửa chữa và nâng cấp. Nhiều quận, huyện đã xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, quản lý, sử dụng và phát huy các thiết chế văn hóa, thể thao, thu hút được sự tham gia của các tầng lớp nhân dân.

Tuy nhiên, việc triển khai hoạt động của các thiết chế này vẫn còn vướng mắc, chưa hiệu quả, cả về cơ chế, chính sách, việc khai thác, phát huy các thiết chế. Cơ chế phân cấp quản lý, sử dụng, khai thác, quản lý tài sản công để cho thuê, liên doanh, liên kết còn chưa hợp lý...

Một số đại biểu cho biết, có những công trình văn hóa, thể thao nhiều nhà đầu tư mong muốn đầu tư, nhưng cũng có những công trình văn hóa, thể thao muốn phát huy lại không có cơ chế đầu tư vì vướng Luật Quản lý, sử dụng tài sản, còn Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư chưa quy định đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao…

Vì vậy, đề xuất áp dụng mô hình PPP được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập hiện nay, tạo cơ chế phù hợp để đầu tư, phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao. Theo các đại biểu, lợi thế của mô hình PPP là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, sẽ mang lại lợi ích cho cả Nhà nước và người dân.

Đồng thời, tăng cường hiệu quả trong việc quản lý và khai thác sử dụng các cơ sở hạ tầng; thu hút được các nguồn lực của nhà đầu tư để đầu tư phát triển hạ tầng và khai thác các dịch vụ sau đầu tư.

Mô hình này cũng sẽ giảm gánh nặng ngân sách và rút ngắn thời gian đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp đưa ra những lựa chọn tốt hơn về thiết kế, công nghệ, xây dựng, sự vận hành và chất lượng cung cấp dịch vụ hạ tầng; gia tăng và bổ sung thêm nguồn thu mới cho ngân sách Nhà nước từ việc khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện lộ trình tự chủ với các đơn vị sự nghiệp công…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Theo đề xuất mới của Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân dự kiến được nâng từ 11 triệu đồng lên khoảng 13,3 - 15,5 triệu đồng/tháng. Đối với mỗi người phụ thuộc, mức giảm trừ cũng sẽ tăng lên 5,3 - 6,2 triệu đồng/tháng. Chính sách này được dự kiến áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026, nhằm phù hợp với biến động giá cả và đời sống người dân.
Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt cho phát triển. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại, đáng sống, cần cụ thể hóa giải pháp, hoàn thiện thể chế và tạo đột phá mạnh mẽ về nguồn lực, hạ tầng và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Là một công dân của Thủ đô Hà Nội, nơi tôi sinh sống, làm việc và gắn bó mỗi ngày, tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, phát triển đô thị xanh, thông minh và bền vững.
Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố, trạm y tế các phường/xã về việc khẩn trương triển khai đáp ứng công tác phòng, chống, ứng phó bão số 3 (Wipha).
Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Trước ảnh hưởng của bão số 3, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Cần thí điểm mô hình “tổ công tác đặc biệt” để giải quyết nhanh các vướng mắc cho các dự án bị treo, hoặc chậm tiến độ trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Tin khác

Kỳ cuối: Góp phần đưa Hà Nội vươn vai Phù Đổng

Kỳ cuối: Góp phần đưa Hà Nội vươn vai Phù Đổng

Với nền tảng pháp lý vững chắc từ Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đã có những bước đi đầy táo bạo trong việc kiến tạo một mạng lưới không gian sáng tạo toàn diện. Kể từ khi Hà Nội chính thức gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo UNESCO, việc hiện thực hóa các cam kết và phát triển công nghiệp văn hóa đã trở thành một ưu tiên hàng đầu của Thủ đô. Trong bối cảnh đó, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội ra đời như một điểm sáng, đóng vai trò then chốt trong việc phát triển các không gian sáng tạo và được coi là đầu mối kết nối cộng đồng sáng tạo.
Kỳ 2: Khung pháp lý đột phá cho không gian sáng tạo

Kỳ 2: Khung pháp lý đột phá cho không gian sáng tạo

Luật Thủ đô 2024 đã chính thức mở ra chương mới cho sự phát triển của không gian sáng tạo tại Hà Nội. Trong đó, Khoản 7 và 8 Điều 21 đã tạo ra khung pháp lý hoàn toàn mới, cho phép thành lập Trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và Khu phát triển thương mại văn hóa với những ưu đãi chưa từng có. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi Hà Nội đặt mục tiêu trở thành một trong ba trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước, đóng góp 10% GRDP vào năm 2045.
Kỳ 1: Nghịch lý của các không gian sáng tạo ở Hà Nội

Kỳ 1: Nghịch lý của các không gian sáng tạo ở Hà Nội

Với khoảng 80 không gian sáng tạo đang hoạt động, Hà Nội dường như đang trên đà phát triển mạnh mẽ hướng tới mục tiêu trở thành "Trung tâm sáng tạo của khu vực". Tuy nhiên, đằng sau con số ấn tượng này là thực tế đầy thách thức khi chu kỳ "sinh - tử" ngắn ngủi, áp lực tài chính khiến các không gian phải chuyển địa điểm liên tục và nhiều rào cản pháp lý chưa được gỡ bỏ.
Hà Nội: Sớm ban hành Nghị quyết khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi

Hà Nội: Sớm ban hành Nghị quyết khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi

Theo các chuyên gia, các nhà khoa học, việc trình Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội ở thời điểm hiện nay là rất cần thiết, nhằm sử dụng có hiệu quả tối đa đất nông nghiệp, tránh lãng phí tài nguyên đất.
Hà Nội: Đồ án cải tạo khu tập thể Vĩnh Hồ hướng đến phát triển đô thị bền vững

Hà Nội: Đồ án cải tạo khu tập thể Vĩnh Hồ hướng đến phát triển đô thị bền vững

Khu tập thể Vĩnh Hồ với quần thể 36 dãy nhà 4 - 5 tầng được xây dựng từ 40-50 năm trước hiện đã xuống cấp do không được sửa chữa, bảo dưỡng và hiện tượng cơi nới, cải tạo của cư dân gây mất an toàn. Những căn nhà liền kề xen kẽ trong các nhà tập thể hình thành nên ngõ hẹp, thiếu ánh sáng, do đó, việc cải tạo, xây dựng lại nơi đây đang được đặt ra như một yêu cầu bức thiết trong quá trình tái thiết, chỉnh trang đô thị tại Hà Nội.
Cơ chế vượt trội cần lời giải

Cơ chế vượt trội cần lời giải

Hà Nội đang đứng trước thời điểm quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị, nhất là trong bối cảnh 3 văn kiện quan trọng là Luật Thủ đô và 2 Quy hoạch của Thủ đô đều đã được phê duyệt. Xuyên suốt các văn kiện này, Hà Nội đã xác định mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) như là một giải pháp quan trọng để xây dựng một thành phố hiện đại, bền vững… Định hướng đã rõ, chủ trương lớn cũng đã được thông qua, nhưng để đạt được “lợi ích thực tế” vẫn còn chặng đường dài phải đi.
Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Ngày 23/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với 2 dự thảo Nghị quyết quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội và biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn Thành phố (thực hiện điểm D, khoản 2, Điều 28 Luật Thủ đô).
Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Vận dụng cơ chế đặc thù, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô, hiện thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ trong đó có khu tập thể Kim Liên, quận Đống Đa. Mặc dù còn nhiều băn khoăn mong được giải đáp, tuy nhiên với đông đảo người dân nơi đây, trên tất cả là kỳ vọng về sự đổi thay, về cuộc sống mới tại nơi họ từng gắn bó suốt thời gian dài.
Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Phát triển công nghiệp văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng cần kết hợp sáng tạo với công nghệ hiện đại để tạo sản phẩm đặc trưng.
Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, sở hữu hệ thống di sản phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, đậm nét văn hóa truyền thống. Thời gian qua, nhiều di tích đã được đầu tư tu bổ, phát huy giá trị, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, không ít công trình vẫn trong tình trạng xuống cấp, thậm chí đứng trước nguy cơ mai một. Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản vì thế đang là mối quan tâm lớn, được thể hiện rõ trong Luật Thủ đô năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động