--> -->
KỶ NIỆM 91 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI (17/3/1930 - 17/3/2021):

Xây dựng Thủ đô xứng tầm khu vực

Hôm nay (17/3), Đảng bộ thành phố Hà Nội tròn 91 mùa xuân. Nhìn lại 91 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã làm nên nhiều kỳ tích.
Khai mạc Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII Đưa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống Hà Nội có đầy đủ nền tảng để phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), ngày 17/3/1930 tại số nhà 42 phố Hàng Thiếc, quận Hoàn Kiếm, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã chính thức được thành lập. Trải qua hơn 9 thập kỷ, dưới sự lãnh đạo của Đảng; Đảng bộ thành phố Hà Nội luôn phát huy tinh thần đoàn kết, trí tuệ, sáng tạo, lãnh đạo, chỉ đạo đưa Thủ đô đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Có thể nói, xuyên suốt chiều dài 91 năm qua kể từ ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, những thành quả của cách mạng Việt Nam đều có dấu ấn đậm nét của Đảng bộ thành phố Hà Nội.

Xây dựng Thủ đô xứng tầm khu vực

Chủ tịch Hồ Chí Minh xem và góp ý vào Đồ án Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tháng 11/1959. (Ảnh: Tư liệu).

Cuộc tổng khởi nghĩa 19/8/1945 cũng bắt đầu từ Hà Nội, sau đó lan tỏa ra mọi miền đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, của Việt Minh quân và dân cả nước nhất tề nổi dậy làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 long trời lở đất. Ngày mùng 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, chấm dứt 80 năm sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp; đưa Việt Nam thành quốc gia độc lập - tự do.

Nền độc lập chưa lâu, năm 1946 thực dân Pháp quay trở lại, một lần nữa, dưới sự lạnh đạo của Trung ương Đảng; Đảng bộ, Chính quyền, quân và dân Thủ đô đã anh dũng đứng lên chống lại quân đội Pháp. Những ngày mùa đông Hà Nội năm 1946 đã đi vào lịch sử đất nước, Thủ đô như mốc son chói lọi về sự quật cường, quả cảm trong chống giặc ngoại xâm. 9 năm trường kỳ kháng chiến, kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, ngày 10/10/1954 Hà Nội lại tưng bừng đón đoàn quân chiến thắng trở về tiếp quản Thủ đô, Hà Nội cũng chính thức được giải phóng.

Kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, tưởng chừng đất nước được hưởng độc lập, tự do để xây dựng, kiến thiết quốc gia, nhưng rồi do hoàn cảnh lịch sử, dân tộc ta phải tiếp tục chống lại sự can thiệp của đế quốc Mỹ để thống nhất giang sơn. Trong cuộc kháng chiến chống sự can thiệp của đế quốc Mỹ, dấu ấn của Đảng bộ, Chính quyền, quân và dân Thủ đô không chỉ là hậu phương vững chắc chi viện nhân lực, vật lực cho chiến trường miền Nam mà còn là nơi đã làm nên chiến công kỳ vĩ có một không hai lúc bấy giờ với sự kiện: “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” diễn ra những ngày mùa đông năm 1972. Quân và dân Thủ đô đã đánh thắng "pháo đài bay B52"- một phương tiện chiến tranh được cho là bất khả xâm phạm của không lực Hoa Kỳ lúc bấy giờ. Chiến thắng B52 trên bầu trời Thủ đô không chỉ đập tan kế hoạch của nhà cầm quyền Mỹ đưa Hà Nội về thời kỳ đồ đá mà là bước ngoặt mang tính quyết định để Chính phủ Mỹ chấp nhận tiếp tục ngồi vào bàn đàm phán Paris và ký kết Hiệp định Paris năm 1973, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam… Chính sự kiện này đã dẫn đến thắng lợi của cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là giải phóng Sài Gòn (30/4/1975), thống nhất đất nước.

Xây dựng Thủ đô xứng tầm khu vực
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội Khóa XVII (Ảnh N.C)

Bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội cũng luôn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội nước nhà. Quán triệt phương châm “Hà Nội là Thủ đô của đất nước, nên Hà Nội phải đi trước về trước trong các phong trào…”; Vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương, Nghị quyết của Đảng; pháp luật của Nhà nước, không ngừng tư duy trong cách nghĩ, hành động quyết liệt trong cách làm, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố, Hà Nội đã vươn trở thành một trong hai đầu tầu kinh tế của cả nước. Chỉ chiếm 1% diện tích, 8% dân số, nhưng hằng năm, Hà Nội đóng góp gần 17% tổng sản phẩm nội địa (GDP) và 20% thu ngân sách của cả nước. Hà Nội không chỉ tự hào danh hiệu “Thủ đô Anh hùng”, “Thành phố vì hòa bình”, mà hiện Hà Nội còn là thành phố sáng tạo.

Bên cạnh những thành tựu xuyên suốt 91 năm qua mà Đảng bộ, Chính quyền, quân và dân Thủ đô đã đạt được, nhìn vào thực tế vẫn còn những “điểm nghẽn” cần phải khai thông trong thời gian tới để Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực. Xét về không gian, sau Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập địa giới hành chính Thủ đô có hiệu lực từ ngày 1/8/2008, Hà Nội có diện tích tự nhiên lớn hơn thành phố Hồ Chí Minh, hội tụ các điều kiện để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, tài chính, ngân hàng và du lịch sinh thái... Xét về nguồn nhân lực, Hà Nội là địa phương tập trung nhiều học viện, trường đại học, trung tâm nghiên cứu và nguồn nhân lực chất lượng cao lớn nhất nước. Nói một cách ngắn gọn, Hà Nội hội tụ đủ các yếu tố “Thiên thời- địa lợi- nhân hòa”, đây là những lợi thế mà Đảng bộ Thành phố đã và đang tiếp tục có những quyết sách để khơi thông mọi nguồn lực đưa Thủ đô phát triển nhanh, bền vững.

Xây dựng Thủ đô xứng tầm khu vực
Phát huy truyền thống vẻ vang 91 năm qua, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thủ đô quyết tâm xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm khu vực (Ảnh: Minh Phương)

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt với Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thủ đô. Người từng căn dặn: "Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta", nên “Thủ đô ta” phải phấn đấu để “thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”. Bác Hồ cũng luôn yêu cầu Đảng bộ, Chính quyền Thành phố xác định và bảo đảm hoàn thành trách nhiệm vị trí "đầu tàu", vai trò "gương mẫu" với cả nước.

Thấm nhuần lợi dạy và kỳ vọng của Bác Hồ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng chắc chắn rằng Đảng bộ thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục phát huy những thành quả đã đã được, không ngừng đổi mới, sáng tạo… lãnh đạo toàn diện để xây dựng Thủ đô thực sự giàu đẹp, văn minh, phát triển xứng tầm với vị thế Thủ đô của đất nước; vươn lên xứng tầm khu vực Đông Nam Á, châu Á và thế giới.

L.Hà

Nên xem

Nghệ An: Tổ chức trại hè “Đi tìm nguồn cội” cho hơn 300 trẻ có hoàn cảnh khó khăn

Nghệ An: Tổ chức trại hè “Đi tìm nguồn cội” cho hơn 300 trẻ có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 20/7, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Hệ thống Giáo dục Khai Minh Đức tổ chức trại hè “Đi tìm nguồn cội” năm 2025 cho 330 trẻ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt là con của đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.
Từ 1/1/2026: Thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Từ 1/1/2026: Thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Luật Việc làm 2025 có hiệu lực từ ngày 1/1/2026 đã có những thay đổi về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Cụ thể, Luật Việc làm 2025 đã quy định 4 điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bão số 3 mạnh lên cấp 12, Hà Nội cảnh báo mưa lớn diện rộng

Bão số 3 mạnh lên cấp 12, Hà Nội cảnh báo mưa lớn diện rộng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa cập nhật về tình hình bão số 3 với nhiều cảnh báo mưa lớn và gió giật mạnh tại miền Bắc và Thủ đô Hà Nội.
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội chia buồn cùng gia đình đoàn viên bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội chia buồn cùng gia đình đoàn viên bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều 20/7, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi gia đình đoàn viên bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh vào chiều ngày 19/7.
Phát triển bền vững đô thị ven sông Hồng: Hiện thực hóa khát vọng từ tầm nhìn chiến lược

Phát triển bền vững đô thị ven sông Hồng: Hiện thực hóa khát vọng từ tầm nhìn chiến lược

Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, thành phố Hà Nội cũng bắt tay vào việc triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Theo nhận định của các chuyên gia, việc triển khai mô hình chính quyền hai cấp sẽ mở ra cơ hội quan trọng để tối ưu hóa nguồn lực, thúc đẩy quy hoạch đồng bộ và phát triển đô thị hiện đại, đặc biệt là quản lý hiệu quả vùng ven sông Hồng. Đây là bước đi chiến lược góp phần xây dựng Thủ đô xanh, giàu bản sắc văn hóa.
Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bộ Nội vụ đang được giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã. Động thái này nhằm hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới.
Khẳng định vai trò của tuổi trẻ Thủ đô trong xây dựng chính quyền số

Khẳng định vai trò của tuổi trẻ Thủ đô trong xây dựng chính quyền số

Không chỉ là lực lượng xung kích trong phong trào thanh niên, tuổi trẻ Thủ đô còn trở thành “cầu nối số” giữa chính quyền và nhân dân. Nhiều bạn đoàn viên, thanh niên đã tích cực tham gia các đội hình tình nguyện chuyển đổi số, túc trực hằng ngày tại Điểm phục vụ hành chính công, sẵn sàng hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Tin khác

Kiến nghị giữ chính sách đặc thù về ngân sách: Cơ chế then chốt cho phát triển Thủ đô

Kiến nghị giữ chính sách đặc thù về ngân sách: Cơ chế then chốt cho phát triển Thủ đô

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, vấn đề phân chia ngân sách theo dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) đang thu hút nhiều ý kiến đóng góp, đặc biệt từ Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Trong phiên thảo luận tổ, nhiều đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ nguyên cơ chế đặc thù cho Thủ đô trong đó có quyền giữ lại 100% các khoản thu từ sử dụng và cho thuê đất nhằm đảm bảo nguồn lực phát triển đô thị bền vững và thực hiện các dự án trọng điểm.
Khi Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thu ngân sách

Khi Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thu ngân sách

Năm 2024 lần đầu tiên Hà Nội vươn lên dẫn đầu thu ngân sách Nhà nước với trên 512.000 tỷ đồng. Bước sang quý I/2025 và tháng 4, tháng 5/2025 Hà Nội vẫn tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu ngân sách, cao hơn tổng thu ngân sách Nhà nước của TP. HCM.
Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu

Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu

Ngày 1/6, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết “Thực hành tiết kiệm” đã đề ra một số vấn đề lớn để đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí, ra sức thực hành tiết kiệm để xây dựng đất nước phồn vinh.
Khi các nguyên thủ dạo bộ Hồ Gươm

Khi các nguyên thủ dạo bộ Hồ Gươm

Hồ Hoàn Kiếm viên ngọc quý giữa lòng Thủ đô không chỉ là biểu tượng của khát vọng hòa bình mà nơi đây đã thành “địa chỉ đỏ” cho các nguyên thủ quốc gia mỗi lần đến Hà Nội thăm hữu nghị chính thức Việt Nam hoặc dự các hội nghị cấp cao. Một Hồ Gươm quyến rũ không chỉ đáng để thả bước, mà còn gửi thông điệp từ Thủ đô đến toàn thế giới: “Hà Nội thực sự là thành phố bình yên”.
Bao giờ mở phong trào sạch hóa WC?

Bao giờ mở phong trào sạch hóa WC?

Đại thi hào Pháp - Vitor Hugo từng nói “thành phố là cuốn sách mở”. Nghĩa là khi du khách bốn phương đến bất luận thành phố nào trên thế giới, chỉ nhìn cấu trúc bên ngoài người ta cũng có thể hình dung được bản sắc văn hóa, “độ” văn minh của thành phố đó, đất nước đó ra sao.
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới

Trong suốt tiến trình phát triển của đất nước, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Trải qua nhiều giai đoạn, tư tưởng ấy ngày càng được kế thừa, phát triển và cụ thể hóa trong đường lối, chính sách của Đảng. Đặc biệt, với việc ngày 4/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW, trong đó khẳng định kinh tế tư nhân đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế. Đây chính là kim chỉ Nam để tạo ra các hành lang pháp lý đưa khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam lớn mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, vì đất nước hùng cường như mong muốn của Bác Hồ kính yêu.
Không thể nương tay với thuốc giả, thực phẩm bẩn

Không thể nương tay với thuốc giả, thực phẩm bẩn

Với tội tham nhũng, thất thoát khi bị cáo khắc phục hậu quả có thể không xem xét tội tử hình là xu thế chung của thế giới thời gian qua. Song với các tội sản xuất thuốc (tây y, đông y) giả; sản xuất - kinh doanh thực phẩm bẩn… gián tiếp xâm hại sức khỏe cộng đồng thì không thể nương tay. Mức án cao nhất có thể là tử hình.
Đồng nhất lương - giá, để người lao động sống được bằng lương

Đồng nhất lương - giá, để người lao động sống được bằng lương

Từ khi giữ trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Tô Lâm đã chỉ ra những khuyết thiếu của thể chế làm cản trở sự phát triển kinh tế, nguy cơ bẫy "thu nhập trung bình" đối với đất nước. Chính vì thế, tại các hội nghị, đồng chí Tổng Bí thư không ít lần đặt câu hỏi: Tại sao kinh tế liên tục tăng trưởng mà sự thụ hưởng của nhân dân chưa tương xứng? Và nay câu hỏi đó đang được Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm trả lời bằng hành động.
Hàng giả, thực phẩm bẩn và trách nhiệm quản lý

Hàng giả, thực phẩm bẩn và trách nhiệm quản lý

Chưa bao giờ chúng ta được chứng kiến “tần suất” các vụ phá án liên quan đến sản xuất - kinh doanh các mặt hàng giả, thực phẩm bẩn, “chất cấm” để sản xuất bóng cười… nhiều đến như vậy. Câu hỏi mà người dân đặt ra, đâu là căn nguyên dẫn đến việc sản xuất - kinh doanh dễ như vậy trong thời gian dài?
“Lời hứa” và những con số biết nói

“Lời hứa” và những con số biết nói

Hôm qua tôi lướt web trên mạng xã hội, khi dừng lại dòng tin liên quan đến thu ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội 4 tháng đầu năm 2025, “không khí” thảo luận rất sôi nổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính sao thu ngân sách cao thế? Và không ít người có kiến thức kinh tế, “đi soi” cơ cấu thu, sau đó đều đi tới kết luận bức tranh kinh tế Thủ đô đã phát triển lên tầm cao mới.
Xem thêm
Phiên bản di động