“Vua… thời Hùng Vương thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội”!
![]() | Thanh tra, kiểm tra việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo |
![]() | Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 4, đôi lời muốn nói! |
![]() | Chuẩn bị tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 2 |
Báo điện tử Lao động Thủ đô ngày 10/7/2020 có bài: “Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 4, đôi lời muốn nói”!-phản ánh về việc Địa lí mà khi điền tên địa danh khu vực (tỉnh, thành) lại điền tên thành phố- trung tâm hành chính của tỉnh thế mà vẫn được đưa vào sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 4. Sau khi bài báo xuất bản đã nhận rất nhiều ý kiến đồng tình của độc giả. Rất tiếc, về phía Bộ Giáo dục- Đào tạo và Nhà xuất bản Giáo dục (trực thuộc bộ này) thì vẫn “im hơi, lặng tiếng”!
![]() |
"Vua,lạc hầu, lạc tướng thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội" là nội dung trong SGK Lịch sủ và Địa lí lớp 4 của Nhà xuất bản Giáo dục. |
Và đêm qua (18/9) khi dạy con môn Lịch sử và Địa lí lớp 4, cũng chính cuốn sách này ngay trang đầu phần: Buổi đầu dựng nước và giữ nước (khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN), Bài 1: Nước Văn Lang có nội dụng như sau: “Khoảng năm 700 TCN, ở khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả nơi người Lạc Việt sinh sống, nước Văn Lang đã ra đời. Đứng đầu Nhà nước có vua, gọi là Hùng Vương. Giúp Vua Hùng cai quản đất nước có lạc hầu, lạc tướng. Vua, lạc hầu, lạc tướng thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội. Dân thường thì được gọi là lạc dân, tầng lớp thấp kém, nghèo hèn nhất là nô tì”.
Mọi điều không có gì đáng bàn, nếu dẫn luận mà các nhà biên soạn ghi: “Lạc hầu, lạc tướng thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội’. Tuy nhiên, khi dẫn luận: “Vua, lạc hầu, lạc tướng thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội” lại trở thành vấn đề đáng bàn, thậm chí theo người viết là sai sót nghiêm trọng về mặt nhãn quan chính trị.
Trải qua hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước, chúng ta luôn luôn tự hào là con Lạc, cháu Hồng và các Vua Hùng chính là những vị Vua đã có công dựng nước và giữ nước. Ngày nay, đền thờ Hùng Vương ở Phong Châu tỉnh Phú Thọ là địa chỉ cho ngày Quốc Giỗ 10/3 âm lịch hàng năm. Các bậc tiền nhân từ đời Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê… và chúng ta hiện nay đều suy tôn công lao trời biển của các Vua Hùng. Trong bài thơ “Lịch sử nước ta” sáng tác năm 1942 nhằm ca ngợi những trang sử vẻ vang của dân dộc, Bác Hồ viết: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam/Kể năm hơn bốn ngàn năm/Tổ tiên rực rỡ anh em thuận hòa/Hồng Bàng là tổ nước ta/Nước ta khi ấy gọi là Văn Lang…”. Vậy mà khi các chuyên gia biên soạn sách giao khoa Lịch sử và Địa lí lớp 4, các “nhà” thẩm định sách để cho xuất bản vẫn “xếp hạng”: “Vua (thời Hùng Vương-PV) thuộc “tầng lớp” giàu có trong xã hội” thì sẽ dạy các cháu học sinh về bài học đạo đức thế nào?
Khi nói đến Vua, đặc biệt là các đời Vua Hùng, bao giờ chúng ta cũng nghĩ tới những vị Vua trị vì, đức độ; những vị Vua đã có công dựng nước và giữ nước, chứ không thể xếp Vua nói chung, Vua (thời Hùng Vương-PV” nói riêng thành cái goi là “tầng lớp” được. Sử dụng cụm từ “tầng lớp” đã phạm húy, huống gì dẫn luận “Vua… thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội” thì càng phạm húy hơn!
Sẽ giải thích ra sao, nếu một học sinh thông minh, hỏi cô giáo rằng: “Các Vua Hùng là những người dựng nước và giữ nước, tạo dựng nước non mình, hết lòng vì nhân dân… sao Vua lại cùng với các lạc hầu, lạc tướng thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội ạ?”. Chắc chắn giáo viên cũng rất khó trả lời.
Lịch sử không chỉ “chép” lại những gì xảy ra trong quá khứ, mà quan trọng học lịch sử là để gieo vào lòng học sinh lòng tự hào dân tộc, tinh thần tự tôn dân tộc; đồng thời cũng góp phần giáo dục nhân cách học sinh. Nếu sách giáo khoa viết không chuẩn, biên tập và kiểm duyệt không kỹ hậu quả sẽ khôn lường! Nên chăng, Bộ Giáo dục- Đào tạo cần có cuộc sống rà soát về nội dung sách giáo khoa hiện nay!
Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm tham quan triển lãm thành tựu phát triển kinh tế tư nhân

Phân luồng qua cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) mùa vải 2025

Giải đáp chính sách mới về BHXH và an toàn lao động cho người lao động Thủ đô

Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2025

Giải cứu nhóm người đi lạc trong đêm trên núi Hàm Lợn, Sóc Sơn

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân

Dự án tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về thành phố Hà Nội: Sẽ cố gắng để khởi công sớm nhất
Tin khác

“Lời hứa” và những con số biết nói
Thời sự 15/05/2025 11:01

Kỳ vọng xã mới
Bình luận 14/05/2025 12:17

“Giải phóng” kinh tế tư nhân
Bình luận 08/05/2025 10:31

Để hàng giả, hàng “bẩn” không còn đất sống
Bình luận 07/05/2025 11:52

Vững tin bước vào kỷ nguyên mới
Bình luận 30/04/2025 06:19

Hôm nay (30/4) kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước: Khát vọng vươn mình!
Bình luận 30/04/2025 06:02

Tự hào quá Việt Nam ơi!
Bình luận 28/04/2025 12:43

Những ngôi trường đậm tính nhân văn
Bình luận 22/04/2025 06:43

Đừng để “cha chung không ai khóc”!
Bình luận 17/04/2025 14:01

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!
Bình luận 15/04/2025 16:21