--> -->

Viettel được định giá hơn 4,3 tỷ USD, tiếp tục là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Ngày 24/9/2019, Brand Finance – công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - công bố danh sách Top 50 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam. Theo đó, Viettel là thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam với hơn 4,3 tỷ USD.  
viettel duoc dinh gia hon 43 ty usd tiep tuc la thuong hieu gia tri nhat viet nam Viettel phát sóng 5G, đặt mục tiêu đưa Việt Nam sớm chuyển đổi số thành công
viettel duoc dinh gia hon 43 ty usd tiep tuc la thuong hieu gia tri nhat viet nam Trải nghiệm miễn phí 5G của Viettel tại Thành phố Hồ Chí Minh
viettel duoc dinh gia hon 43 ty usd tiep tuc la thuong hieu gia tri nhat viet nam Viettel IDC nhận 3 giải thưởng chuyển đổi số

Như vậy, giá trị thương hiệu của Viettel tăng 20% tức hơn 1,5 tỷ USD so với năm 2018, có giá trị gấp gần 3 lần thương hiệu đứng thứ 2 và bằng tổng giá trị của 3 thương hiệu ở vị trí liền sau trong bảng xếp hạng. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Viettel dẫn đầu bảng xếp hạng, thuộc Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.

Với giá trị thương hiệu hiện tại, Viettel vẫn đang tiếp tục là thương hiệu duy nhất của Việt Nam và là một trong tám thương hiệu của Đông Nam Á lọt Top 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới do Brand Finance công bố.

viettel duoc dinh gia hon 43 ty usd tiep tuc la thuong hieu gia tri nhat viet nam
Viettel dẫn đầu Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Giá trị thương hiệu của Viettel được đánh giá cao do sự tăng trưởng cao ở 10 thị trường nước ngoài, đồng thời nhờ sự phát triển của Tập đoàn trong nhiều lĩnh vực quan trọng như: viễn thông, công nghiệp quốc phòng công nghệ cao, công nghiệp điện tử viễn thông, công nghiệp an ninh mạng.

Ông Samir Dixit, Giám đốc điều hành Brand Finance – Khu vực Châu Á, Thái Bình Dương cho biết: “Các thương hiệu thuộc Top 10 đang tạo nên 68% giá trị thương hiệu của Top 50 thương hiệu Việt Nam. Giá trị thương hiệu là một khía cạnh để tăng trưởng giá trị kinh doanh cho doanh nghiêp. Điều này được minh chứng bởi con số 52% giá trị doanh nghiệp toàn cầu ngày nay là vô hình, thuộc về giá trị thương hiệu tạo nên”.

Bảng xếp hạng Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn của ISO 10668. Đây là tiêu chuẩn định giá thương hiệu duy nhất có giá trị trên toàn cầu tính đến thời điểm hiện tại.

Brand Finance là tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh (UK). Kết quả định giá thương hiệu của Brand Finance được sử dụng và công bố chính thức trên các kênh truyền thông hàng đầu như BBC, CNN, CNBC, Bloomberg, The Economist, The Wall street Journal…

Năm 2019, Viettel tập trung mạnh vào chuyển đổi số thúc đẩy hình thành nền kinh tế số, xã hội số. Năm 2019, Viettel tập trung mạnh vào chuyển đổi số để thúc đẩy hình thành nền kinh tế số, xã hội số. Viettel triển khai thành công Trung tâm Điều hành thông minh tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Hệ thống đạt giải thưởng viễn thông châu Á - Telecom Asia Awards 2019 ở hạng mục dự án thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á. Viettel triển khai phát sóng 5G và đưa vào khai thác hạ tầng kết nối vạn vật (IoT)…Đặc biệt với 5G, Viettel đã trở thành nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam thực hiện kết nối thành công trên mạng di động. Đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia thử nghiệm thành công sớm nhất mạng 5G trên thế giới. Bên cạnh đó, Viettel cũng trở thành người tiên phong đưa công nghệ 5G tới các thị trường đầu tư quốc tế như Campuchia (tháng 7/2019); và Myanmar (tháng 8/2019).
Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chi tiết lịch thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm 2025 của 63 tỉnh, thành trên cả nước

Chi tiết lịch thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm 2025 của 63 tỉnh, thành trên cả nước

Tính đến ngày 20/5, toàn bộ 63 tỉnh, thành trên cả nước đã công bố lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2025 - 2026. Phần lớn các địa phương tổ chức kỳ thi trong tuần đầu tháng 6, với ba môn chính là Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm khác biệt đáng chú ý giữa các địa phương.
Thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn huyện Thường Tín bị tai nạn lao động

Thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn huyện Thường Tín bị tai nạn lao động

Sáng 21/5, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và LĐLĐ huyện Thường Tín đã đến thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn Trường Tiểu học Nhị Khê, huyện Thường Tín bị tai nạn lao động. Đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội làm Trưởng đoàn.
Tăng khả năng tiếp cận vốn xanh, vốn bền vững

Tăng khả năng tiếp cận vốn xanh, vốn bền vững

Hôm nay (21/5), Thời báo Ngân hàng phối hợp Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức Tọa đàm “Thực hành Báo cáo Phát triển bền vững trong lĩnh vực ngân hàng với giải pháp AI”. Sự kiện thu hút hơn 300 đại biểu từ các cơ quan quản lý, tổ chức tài chính, doanh nghiệp fintech và tổ chức quốc tế.
Ngân hàng Nhà nước công bố sổ tay quản lý rủi ro cho tín dụng xanh

Ngân hàng Nhà nước công bố sổ tay quản lý rủi ro cho tín dụng xanh

Ngày 21/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức tọa đàm “Đẩy mạnh triển khai Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030” và công bố Sổ tay hướng dẫn hệ thống quản lý rủi ro môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.
Đề nghị mở rộng đối tượng thuê nhà ở xã hội tại các địa phương thực hiện sáp nhập

Đề nghị mở rộng đối tượng thuê nhà ở xã hội tại các địa phương thực hiện sáp nhập

Đại biểu Nguyễn Hữu Đàn (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) đề nghị mở rộng đối tượng thuê nhà ở xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức tại các địa phương thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.
Dự báo giá xăng, dầu trong phiên điều hành ngày mai (22/5)

Dự báo giá xăng, dầu trong phiên điều hành ngày mai (22/5)

Dự báo trong phiên điều hành ngày mai (22/5) có thể giá xăng sẽ giảm, trong khi đó giá dầu tăng.
Triển khai đợt cao điểm chống thuốc, thực phẩm chức năng giả tại TP.HCM

Triển khai đợt cao điểm chống thuốc, thực phẩm chức năng giả tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tiếp tục đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ thuộc nhóm dược phẩm, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền.

Tin khác

Ngọc Ân - Mô hình kinh tế tư nhân nhân văn, chuyển đổi xanh bền vững

Ngọc Ân - Mô hình kinh tế tư nhân nhân văn, chuyển đổi xanh bền vững

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hướng tới phát triển bền vững và toàn diện, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục Ngọc Ân (Trung tâm Ngọc Ân) không ngừng đổi mới, sáng tạo. Đây là phương thức hoạt động một mô hình doanh nghiệp điển hình kết hợp hài hòa giữa kinh tế và trách nhiệm xã hội, đồng thời là hình mẫu tiên phong trong chuyển đổi xanh và phát triển bền vững của Thủ đô Hà Nội.
Hưng Yên - mảnh đất hấp dẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc

Hưng Yên - mảnh đất hấp dẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc

Cùng với Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên thành một trong những địa phương được các nhà đầu tư Hàn Quốc chọn làm cứ điểm nhờ cơ chế chính sách minh bạch, kết cấu hạ tầng hiện đại, thuận lợi.
Bán hàng online cố tình không kê khai, nộp thuế sẽ bị điều tra

Bán hàng online cố tình không kê khai, nộp thuế sẽ bị điều tra

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. Cục Thuế kêu gọi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chấp hành đúng quy định của pháp luật về thuế.
Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Tiếp tục kỳ họp thứ 9, ngày 13/5 Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng, với đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế đến hết năm 2026.
Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại hóa, các doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân tại huyện Đan Phượng (Hà Nội) đang tích cực chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đã tạo ra cơ hội và động lực mạnh mẽ cho quá trình này.
Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.
Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.
Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Trước những biến động từ chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, khu vực kinh tế tư nhân cần phát huy mạnh mẽ vai trò động lực tăng trưởng, không chỉ để thích ứng mà còn tạo bước bứt phá trong tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng tự chủ, bền vững và ít phụ thuộc hơn vào các thị trường lớn.
Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân

Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân được xác định là "động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết 68-NQ/TW được xem là bước ngoặt về tư duy phát triển, gỡ bỏ định kiến còn tồn tại với khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời mở ra những cam kết mới mạnh mẽ của Nhà nước trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp.
Năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ đăng ký doanh nghiệp mới

Năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ đăng ký doanh nghiệp mới

Trong quý 1/2025 có 36.400 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 1,2 lần so với các giai đoạn trước đó. Đặc biệt, vốn doanh nghiệp thành lập mới tăng cao, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2024. Qua đó, có thể thấy rằng năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Xem thêm
Phiên bản di động