--> -->

Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu

Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường như hiện nay, liên kết doanh nghiệp càng trở nên quan trọng hơn để mở rộng và đa dạng hóa thị trường, kết nối và hiện thực hóa các mô hình kinh doanh mới.
Các doanh nghiệp phải bắt tay nhau Tăng cường liên kết doanh nghiệp trong nước với nước ngoài Không biết chia sẻ sẽ tự đánh mất mình trong “cuộc chiến” xây dựng thương hiệu

Lấp "khoảng trống" trong liên kết

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp 2025 diễn ra ngày 17/4 tại Hà Nội, bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược cho biết, các hình thức liên kết hiện nay ngày càng đa dạng hơn, không chỉ dừng lại ở hợp tác giữa các doanh nghiệp cùng ngành (liên kết ngang) mà còn hình thành chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng (liên kết dọc), đầu tư, góp vốn, mua bán, sáp nhập, thành lập các nhóm công ty hoặc ký kết các thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm chia sẻ thị trường, thông tin, nghiên cứu và phát triển.

Sự liên kết với doanh nghiệp nước ngoài đang có xu hướng tích cực khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia. Trong khi đó, liên kết giữa doanh nghiệp Nhà nước và khu vực tư nhân cũng có điều kiện thuận lợi phát triển nhờ chủ trương cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp Nhà nước.

Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu
Sự liên kết với doanh nghiệp nước ngoài đang có xu hướng tích cực khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia. (Ảnh minh họa: Bảo Thoa)

Tuy nhiên, bà Minh thẳng thắn nhìn nhận: “Doanh nghiệp Việt Nam vẫn thiếu sự liên kết chặt chẽ có tính hệ thống và bài bản”. Dù Việt Nam đã có một số doanh nghiệp lớn tham gia vào cạnh tranh quốc tế, tham gia một số khâu, công đoạn của chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, song mạng lưới doanh nghiệp liên kết hiện nay vẫn bị giới hạn chủ yếu trong phạm vi các doanh nghiệp cùng hệ thống sở hữu.

Đồng thời, nền kinh tế vẫn đang thiếu vắng các doanh nghiệp đủ lớn, cả khu vực Nhà nước và tư nhân, có khả năng đóng vai trò hạt nhân kết nối, dẫn dắt chuỗi giá trị và hệ sinh thái doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhằm hình thành những ngành kinh tế chiến lược có sức cạnh tranh quốc tế.

Một thực trạng khác cũng được bà Minh nhấn mạnh là đa số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động đơn lẻ, chưa chủ động trong việc hình thành các quan hệ hợp tác, liên kết. Trong những giai đoạn kinh tế khó khăn hay khi chuỗi cung ứng đứt gãy, các doanh nghiệp trong nước không tạo được vòng tuần hoàn để cùng chia sẻ nguồn lực, tối ưu hóa đầu vào - đầu ra, cùng nhau phát triển.

Từ góc độ thể chế, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược nêu rõ: Chính sách thúc đẩy liên kết doanh nghiệp còn bất cập. Hệ thống quy định hiện hành chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa - đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh để tham gia vào các chuỗi liên kết trong nước và quốc tế. Việc tiếp cận vốn, mặt bằng, thuế, tín dụng hay các ưu đãi cụ thể cho các doanh nghiệp có mức độ tham gia liên kết cao cũng còn thiếu rõ ràng.

Đặc biệt, bà Minh lưu ý: Phần lớn doanh nghiệp trong nước vẫn chưa tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu do các tập đoàn FDI dẫn dắt. Hiện chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp Việt trong tổng số hơn 1.800 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ được ghi nhận là có tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, và phần lớn chỉ cung ứng hàng hóa, dịch vụ có giá trị gia tăng thấp.

Số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2018 - 2024 cũng cho thấy hơn 97% doanh nghiệp không có hoạt động liên quan đến xuất khẩu và 99% không gia công hoặc sản xuất hàng hóa cho nước ngoài. Một nghiên cứu của VCCI năm 2022 còn chỉ ra rằng hơn một nửa số doanh nghiệp khảo sát (53,3%) không đặt ra mục tiêu cụ thể nào khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu - điều này cho thấy sự thiếu hụt về định hướng phát triển và chiến lược bài bản.

Hợp lực để tăng lực

Để khơi thông điểm nghẽn và thúc đẩy liên kết hiệu quả hơn, theo bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược: Cần quyết liệt cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông hiện đại và các công nghệ điển hình.

Bên cạnh đó, phát triển hạ tầng số hiện đại, an toàn, hiệu quả để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kết nối thông tin, tiếp cận dữ liệu.

Về chính sách, cần thiết kế những ưu đãi vượt trội về thuế, vốn, tín dụng và mặt bằng theo mức độ tham gia liên kết. Đồng thời, cần điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng tăng cường các điều kiện ràng buộc, như tỷ lệ nội địa hóa, tỷ lệ sản phẩm - dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa.

“Nhà nước cần đầu tư và có cơ chế ưu đãi đầu tư xây dựng các khu công nghiệp chuyên biệt cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, sớm hình thành và phát triển các khu thương mại tự do làm cứ điểm chiến lược để các doanh nghiệp phát triển tập trung và phát triển theo chuỗi liên kết ngành, gắn với các mô hình kinh doanh mới như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn”, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược nêu kiến nghị.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược kêu gọi cần tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, thúc đẩy nền tảng số quốc gia để hỗ trợ kết nối doanh nghiệp, chia sẻ thông tin, tìm kiếm đối tác. Việc hình thành cụm liên kết ngành cần được đổi mới, phát triển theo chuỗi giá trị có sự tham gia của cả doanh nghiệp tư nhân, nhà nước và FDI, từ đó xây dựng một hệ sinh thái kinh tế bền vững, đủ sức đương đầu với biến động toàn cầu.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Y tế Thủ đô sẵn sàng cho dịp Đại lễ

Y tế Thủ đô sẵn sàng cho dịp Đại lễ

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngành Y tế Hà Nội kích hoạt toàn hệ thống, triển khai kế hoạch toàn diện từ phòng dịch, an toàn thực phẩm đến điều trị, cấp cứu. Với tinh thần chủ động, trách nhiệm và sẵn sàng cao độ, các lực lượng y tế được huy động đồng bộ, phối hợp chặt chẽ, đảm bảo sức khỏe người dân và thành công cho các hoạt động kỷ niệm.
Phường Yên Nghĩa (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động tri ân nhân ngày 27/7

Phường Yên Nghĩa (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động tri ân nhân ngày 27/7

Trong những ngày tháng 7 lịch sử, cùng với cả nước, thành phố Hà Nội, Đảng ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam phường Yên Nghĩa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, nhằm tri ân công lao to lớn của các thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và những người có công với cách mạng.
Điều kiện tiếp nhận người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vào làm công chức

Điều kiện tiếp nhận người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vào làm công chức

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có thể được tiếp nhận vào làm công chức nếu có đủ 5 năm công tác trở lên theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm công việc có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận.
Cầu mây Việt Nam giành thêm Huy chương Bạc tại Giải vô địch thế giới 2025

Cầu mây Việt Nam giành thêm Huy chương Bạc tại Giải vô địch thế giới 2025

Đội tuyển cầu mây nam Việt Nam đã kết thúc hành trình tại Giải vô địch cầu mây thế giới 2025 (World Championship for the King's Cup) bằng tấm Huy chương Bạc danh giá ở nội dung đồng đội nam 4 người, sau thất bại 0-2 trước Nhật Bản trong trận chung kết.
Đại hội Đảng bộ UBND xã Quảng Bị lần thứ I: Quyết tâm xây dựng chính quyền hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Đại hội Đảng bộ UBND xã Quảng Bị lần thứ I: Quyết tâm xây dựng chính quyền hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Sáng 27/7, Đảng bộ Ủy ban nhân dân xã Quảng Bị đã tiến hành Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, thể hiện quyết tâm chính trị cao trong xây dựng xã vững mạnh toàn diện, là sự kiện chính trị trọng đại, đánh dấu bước ngoặt lịch sử sau sắp xếp đơn vị hành chính và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Giá vàng tuần tới sẽ đi ngang?

Giá vàng tuần tới sẽ đi ngang?

Giá vàng trong nước, thế giới đồng loạt giảm mạnh những phiên cuối tuần. Triển vọng ngắn hạn của vàng trong mắt nhà đầu tư và các chuyên gia đang trái chiều.
Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Dự báo trong phiên điều hành tuần tới, giá xăng sẽ tiếp tục giảm.

Tin khác

Giá vàng tuần tới sẽ đi ngang?

Giá vàng tuần tới sẽ đi ngang?

Giá vàng trong nước, thế giới đồng loạt giảm mạnh những phiên cuối tuần. Triển vọng ngắn hạn của vàng trong mắt nhà đầu tư và các chuyên gia đang trái chiều.
Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Dự báo trong phiên điều hành tuần tới, giá xăng sẽ tiếp tục giảm.
Giá xăng dầu hôm nay (27/7): Giá dầu chạm mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay (27/7): Giá dầu chạm mức thấp nhất trong 3 tuần

Hôm nay (27/7), giá dầu thế giới có tuần giảm nhẹ, mức giảm dao động từ 1 - 3%, về mức thấp nhất trong 3 tuần qua. Giá dầu giảm do lo ngại trước những tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, cùng với dấu hiệu nguồn cung đang gia tăng. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,39 USD/thùng, giảm 1,07%, giá dầu WTI ở mốc 65,07 USD/thùng, giảm 1,32%.
Tỷ giá USD hôm nay (27/7): Giá USD thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (27/7): Giá USD thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (27/7): Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index tăng lên mức 97,67 điểm.
Giá vàng hôm nay (27/7): Vàng trong nước và thế giới giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (27/7): Vàng trong nước và thế giới giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (27/7): Giá vàng miếng trong nước giảm mạnh 600.000 đồng/lượng, bán ra ở mức 121,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới liên tục sụt giảm những phiên cuối tuần khiến kim loại quý khép lại tuần giao dịch ảm đạm.
Tỷ giá USD hôm nay (26/7): Giá USD “chợ đen” giảm mạnh chiều bán

Tỷ giá USD hôm nay (26/7): Giá USD “chợ đen” giảm mạnh chiều bán

Tỷ giá USD hôm nay (26/7): Tại thị trường “chợ đen”, giá USD “chợ đen” giảm 5 VND chiều mua và 25 VND chiều bán so với phiên giao dịch ngày 25/7, giao dịch quanh mốc 26.371 - 26.441 VND/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (26/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (26/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Hôm nay (26/7), giá dầu thế giới giảm do những tin tức tiêu cực về kinh tế từ Mỹ và Trung Quốc cùng với dấu hiệu nguồn cung tăng, dù kỳ vọng vào các thỏa thuận thương mại của Mỹ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu trong tương lai.
Giá vàng hôm nay (26/7): Vàng trong nước bất động

Giá vàng hôm nay (26/7): Vàng trong nước bất động

Giá vàng hôm nay (26/7): Giá vàng miếng SJC đi ngang ở mức 119,7 triệu đồng/lượng mua vào và 121,7 triệu đồng/lượng bán ra. Trong khi đó, vàng nhẫn giảm nửa triệu đồng mỗi lượng và vàng thế giới giảm về quanh ngưỡng 3.338 USD/ounce.
Dấu hiệu tích cực nào để chứng khoán Việt “chạm đích” nâng hạng

Dấu hiệu tích cực nào để chứng khoán Việt “chạm đích” nâng hạng

Với kỳ vọng sẽ được nâng hạng lên thị trường mới nổi ngay trong tháng 9 tới, thị trường chứng khoán Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư trong và ngoài nước.
Tỷ giá USD hôm nay (25/7): Giá bán USD hạ xuống còn 26.399 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (25/7): Giá bán USD hạ xuống còn 26.399 đồng/USD

Tỷ giá hôm nay (25/7), Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên tại mốc 25.166 đồng/USD. Cùng thời điểm, giá USD bán ra ở một số ngân hàng thương mại lớn hầu hết đi ngang hoặc thấp hơn phiên trước, cao nhất đạt 26.399 đồng/USD. Chỉ số USD index quanh mức 97,52 điểm.
Xem thêm
Phiên bản di động