--> -->

Viện lý do đang làm đề tài nghiên cứu để bán đất hiếm không hóa đơn

Trình bày tại Tòa bị cáo Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Đất hiếm Việt Nam thừa nhận, bán đất hiếm không xuất hóa đơn. Tuy nhiên, bị cáo cho rằng mình không cần phải hợp thức hóa đầu vào vì đang làm đề tài nghiên cứu sản xuất đất hiếm cấp Nhà nước.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thông tin làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu Truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong vụ khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái Vụ buôn lậu đất hiếm: Chủ tịch Công ty Thái Dương Đoàn Văn Huấn thừa nhận sai phạm

Ngày 13/5, phiên xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc cùng các bị cáo trong vụ án khai thác, buôn lậu đất hiếm tiếp tục được diễn ra ở phần xét hỏi.

Theo cáo buộc, từ năm 2019 - 2023, bị cáo Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Đất hiếm Việt Nam đã giúp bị cáo Đoàn Văn Huấn (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Thái Dương) che giấu doanh thu từ việc bán đất hiếm, để ngoài sổ sách kế toán số tiền hơn 20 tỷ đồng, gây thất thu thuế hơn 7 tỷ đồng.

Trong đó, bị cáo Trương Thị Hiển (kế toán Công ty Đất hiếm Việt Nam) cùng bị cáo Lưu Anh Tuấn giúp bị cáo Huấn để ngoài sổ sách kế toán số tiền hơn 9 tỷ đồng theo 2 hóa đơn năm 2020 và 2021, gây thất thu số tiền thuế hơn 3 tỷ đồng.

Viện lý do đang làm đề tài nghiên cứu để bán đất hiếm không hóa đơn
Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Đất hiếm Việt Nam. (Ảnh: M.H)

Bị cáo Lưu Anh Tuấn còn chỉ đạo nhân viên liên hệ, trực tiếp chuyển tiền để lấy 15 hóa đơn của các Công ty cung cấp hóa chất, phản ánh số lượng vật tư đầu vào nhiều hơn thực tế mua bán với tổng trị giá hơn 16 tỷ đồng để hạch toán kế toán trái quy định, vi phạm quy định về kế toán, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền thuế là hơn 4 tỷ đồng.

Cáo buộc còn cho rằng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Đất hiếm Việt Nam, chỉ đạo nhân viên dùng hồ sơ nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xuất khẩu để hợp thức cho việc xuất khẩu trái pháp luật 473.980kg “Tổng Oxit đất hiếm” với trị giá hơn 379 tỷ đồng, được sản xuất từ nguồn đất hiếm hàm lượng TREO 18-20% mua của Công ty Thái Dương.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Tuấn khai, cổ đông thành lập công ty có 6 người, trong đó bị cáo nắm 29% cổ phần và là người điều hành công ty, bởi bị cáo là người hiểu biết về đất hiếm. Bị cáo làm nghề sản xuất đất hiếm để phục vụ xuất khẩu bằng con đường chính ngạch, có khai báo hải quan điện tử.

Về mục đích chế biến sâu đất hiếm, bị cáo Lưu Anh Tuấn cho biết, sản phẩm của công ty chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản, phục vụ cho các ngành điện tử, hàng không và xe điện. Đặc biệt, bị cáo nhấn mạnh: “Từ năm 1976 đến nay, Việt Nam chưa bao giờ xuất hiện sản phẩm đất hiếm xuất khẩu sang Nhật Bản, công ty bị cáo, là công ty duy nhất xuất khẩu sang Nhật cho đến thời điểm này”.

Liên quan đến nguồn nguyên liệu đầu vào, bị cáo Lưu Anh Tuấn thừa nhận đã mua 3.500 tấn đất hiếm từ Công ty Thái Dương để phục vụ 3 đề tài khoa học cấp Nhà nước. Sau khi chế biến tại nhà máy ở Hà Nam, công ty thu được ôxít đất hiếm đạt hàm lượng 97% và độ tinh khiết dưới 0,05%, trong đó một phần phục vụ nghiên cứu, phần còn lại xuất khẩu sang Nhật Bản theo hình thức chính ngạch với tổng số lượng hơn 487 tấn, thông qua hình thức xuất khẩu chính ngạch và khai báo hải quan điện tử.

Tại phiên tòa, trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử về việc ký hợp đồng mua đất hiếm với bị cáo Đoàn Văn Huấn, bị cáo Tuấn xác nhận 2 bên có ký kết hợp đồng, nhưng phía Công ty Thái Dương yêu cầu chỉ xuất hóa đơn giá trị thấp hơn giá trị thực tế. Khi tòa truy về việc hợp thức hóa phần nguyên liệu không có hóa đơn, bị cáo Tuấn nói: “Không cần hợp thức hóa đầu vào, vì nguyên liệu vẫn còn trong hệ thống sản xuất”. Đối với đầu ra, bị cáo Tuấn cho biết sản phẩm đã pha trộn giữa nguyên liệu hợp pháp trong nước và nguyên liệu nhập khẩu.

Trước trình bày của bị cáo Lưu Anh Tuấn, thẩm phán Trần Nam Hà hỏi bị cáo có văn bản nào thể hiện việc được giao đề tài cấp nhà nước về nghiên cứu sản xuất đất hiếm không, bị cáo cho biết sẽ nhờ luật sư chuyển đến Hội đồng xét xử. Bị cáo khẳng định thêm, bản thân đã bỏ ra 80 tỷ đồng để nghiên cứu đề tài này và được Nhà nước cấp cho 10 tỷ đồng đề làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

Về hành vi bị cáo buộc buôn lậu, Chủ tịch Công ty đất hiếm Việt Nam thừa nhận cáo trạng nhưng cho rằng vẫn còn một số điều lấn cấn. Theo trình bày của bị cáo, các tờ khai hải quan điện tử phải khai báo chính xác, đây chính là bằng chứng thể hiện vi phạm của bị cáo. Nhưng bị cáo lại không hề vi phạm gì theo tờ khai.

Bị cáo Tuấn hiện có 5 triệu cổ phần của Công ty Đất hiếm Việt Nam, tổng trị giá 50 tỷ đồng bị kê biên, phong tỏa. Ngoài ra, có 20 sổ tiết kiệm tổng giá trị 40 tỷ đồng đứng tên Phó Giám đốc Đỗ Hạnh Hương, bị cáo Tuấn xin được tòa trả lại.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Trương Thị Hiển thừa nhận hóa đơn của Công ty Thái Dương không thể hiện đầy đủ lượng hàng hóa thực tế. Khi đó bị cáo gọi cho Lưu Anh Tuấn thì Tuấn bảo bị cáo gọi cho Huấn. Lúc đó Huấn nói đã trao đổi với Tuấn.

Trong khi đó, bị cáo Đỗ Hạnh Hương cho rằng mình không trực tiếp tham gia mở tờ khai hải quan mà vẫn bị cáo buộc đồng phạm tội buôn lậu với bị cáo Tuấn là điều khiến bị cáo còn băn khoăn.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ảo tưởng quyền lực mạng: Cái giá phải trả cho những TikToker “ngông cuồng”

Ảo tưởng quyền lực mạng: Cái giá phải trả cho những TikToker “ngông cuồng”

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao trước việc hàng loạt TikToker sở hữu lượng người theo dõi “khủng” bất ngờ bị lực lượng chức năng “sờ gáy” và xử lý theo quy định pháp luật. Những cái tên như Lê Việt Hùng hay Mai Văn Dưỡng (Dưỡng Dướng Dường) là những ví dụ điển hình, cho thấy “thế giới ảo” không phải là vùng đất “miễn nhiễm” với pháp luật, và sự nổi tiếng trên mạng xã hội không đồng nghĩa với quyền lực vượt ra ngoài khuôn khổ đời thực.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: "Xây" nên những điển hình tiên tiến từ các phong trào thi đua

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: "Xây" nên những điển hình tiên tiến từ các phong trào thi đua

Giai đoạn 2020 - 2025, đã có hơn 3.500 sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến kỹ thuật được ứng dụng trong sản xuất kinh doanh; 280 sáng kiến sáng tạo được Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội biểu dương khen thưởng; 121 sáng kiến tiêu biểu được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và UBND Thành phố biểu dương… Kết quả này đã thúc đẩy đoàn viên, người lao động hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Sau khi được tôn trí tại chùa Quán Sứ, tối 13/5, Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tiếp tục hành trình thiêng liêng qua trung tâm Hà Nội, đi qua các tuyến phố cổ kính và quanh Hồ Gươm - trái tim của Thủ đô.
Công đoàn quận Long Biên: Đậm nghĩa tình qua Chương trình “Cảm ơn người lao động”

Công đoàn quận Long Biên: Đậm nghĩa tình qua Chương trình “Cảm ơn người lao động”

Tháng Công nhân năm 2025 đã ghi dấu ấn đậm nét của Công đoàn quận Long Biên với chuỗi các hoạt động thiết thực, ý nghĩa dành cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn quận. Trong đó, Chương trình “Cảm ơn người lao động” và “Hát cho công nhân nghe” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức đã trở thành điểm sáng nổi bật, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của tổ chức Công đoàn đối với người lao động - lực lượng nòng cốt, tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 tại Hà Nội sẽ chính thức diễn ra. Hiện, các đơn vị, địa phương đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện tổ chức nhằm bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn, không gây xáo trộn.
Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Tháng 5 là tháng tri ân, tôn vinh công nhân, người lao động đang ngày đêm cống hiến cho xã hội. Và giữa muôn vàn nghề nghiệp, có một công việc đặc biệt mà ít ai để ý, nhưng lại không thể thiếu trong nhịp sống đô thị: Công nhân vệ sinh môi trường. Hãy cùng chúng tôi theo chân những người công nhân môi trường - những “người hùng áo phản quang” - để hiểu hơn về công việc, cuộc sống và cả những trăn trở phía sau lớp bụi đường họ đi qua mỗi ngày của họ nhé!
Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Tối 13/5, Công an thành phố Hà Nội cho biết, đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ Nguyễn Đức Tâm - Công an phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), bị tố cáo hành hung một cô gái để điều tra, xác minh. Nếu có vi phạm, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tin khác

Vụ án Xuyên Việt Oil: Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ được giảm án

Vụ án Xuyên Việt Oil: Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ được giảm án

Nhờ khắc phục hậu quả và chấp hành tốt, nhiều bị cáo trong đại án Xuyên Việt Oil đã được giảm án.
Cựu sinh viên kiện Đại học Kinh tế Quốc dân vì "học xong 30 năm mới được cấp bằng"

Cựu sinh viên kiện Đại học Kinh tế Quốc dân vì "học xong 30 năm mới được cấp bằng"

Ngày 6/5, Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) mở phiên sơ thẩm xét xử vụ kiện dân sự về yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nguyên đơn là ông Dương Thế Hảo (66 tuổi, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) khởi kiện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, yêu cầu bồi thường số tiền hơn 43 tỷ đồng.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng lĩnh án 6 năm tù

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng lĩnh án 6 năm tù

Ngày 29/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phiên tòa xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 bị cáo khác trong vụ án sai phạm về điện mặt trời.
Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Luật sư Hoàng Văn Doãn, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội rằng, tại vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bộ Công Thương cần làm rõ thêm hành vi nhận tiền từ doanh nghiệp của cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, bởi có liên quan đến dấu hiệu của tội Nhận hối lộ.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương: Sai lầm của bản thân đã hủy hoại đi danh dự cá nhân, dòng họ

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương: Sai lầm của bản thân đã hủy hoại đi danh dự cá nhân, dòng họ

Được nói lời sau cùng trước Tòa, bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương chua xót thừa nhận, sai lầm của bản thân đã xóa đi mọi công lao, đóng góp trong quá trình 40 năm công tác và đã hủy hoại danh dự cá nhân, dòng họ.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương nhiều lần nhận tiền của lãnh đạo Công ty Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương nhiều lần nhận tiền của lãnh đạo Công ty Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam

Ngày 24/4, phiên tòa xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng và 11 người khác tiếp tục với phần tranh luận. Trong phần đối đáp của mình, đại diện Viện Kiểm sát đã nhắc đến việc cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhận tổng cộng 1,5 tỷ đồng từ doanh nghiệp và được doanh nghiệp biếu rượu, yến sào... để ưu đãi chính sách.
Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH ĐMT Trung Nam - Thuận Nam nhiều lần đưa tiền mặt cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương

Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH ĐMT Trung Nam - Thuận Nam nhiều lần đưa tiền mặt cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương

Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân (KSND) tối cao cho thấy, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng khai nhận, ông Nguyễn Tâm Thịnh - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty TNHH ĐMT Trung Nam - Thuận Nam và nhân viên nhiều lần gửi "quà" cho Vượng bằng tiền mặt với tổng số tiền nhận được là 1,5 tỷ đồng.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị đề nghị mức án 6-7 năm tù

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị đề nghị mức án 6-7 năm tù

Trưa ngày 23/4, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã luận tội và đề nghị mức án đối với cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 bị cáo khác liên quan vụ án xảy ra tại Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực và một số tỉnh, thành.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng 11 bị cáo trong vụ án vi phạm tại Bộ Công Thương và một số tỉnh thành. Tại phiên tòa, bị cáo khai việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mở rộng đối tượng được ưu đãi giá điện, song không vụ lợi.
Nhóm "quái xế" tông tử vong cô gái dừng chờ đèn đỏ lĩnh án

Nhóm "quái xế" tông tử vong cô gái dừng chờ đèn đỏ lĩnh án

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm (thành phố Hà Nội) mở phiên tòa xét xử 24 bị cáo trong vụ án gây tai nạn giao thông, khiến một cô gái tử vong khi dừng đèn đỏ ở đường Trần Hưng Đạo. Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội danh "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" và "Gây rối trật tự công cộng".
Xem thêm
Phiên bản di động