--> -->

Vụ buôn lậu đất hiếm: Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bị tuyên phạt 3 năm tù

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc cùng 26 bị cáo khác trong vụ khai thác trái phép đất hiếm ở mỏ Phù Yên (tỉnh Yên Bái).
Vụ buôn lậu đất hiếm: Chủ tịch Công ty Thái Dương Đoàn Văn Huấn thừa nhận sai phạm Vụ buôn lậu đất hiếm: Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc bị khởi tố

Trong đó, cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc bị Tòa tuyên phạt 3 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Cùng với cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc, trong vụ án này còn có 6 bị cáo khác đều là cựu lãnh đạo, nhân viên Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái cũng bị truy tố về tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và bị tuyên phạt từ 2 năm 6 tháng đến 4 năm.

Vụ buôn lậu đất hiếm: Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bị tuyên phạt 3 năm tù
Các bị cáo tại Tòa.

Bị cáo Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tập đoàn Thái Dương (Công ty Thái Dương) bị Tòa tuyên phạt 14 năm 6 tháng tù về 3 tội: “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”, “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Gây ô nhiễm môi trường”. Ngoài án phạt tù, Tòa còn tuyên buộc bị cáo Huấn phải nộp lại số tiền hơn 665 tỷ đồng; đồng thời kiến nghị thu hồi lại giấy phép khai thác quặng đất hiếm của Công ty Thái Dương.

Bị cáo Lưu Anh Tuấn (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam) 16 năm tù về 2 tội: “Buôn lậu” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

18 bị cáo còn lại bị tuyên phạt các mức án từ 30 tháng tù cho hưởng án treo đến 16 năm tù theo các tội danh bị truy tố, gồm “Buôn lậu; Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; Gây ô nhiễm môi trường; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Hội đồng xét xử nhận định, đây là vụ án rất nghiêm trọng, hậu quả rất lớn, làm thất thoát tài nguyên và gây bức xúc trong xã hội. Các bị cáo là những người có trình độ chuyên môn trong từng lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, chỉ vì lợi ích cá nhân, lợi ích của doanh nghiệp mình mà các bị cáo đã bất chấp pháp luật để thực hiện hành vi phạm tội.

Đối với các bị cáo thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng xét xử khẳng định, ở vị trí cơ quan quản lý, lẽ ra các bị cáo phải là người gác cổng cho Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, nhưng các bị cáo vẫn làm sai trong việc cấp phép cho Công ty Thái Dương khi không đủ điều kiện. Hành vi phạm tội của các bị cáo cần áp dụng mức án nghiêm khắc để đảm bảo tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung trong xã hội.

Hội đồng xét xử đánh giá, hành vi của các bị cáo là rất nghiêm trọng, xâm phạm đến trật tự trị an, an toàn quản lý kinh tế về thuế, xâm phạm đến uy tín danh dự của các cơ quan tổ chức liên quan, gây thiệt hại thất thoát lãng phí rất nghiêm trọng nguồn tài nguyên của đất nước... Hành vi đó, còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội. Do đó, đòi hỏi phải xử lý nghiêm minh đối với từng bị cáo, nhằm trừng trị những cá nhân có hành vi đi ngược lợi ích của Nhà nước, của nhân dân và xã hội.

Tuy nhiên, Hội đồng xét xử cũng ghi nhận các bị cáo thành khẩn, nhiều người có thành tích công tác, gia đình có công với cách mạng. Bị cáo Nguyễn Linh Ngọc được một số cơ quan gửi đơn xin giảm nhẹ...

Về trách nhiệm dân sự, Hội đồng xét xử tuyên buộc các bị cáo nộp lại toàn bộ tiền hưởng lợi từ các hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể, sau khi đối trừ, bị cáo Huấn còn phải nộp hơn 665 tỷ đồng, bị cáo Lưu Anh Tuấn còn phải nộp 231 tỷ đồng.

Ngoài ra, Tòa còn buộc Công ty Thái Dương phải xử lý triệt để, khắc phục hậu quả của hành vi gây ô nhiễm môi trường khi đổ hơn 35.000 tấn chất thải trái phép ra khu vực mỏ Yên Phú (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái).

Đồng thời, phán quyết sơ thẩm còn kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phải đôn đốc việc khắc phục này, tránh để ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đời sống của người dân; kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp cho Công ty Thái Dương; kiến nghị cơ quan điều tra truy tìm các cá nhân bỏ trốn, tránh bỏ lọt tội phạm…

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện cơ chế điều hành tín dụng theo thị trường trong tháng 7

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện cơ chế điều hành tín dụng theo thị trường trong tháng 7

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025.
Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 27/6 đến ngày 4/7), toàn Thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường; tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT

Đáp án, thang điểm các bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chiều nay (6/7).
Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, để kiểm soát an toàn thực phẩm, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cần làm “lặng lẽ”, thường xuyên, tránh tình trạng khi có chuyện xảy ra thì cơ quan chức năng ngay lập tức lên đợt cao điểm kiểm tra, rà soát, còn những người vi phạm ngay lập tức giấu biến đi chờ “trời yên biển lặng”...
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạc ồn ào của đô thị, như nét chấm phá trầm mặc giữa bức tranh rực rỡ sắc màu hiện đại.
Trình Chính phủ mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Trình Chính phủ mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Bộ Nội vụ sẽ phối hợp cùng các Bộ, Ban, ngành Trung ương và địa phương để hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định quy định chi tiết Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, dự kiến vào quý 4/2025.
Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Ngày 6/7, mạng xã hội xôn xao trước đoạn clip ghi lại cảnh một cô gái trẻ bị người phụ nữ bán trà đá lớn tiếng xua đuổi, thậm chí "động chân động tay" khi đang đứng đợi xe trên vỉa hè đường Phạm Hùng, trước bến xe Mỹ Đình. Vụ việc làm dấy lên bức xúc về tình trạng lấn chiếm vỉa hè và hành xử thiếu văn hóa nơi công cộng. Công an phường Từ Liêm đang vào cuộc xác minh, xử lý.

Tin khác

Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Ngày 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) và 40 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh, thành phố.
Tuyên án bà trùm ma túy

Tuyên án bà trùm ma túy

Chiều 2/7, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Thị Kim Hương (Hương "Mẩu") và các bị cáo liên quan khác.
Lời hối hận muộn màng của các bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn

Lời hối hận muộn màng của các bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn

Cuối giờ chiều ngày 28/6, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu cùng hàng chục bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và một số địa phương khác đã khép lại phần tranh luận, 40 bị cáo lần lượt được nói lời sau cùng trước khi phiên tòa bước vào phần nghị án.
Luật sư đề nghị miễn trách nhiệm hình sự về tội "Đưa hối lộ" cho Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn

Luật sư đề nghị miễn trách nhiệm hình sự về tội "Đưa hối lộ" cho Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn

Chiều 27/6, phiên xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) và 40 bị cáo liên quan trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và một số tỉnh thành tiếp tục diễn ra với phần tranh luận.
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị đề nghị mức án 30 năm tù

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị đề nghị mức án 30 năm tù

Sáng 27/6, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã công bố bản luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và một số tỉnh, thành.
Cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn: Ám ảnh với cái nghèo, thường xuyên làm thiện nguyện

Cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn: Ám ảnh với cái nghèo, thường xuyên làm thiện nguyện

Trả lời trước tòa, bị cáo Nguyễn Văn Hậu (cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) đã bật khóc và cho biết, bản thân lớn lên trong nghèo khó, hiểu rõ về cái nghèo, vì vậy, từ khi làm kinh doanh có điều kiện tài chính, bị cáo đã cùng với chính quyến địa phương xoá nghèo bền vững ở quê hương, xây dựng hàng chục nghìn căn nhà tình nghĩa cho người nghèo...
Bị cáo Trịnh Văn Quyết được giảm án 14 năm tù

Bị cáo Trịnh Văn Quyết được giảm án 14 năm tù

Hội đồng xét xử ghi nhận bị cáo Trịnh Văn Quyết khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án và nộp thừa tiền khắc phục hậu quả, có nhiều tình tiết giảm nhẹ vì vậy tòa phúc thẩm tuyên phạt bị cáo 7 năm tù cho tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và phạt 4 tỷ đồng do “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Cựu Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy Mang Thít lý giải việc được Hậu "Pháo" chuyển hơn 69 tỷ đồng

Cựu Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy Mang Thít lý giải việc được Hậu "Pháo" chuyển hơn 69 tỷ đồng

Ngày 26/6, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) cùng loạt lãnh đạo tỉnh và 40 bị cáo liên quan tiếp tục phần thẩm vấn.
Cựu Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan khai nhận tiền để làm từ thiện

Cựu Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan khai nhận tiền để làm từ thiện

Sáng 25/6, phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn tiếp tục với phần thẩm vấn. Trả lời Hội đồng xét xử, bà Hoàng Thị Thúy Lan - Cựu Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc thừa nhận, đã nhận tiền của Hậu "Pháo" để làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo.
Lời khai của Hậu "pháo" về những lần hối lộ các quan chức

Lời khai của Hậu "pháo" về những lần hối lộ các quan chức

Ngày 24/6, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Văn Hậu (Hậu "Pháo"), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn cùng 40 bị cáo khác. Tại phiên toà bị cáo Hậu đã khai nhận về những lần đưa hối lộ của mình.
Xem thêm
Phiên bản di động