-->

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Thanh Trì: Nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi Thanh Trì: Phát triển mạnh phong trào thể dục thể thao trong công nhân, viên chức, lao động

Ông Lý Duy Xuân - Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy Thanh Trì thông tin: Theo định hướng của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về một số nguyên tắc đặt tên xã, phường gồm: “Lựa chọn một đơn vị hành chính cơ sở để đặt tên quận, huyện, thị xã hiện nay; các đơn vị hành chính khác lấy tên theo các địa danh lịch sử, văn hóa, cách mạng tiêu biểu khác của địa bàn đơn vị hành chính mới”.

Trên cơ sở đó, Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy Thanh Trì thống nhất nêu ý nghĩa tên gọi (dự kiến) của 5 xã sau sáp nhập.

Xã Thanh Trì (gồm các xã: Tứ Hiệp, Yên Mỹ, Ngũ Hiệp, một phần thị trấn Văn Điển, Duyên Hà, Vĩnh Quỳnh; phường Yên Sở (Hoàng Mai).

Xã Thanh Trì là trung tâm của huyện Thanh Trì và cũng là trung tâm trong 5 xã sau sáp nhập.

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập
Xã Tân Triều hiện nay

Xã Tân Triều (gồm toàn bộ xã Tân Triều, một phần xã Thanh Liệt, Tả Thanh Oai, các phường: Đại Kim, Hạ Đình, Thanh Xuân Bắc, Văn Quán.

Xã Tân Triều có Triều Khúc là một làng cổ truyền thống lâu đời, có dấu tích ghi lại được lập từ thời nhà Đinh, đình Triều Khúc thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng.

Tân Triều hiện đang phát triển rất nhanh, với nhiều tuyến đường quy hoạch, hệ thống bệnh viện, gần các trường Đại học; nổi tiếng với những lễ hội dân gian, đặc biệt là điều múa bồng - được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Do sau khi Thành phố sáp nhập, toàn bộ xã Tân Triều được giữ nguyên diện tích và dân số, còn các xã khác được sáp nhập một phần (khi chưa sáp nhập, xã Tân Triều cũng có diện tích, dân số có quy mô lớn nhất và kinh tế cũng phát triển nhất so với các xã sau khi sáp nhập).

Xã Đại Thanh (gồm toàn bộ xã Tả Thanh Oai, phần lớn xã Hữu Hòa, xã Vĩnh Quỳnh, một phần phường Kiến Hưng, Thanh Liệt, Tam Hiệp, thị trấn Văn Điển).

Đại Thanh có nghĩa là vùng đất trong xanh, rộng lớn, lớn mạnh, thể hiện được vùng đất phát triển sau sáp nhập. “Đại” - nghĩa là to lớn, hội tụ, kế thừa, phát triển; “Thanh” - đại diện chung cho Thanh Trì, cho xã Tả Thanh Oai, là làng cổ, làng khoa bảng, nhiều di tích lịch sử, cách mạng. Từ Đại Thanh là tên xã cổ của xã Tả Thanh Oai đã từng xuất hiện trong lịch sử từ trước năm 1965.

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Do sau khi Thành phố sáp nhập, toàn bộ xã Tả Thanh Oai được giữ nguyên diện tích và dân số, còn các xã khác được sáp nhập một phần (khi chưa sáp nhập, xã Tả Thanh Oai diện tích, dân số có quy mô lớn nhất và kinh tế cũng phát triển nhất so với các xã sau khi sáp nhập).

Xã Ngọc Hồi (gồm các xã Ngọc Hồi, Đại Áng, Liên Ninh, một phần xã Khánh Hà, Duyên Thái, Nhị Khê (Thường Tín). Gắn với sự kiến chiến thắng Ngọc Hồi của Nghĩa quân Tây Sơn năm 1789 Kỷ Dậu. Di tích tượng đài Ba mũi tên đồng thể hiện sự đoàn kết, quật cường, khát vọng, chiến thắng của quân và dân ta từ xưa đến nay.

Xã Nam Phù (gồm các xã Đông Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc, phần lớn xã Ngũ Hiệp, một phần xã Yên Mỹ, Liên Ninh (Thanh Trì); Ninh Sở, Duyên Thái (Thường Tín). Xưa gọi là Tổng Nam Phù (đầu thế kỷ XIX) gồm các xã Đông Mỹ, Vạn Phúc của huyện Thanh Trì và Duyên Thái của huyện Thường Tín, một phần xã Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp và phần lớn xã Liên Ninh; các làng Đông Phù, Mỹ Ả, Đông Trạch, Văn Uyên, Tranh Khúc, Tương Trúc, Tự Khoát, Việt Yên, Mỹ Liệt (huyện Thanh Trì) và làng Ninh Xá (huyện Thường Tín).

Là địa danh gắn liền với sự kiện 12 sứ quân cuối thế kỷ X của Tướng quân Nguyễn Siêu đánh đuổi giặc Nam Hán. Đến thời đại Hồ Chí Minh, là địa danh gắn với sự kiện thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên khu vực ngoại thành Hà Nội (xã Đông Mỹ)

Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù gồm 9 xã, 10 làng duy trì được hơn 900 năm; tháng 4/2025 vừa qua đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.
Xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa - kinh nghiệm từ một trường học

Xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa - kinh nghiệm từ một trường học

Trong những năm qua, Công đoàn Trường Trung học cơ sở (THCS) Phụng Châu (Chương Mỹ - Hà Nội) đã đẩy mạnh phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chuẩn văn hóa”. Phong trào này đã góp phần tạo ra môi trường làm việc văn hóa, phong cách, tác phong của cán bộ, giáo viên, người lao động trong Trường nền nếp, khoa học, từ đó tạo nên hình ảnh, con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, hiện đại.
Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Ban Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức đã thảo luận, thống nhất phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt.
Xem thêm
Phiên bản di động