Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên
Tại công bố Báo cáo điểm lại tháng 3/2025 do WB thực hiện, WB dự báo, triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn rất tích cực nhưng những bất định toàn cầu cần được xem xét thận trọng. Đà tiến của nền kinh tế có thể chững lại nếu những cơn gió ngược của kinh tế toàn cầu và gián đoạn thương mại trở thành hiện thực.
Đan xen với những thách thức là cơ hội tích cực cho triển vọng tăng trưởng. Chuyên gia kinh tế của WB nhận định, tăng trưởng cao hơn ở Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, nhất là về nhu cầu tiêu dùng, có thể làm cho nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam cao hơn so với dự báo.
Bên cạnh đó, lãi suất trên thế giới hạ nhiệt sẽ thu hẹp chênh lệch lãi suất và làm giảm áp lực tỷ giá giữa US$/VND. Đầu tư công được đẩy mạnh có thể hỗ trợ tổng cầu và đóng góp cho tăng trưởng. Quá trình phục hồi thị trường bất động sản được đẩy nhanh nhờ phê duyệt dự án nhanh hơn có thể tiếp tục đẩy mạnh nhu cầu trong nước.
![]() |
(Ảnh minh họa: Đ.Đ) |
Trên cơ sở đó, WB nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức 6,8% trong năm 2025 và ổn định ở mức 6,5% trong năm 2026. Chia sẻ thêm về dự báo này, theo ông Andrea Coppola - Chuyên gia kinh tế trưởng của WB, đánh giá triển vọng kinh tế được xem xét từ những dữ liệu mới nhất trong năm 2025 khi lực cầu bên ngoài đang có dấu hiệu yếu hơn so với năm trước.
Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu hàng hoá tăng trưởng chậm hơn, ở mức 8% so với mức gần 20% cùng kỳ năm 2024. Ngoài ra, chỉ số PMI có tín hiệu cho thấy lực cầu suy yếu. Vốn FDI cam kết đạt 2,2 tỷ USD trong 2 tháng qua, giảm so với con số 3,6 tỷ cùng kỳ năm 2024.
Dự báo của WB hiện khá chênh lệch so với mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam đặt ra là 8%. Chuyên gia kinh tế trưởng của WB cho rằng, mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được nhưng phải có các điều kiện thực hiện.
Đó là, bối cảnh toàn cầu thuận lợi với lực cầu mạnh từ các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ và châu Âu cùng những điều kiện toàn cầu thông thoáng như lãi suất toàn cầu không giảm thêm. Ở trong nước, Việt Nam cần thực hiện chính sách tài khoá hiệu quả hơn, không chỉ tăng giải ngân đầu tư công mà cần tăng mức chất lượng đầu tư công.
Hiện nay, mức nợ công cho phép tạo dư địa tài khoá để Việt Nam thực hiện hiệu quả tăng chất lượng đầu tư công, nhất là các ngành hạ tầng giao thông, năng lượng, tăng vốn con người.
Bên cạnh đó, ông Andrea Coppola cũng khuyến nghị, nếu duy trì tăng trưởng ở mức cao cần theo dõi sát sao lạm phát, thúc đẩy tiềm năng, tăng năng suất nền kinh tế.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

“Cha tôi người ở lại” tập 34: Việt nhận mẹ ruột, cùng công an giải cứu Quyên, bắt giữ Phi

Harry Kane lần đầu nâng cúp: Bayern Munich chính thức vô địch Bundesliga 2024/25

Quật ngã Liverpool, Chelsea mở rộng cánh cửa đến Champions League

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/5: Ngày nắng, chiều tối có nơi có dông

Sáng nay (5/5), Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9

Giá xăng dầu hôm nay (5/5): Giá dầu thế giới lao dốc, trong nước chiều nay dự báo có thể giảm?

Nhận định Girona vs Mallorca: “Ngựa ô” kiệt sức đối đầu đội khách thảnh thơi
Tin khác

Hà Nội: Thu, chi ngân sách trên địa bàn 4 tháng đầu năm 2025
Infographic 04/05/2025 16:35

Hà Nội thu ngân sách 4 tháng đầu năm đạt 61,4% dự toán
Tài chính 02/05/2025 21:27

Doanh nghiệp tư nhân cần "đường băng thể chế" để bứt tốc
Tài chính 02/05/2025 10:19

Sử dụng hiệu quả nhà, đất công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Tài chính 26/04/2025 09:01

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM
Tài chính 20/04/2025 15:59

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm
Tài chính 17/04/2025 11:49

Quản chặt ngân sách khi bàn giao
Tài chính 17/04/2025 10:37

Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch
Tài chính 15/04/2025 08:34

NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Tài chính 14/04/2025 22:36

Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước
Tài chính 11/04/2025 15:13