-->

Yếu tố cần và đủ để phát triển bền vững KCN sinh thái

Sự phát triển các khu công nghiệp (KCN) thời gian qua ngoài việc góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế đất nước, giải quyết việc làm cho người lao động, thì hệ lụy của nó liên quan đến môi sinh cũng khá lớn.
yeu to can va du de phat trien ben vung Gu sống “sinh thái” thời thượng tại căn hộ ba mặt hướng sông
yeu to can va du de phat trien ben vung Tây Tựu hướng đến đô thị sinh thái

Chính vì thế, không phải ngẫu nhiên, tại các cuộc họp, hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn nhấn mạnh: “Cương quyết không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế bằng mọi giá. Và đã đến lúc phát triển kinh tế phải song hành với việc bảo vệ môi trường”. Do đó, mô hình phát triển KCN sinh thái xem là hướng đi có tính chiến lược.

Kinh nghiệm của 321 KCN

Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KHĐT) từ năm 1991 đến nay, cả nước đã xây dựng 321 KCN - CX với tổng diện tích đất tự nhiên gần 90 nghìn ha. Các KCN- CX này đã thu hút trên 6.600 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 6.200 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký trên 105 tỉ USD và 693 ngàn tỉ đồng. Tỉ lệ lấp đầy ở các KCN khoảng 71%. Các doanh nghiệp trong KCN chiếm trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, đóng góp trên 53% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo ra cả triệu việc làm cho người lao động.

yeu to can va du de phat trien ben vung
Hệ thống xử lý nước thải kém không ít nơi sông, hồ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Bên cạnh những thành quả mà các KCN tạo ra, thì những mặt trái từ những KCN này cũng đã gây ra những hệ lụy cho nền kinh tế - xã hội, trong đó nổi cộm là vấn đề ô nhiễm môi trường. Thời gian qua, do chính sách “trải thảm đỏ”, các địa phương cố “đẻ” ra các KCN để thu hút vốn đầu tư nhằm đẩy nhanh mô hình chuyển đổi kinh tế để tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Song, vì chưa siết chặt khâu quản lý nên phần lớn công nghệ nhập vào lạc hậu; hệ thống xử lý nước thải trong KCN nói chung, từng doanh nghiệp nói riêng chưa tiên tiến dẫn đến không ít nơi môi trường biển, hệ thống sông, ngòi, đồng ruộng, không khí bị ô nhiễm. Ô nhiễm sông Thị Vải (Đồng Nai), Formosa (Hà Tĩnh) rồi ô nhiễm nước thải tại Hậu Giang, Thanh Hóa… là những minh chứng sống động.

Ô nhiễm môi trường do phát triển ồ ạt các KCN đã trở thành vấn đề “nóng” đang và sẽ được Quốc hội đặc biệt quan tâm. Và dự kiến, Chính phủ sẽ có báo cáo chuyên đề về vấn đề ô nhiễm môi trường tại Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội diễn ra trong tháng 10.2016.

KCN sinh thái bao giờ thành hiện thực?

Theo ước tính của các tổ chức khoa học và chuyên gia kinh tế môi trường, nếu GDP Việt Nam trong 10 năm tới tăng gấp đôi mà không quan tâm đúng mức tới công tác bảo vệ môi trường thì ô nhiễm môi trường sẽ tăng gấp 3 lần, đến năm 2025 có thể tăng gấp 4 đến 5 lần mức độ ô nhiễm môi trường hiện nay. Và cứ tăng 1% GDP thì thiệt hại do ô nhiễm môi trường sẽ làm mất đi 3% GDP. Ngoài tổn thất kinh tế thì ô nhiễm môi trường cũng sẽ tác động tiêu cực và trực tiếp tới sức khỏe con người với tỷ lệ chi trả để bảo vệ chăm sóc sức khỏe của năm 2010 khoảng 0,3% GDP sẽ tăng lên 1,2% GDP năm 2020.

Tại hội thảo với chủ đề phát triển KCN sinh thái do Bộ KHĐT tổ chức mới đây, các chuyên gia của bộ này cho hay: Việt Nam là một nước đang phát triển, nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên để phát triển công nghiệp tại Việt Nam đang ở mức cao so với thế giới. Với định hướng trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, các hoạt động sản xuất tại Việt Nam thời gian vừa qua gia tăng mạnh mẽ, mức độ tiêu tốn nước và năng lượng hóa thạch cho sản xuất tăng, ảnh hưởng lớn đến môi trường.

Do đó, với Việt Nam trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược, chính sách phát triển theo hướng bền vững, phát triển các ngành kinh tế thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó xây dựng và phát triển mô hình KCN sinh thái nhằm “xanh hóa sản xuất” coi đây là điều kiện cần và đủ để phát triển kinh tế bền vững. Phát triển KCN sinh thái thực ra không có gì mới mẻ với các nước phát triển; thậm chí ngay Singapore họ đã phát triển mô hình này. Tuy nhiên, ở Việt Nam sẽ phát triển mô hình KCN sinh thái theo hướng nào? Đến bao giờ KCN sinh thái thành hiện thực? Đó là những câu hỏi mà các chuyên gia, lãnh đạo các tỉnh, thành phố quan tâm.

Về vấn đề này, đại diện Bộ KHĐT cho hay: Để thực hiện mục tiêu Xanh hóa sản xuất trong Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng Xanh, Chính phủ yêu cầu những KCN, khu kinh tế mới thành lập phải được thiết kế và xây dựng theo những chuẩn tiên tiến về mức phát thải khí nhà kính, xử lý chất thải và đảm bảo không gian xanh, và khuyến khích các công nghệ tái chế, tái sử dụng năng lượng và chất thải để hình thành các KCN sinh thái. Được biết, thời gian tới, sẽ thí điểm chuyển đổi sang KCN sinh thái đối với các KCN hiện tại như: Khánh Phú (Ninh Bình), Hòa Khánh (Đà Nẵng) và Trà Nóc 1&2 (Cần Thơ).

Theo ước tính của các tổ chức khoa học và chuyên gia kinh tế môi trường, nếu GDP Việt Nam trong 10 năm tới tăng gấp đôi mà không quan tâm đúng mức tới công tác bảo vệ môi trường thì ô nhiễm môi trường sẽ tăng gấp 3 lần, đến năm 2025 có thể tăng gấp 4 đến 5 lần mức độ ô nhiễm môi trường hiện nay. Và cứ tăng 1% GDP thì thiệt hại do ô nhiễm môi trường sẽ làm mất đi 3% GDP. Ngoài tổn thất kinh tế thì ô nhiễm môi trường cũng sẽ tác động tiêu cực và trực tiếp tới sức khỏe con người với tỉ lệ chi trả để bảo vệ chăm sóc sức khỏe của năm 2010 khoảng 0,3% GDP sẽ tăng lên 1,2% GDP năm 2020

H.Phạm - P.Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu

Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu

Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường như hiện nay, liên kết doanh nghiệp càng trở nên quan trọng hơn để mở rộng và đa dạng hóa thị trường, kết nối và hiện thực hóa các mô hình kinh doanh mới.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
LĐLĐ quận Đống Đa tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho công nhân, viên chức, lao động

LĐLĐ quận Đống Đa tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho công nhân, viên chức, lao động

Ngày 19/4, tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 247 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn quận.
Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025

Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025

Năm 2025, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động được triển khai với chủ đề “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân được triển khai với chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, với quyết tâm đổi mới, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục đặt ra những mục tiêu cụ thể cho công tác này.
Sôi nổi Giải thể thao ngành GD&ĐT Hà Nội năm học 2024 - 2025

Sôi nổi Giải thể thao ngành GD&ĐT Hà Nội năm học 2024 - 2025

Giải thể thao cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội năm học 2024 - 2025 đã thu hút 1.320 vận động viên xuất sắc, đại diện cho 17 cụm trường trực thuộc và 30 quận, huyện, thị xã tham gia tranh tài ở 2 nội dung thi đấu: Kéo co, cầu lông.

Tin khác

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Sáng 19/4, tại điểm cầu chính nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sáng 19/4, huyện Quốc Oai tổ chức Hội nghị trực tiếp tại hội trường Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và trực tuyến tại các xã, thị trấn để triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Sáng 19/4, huyện Đông Anh đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Đông Anh. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 24 điểm cầu trên địa bàn huyện.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động