Ngân hàng Nhà nước công bố sổ tay quản lý rủi ro cho tín dụng xanh
Thông tin về gói tín dụng 500 ngàn tỷ đồng cho vay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số Đề xuất chuyển quyền cho vay đặc biệt từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước |
![]() |
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú phát biểu. |
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, tăng trưởng xanh không còn là một lựa chọn mà đã trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam.
“Chính vì vậy, chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh - phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên - không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là con đường ngắn nhất để Việt Nam hướng đến một tương lai bền vững, thịnh vượng”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.
Theo Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng đối với các lĩnh vực xanh của hệ thống ngân hàng có sự tăng trưởng nhanh cả về quy mô và tốc độ.
Từ dư nợ tín dụng xanh năm 2017 chỉ đạt 180 nghìn tỷ, đến ngày 31/3 đã có 58 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với dư nợ đạt hơn 704.244 tỷ đồng, tăng 3,57% so cuối năm 2024, chiếm tỷ trọng 4,3% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm hơn 37%) và nông nghiệp xanh (hơn 29%); tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh bình quân đạt hơn 21,2%/năm trong giai đoạn 2017-2024, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế.
Về đánh giá rủi ro môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng: Đến ngày 31/3, có 57 tổ chức tín dụng có dư nợ tín dụng được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt 3,62 triệu tỷ đồng, tăng gần 1% so cuối năm 2024 với số món được đánh giá rủi ro môi trường xã hội đạt gần 1,3 triệu món, tăng hơn 15 lần so thời điểm bắt đầu thực hiện năm 2017.
Sự kiện cũng chứng kiến lễ công bố Sổ tay hướng dẫn hệ thống quản lý rủi ro về môi trường - xã hội (ESMS) do Ngân hàng Nhà nước phối hợp Tổ chức Tài chính quốc tế biên soạn.
Sổ tay được phát triển trên cơ sở thông lệ quốc tế, nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống quản lý rủi ro môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, góp phần thực hành tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) và hướng tới tài chính bền vững tại Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

HĐND thành phố Hà Nội tiếp tục xem xét 9 Nghị quyết cụ thể hóa Luật Thủ đô

Nghị quyết ban hành phải khả thi, giảm bớt thủ tục và thực sự đi vào cuộc sống

Hành trình 65 năm ngành Du lịch Việt Nam phát triển và vươn mình mạnh mẽ

Đô thị cổ Provins, viên ngọc của nước Pháp

Còn đó, khúc hoan ca mùa Hạ

Nhận định Ludogorets Razgrad vs Dinamo Minsk: Bước khởi đầu nhiều ẩn số tại Champions League

Vụ án "Mr Pip": Đằng sau 5.315 tỷ đồng đã được thu hồi và những chi tiết chưa từng công bố
Tin khác

Bỏ “room tín dụng” từ 2026: Bước ngoặt chính sách, kỳ vọng khai thông dòng vốn
Tài chính 07/07/2025 12:00

Nhiều thuận lợi trong hợp tác công tư lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Tài chính 04/07/2025 07:40

Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử
Tài chính 03/07/2025 19:33

Hà Nội: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng năm 2025 ước đạt trên 392.000 tỷ đồng
Infographic 03/07/2025 17:15

Thanh tra NHNN chỉ ra các sai phạm tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Điện Biên
Tài chính 03/07/2025 16:37

Thu ngân sách của Hà Nội trong 6 tháng đạt 76,3% dự toán
Tài chính 03/07/2025 15:37

Đã chi trả gần 30 nghìn tỷ đồng cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy
Tài chính 03/07/2025 09:42

Hợp tác công tư bước sang trang mới: Hàng loạt ưu đãi thu hút vốn tư nhân
Tài chính 02/07/2025 20:06

Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để phát triển khoa học, công nghệ
Tài chính 02/07/2025 17:54

Bộ Tài chính họp báo thường kỳ quý 2: Nhiều vấn đề liên quan đến thuế được quan tâm
Tài chính 02/07/2025 17:31