--> -->

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân Khẩn trương đưa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân sớm đi vào cuộc sống Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Đánh giá hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh tế hiện nay tại Hội thảo Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025, GS.TS Tô Trung Thành, Trưởng ban Chính sách công, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng: Mặc dù hành lang pháp lý đã được hoàn thiện đáng kể trong những năm qua, nhưng thực tế cho thấy vẫn còn không ít bất cập trong việc bảo vệ quyền sở hữu, gia nhập thị trường, hoạt động kinh doanh và rút lui khỏi thị trường - đặc biệt là với nhóm doanh nghiệp SME.

Cụ thể, ở góc độ pháp luật bảo vệ quyền sở hữu, hệ thống quy định đã thiết lập nền tảng khá đầy đủ, song hiệu quả thực thi vẫn là điểm yếu. Việc xử lý vi phạm bản quyền còn thiếu nhất quán, nhiều nhà đầu tư lo ngại về tính minh bạch trong giải quyết tranh chấp. Với các doanh nghiệp khởi nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ không được bảo vệ hiệu quả đồng nghĩa với việc họ có thể mất trắng công nghệ hoặc ý tưởng chỉ vì khoảng trống trong thực thi pháp luật.

Trong khi đó, quá trình gia nhập thị trường dù đã cải cách mạnh mẽ, vẫn tồn tại các rào cản hành chính phức tạp, đặc biệt trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Sự thiếu đồng bộ giữa các địa phương khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc mở rộng địa bàn hoạt động. Với các mô hình kinh doanh mới như kinh tế số, chia sẻ tài nguyên, hành lang pháp lý vẫn chưa rõ ràng, khiến doanh nghiệp loay hoay giữa rủi ro và kỳ vọng.

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME
Ảnh minh họa: P.D

Đối với doanh nghiệp đang hoạt động, không ít đơn vị vẫn bị ràng buộc bởi các quy định chuyên ngành can thiệp sâu, thiếu linh hoạt và dễ bị lạm dụng. Hệ thống văn bản chồng chéo, thay đổi nhanh chóng khiến chi phí tuân thủ gia tăng, tác động lớn đến doanh nghiệp nhỏ vốn hạn chế về nhân lực pháp lý và năng lực quản trị.

Đặc biệt, thủ tục rút lui khỏi thị trường như giải thể, phá sản, vẫn bị đánh giá là phức tạp và kéo dài, dẫn đến tình trạng “tồn tại hình thức” trong không ít doanh nghiệp, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp nhỏ không thể tiếp cận thủ tục phá sản do chi phí pháp lý quá cao so với quy mô và khả năng chi trả.

Giữa bức tranh đó, sự ra đời của Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được đánh giá là một trong những bước chuyển quan trọng trong tư duy và hành động của Đảng, Nhà nước. Nghị quyết đã định vị lại vai trò của kinh tế tư nhân không chỉ là “bổ trợ”, mà còn là “động lực quan trọng” của nền kinh tế, cần được đối xử bình đẳng và hỗ trợ phát triển thực chất.

Đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị quyết 68 đã “thắp lửa” kỳ vọng về một môi trường đầu tư - kinh doanh thuận lợi hơn, minh bạch hơn, công bằng hơn. Trong đó, một trong những điểm nhấn đáng chú ý là yêu cầu tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực thiết yếu như vốn, đất đai, hạ tầng, đào tạo và khoa học công nghệ.

Theo nhiều doanh nghiệp, trong ba yếu tố nền tảng của môi trường cạnh tranh, gồm vốn, thủ tục hành chính và mặt bằng sản xuất - thì việc tiếp cận đất đai là rào cản lớn nhất. Không ít doanh nghiệp SME muốn mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nhưng lại bị “trói chân” vì không có mặt bằng phù hợp. Chính sách đất đai nhiều năm qua chưa đủ linh hoạt, thiếu ưu đãi cần thiết và đặc biệt là khó tiếp cận với các doanh nghiệp nhỏ vốn hạn chế về tài chính và thủ tục.

GS.TS Tô Trung Thành: “Tăng trưởng cao phải đi kèm với ổn định kinh tế vĩ mô. Cần cẩn trọng trong điều hành chính sách tiền tệ, tăng cường chính sách tài khóa lành mạnh, cải thiện an sinh xã hội và chú trọng phát triển kinh tế tư nhân như động lực trung tâm. Đồng thời, cần đẩy mạnh tái cơ cấu chuỗi sản xuất, thu hút FDI chất lượng cao, tận dụng hiệu quả các FTA, phát triển kinh tế số và các ngành công nghiệp chiến lược”.

Nghị quyết 68 lần này đặt trúng và “mổ đúng” vào điểm nghẽn đó. Chủ trương cho phép địa phương sử dụng ngân sách để đầu tư hạ tầng gắn với phân quyền, đặc biệt trong phát triển các khu, cụm công nghiệp – được đánh giá là một trong những bước đột phá đáng chú ý. Đây sẽ là cơ sở pháp lý để các tỉnh, thành chủ động quy hoạch, đầu tư và vận hành các cụm công nghiệp vệ tinh, mở ra “bến đỗ” ổn định cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức sản xuất dài hạn.

Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi như giảm tối thiểu 30% tiền thuê đất trong 5 năm đầu cũng được cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tạo thêm động lực cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào khu, cụm công nghiệp, thay vì duy trì mô hình phân tán, thiếu chuẩn hóa như hiện nay.

Không chỉ tháo gỡ những rào cản hữu hình, Nghị quyết 68 còn mở ra hướng tiếp cận thể chế theo hướng phân tầng – tức là có chính sách riêng phù hợp cho từng quy mô doanh nghiệp: Từ tập đoàn, doanh nghiệp vừa đến hộ kinh doanh. Việc định vị rõ đặc điểm, nhu cầu và khả năng hấp thụ chính sách của từng nhóm đối tượng sẽ giúp các giải pháp hỗ trợ “trúng đích”, giảm tình trạng cào bằng hoặc ưu ái thiếu kiểm soát.

Giới chuyên gia nhận định, để Nghị quyết 68 đi vào cuộc sống, điều quan trọng là phải cụ thể hóa các nội dung vào văn bản pháp luật và thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Trong đó, yếu tố minh bạch, ổn định và nhất quán trong áp dụng chính sách là then chốt để tạo niềm tin cho doanh nghiệp.

GS.TS Tô Trung Thành cũng nhấn mạnh, phát triển kinh tế tư nhân không thể tách rời khỏi sự ổn định kinh tế vĩ mô. Chính sách tài khóa cần mở rộng theo hướng chọn lọc, tập trung vào đầu tư công hiệu quả và giảm thuế có mục tiêu. Chính sách tiền tệ cần cẩn trọng, không gây rủi ro cho ổn định tài chính. Quan trọng nhất là tạo dựng môi trường phát triển nội lực, nơi doanh nghiệp SME có thể phát huy vai trò thực chất, tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu và đóng góp giá trị gia tăng bền vững.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, kinh tế số, chuyển đổi xanh và tận dụng tốt các FTA thế hệ mới cũng được xem là “cánh tay nối dài” cho doanh nghiệp tư nhân cất cánh, đặc biệt là nhóm SME nếu được tiếp cận công bằng với hạ tầng và cơ hội.

Bảo Thoa

Nên xem

Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Từ ngày 13/5, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội sẽ không phát số và không sử dụng số thứ tự trực tiếp tại Chi nhánh số 1 (258 Võ Chí Công). Thay vào đó, người dân sẽ thực hiện việc lấy số thứ tự online trên ứng dụng iHanoi trước khi đến giao dịch trực tiếp.
Biểu dương 95 công nhân giỏi, 665 sáng kiến sáng tạo và 78 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

Biểu dương 95 công nhân giỏi, 665 sáng kiến sáng tạo và 78 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

Từ các phong trào thi đua yêu nước, 5 năm qua, số công nhân giỏi thuộc Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) Hà Nội được khen thưởng cấp trên cơ sở là 870 đồng chí, sáng kiến sáng tạo là 2.360 sáng kiến sáng tạo. Qua đó, khẳng định hiệu quả của phong trào thi đua và sự sáng tạo đổi mới về nội dung, hình thức trong hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Công đoàn chủ động, sáng tạo chăm lo và đồng hành cùng người lao động

Công đoàn chủ động, sáng tạo chăm lo và đồng hành cùng người lao động

Thời gian qua, Công đoàn Trường THCS Tảo Dương Văn (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) tiếp tục khẳng định vai trò là chỗ dựa tin cậy của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Công đoàn đã chủ động đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, chăm lo thiết thực đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên.
Công an thành phố Hà Nội chung tay vì mục tiêu không còn nhà dột nát

Công an thành phố Hà Nội chung tay vì mục tiêu không còn nhà dột nát

Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công an phát động, đến nay, gần 27 tỷ đồng đã được cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô ủng hộ và nộp về Bộ Công an để thực hiện các hoạt động thiện nguyện, ưu tiên hỗ trợ những địa phương còn nhiều hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn trên khắp cả nước.
Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa có quyết định số 731/QĐ-TTPVHCC về việc phê duyệt phương án tái cấu trúc quy trình giải quyết nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để ưu tiên cung cấp bằng hình thức trực tuyến trên địa bàn Thành phố.
Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại hóa, các doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân tại huyện Đan Phượng (Hà Nội) đang tích cực chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đã tạo ra cơ hội và động lực mạnh mẽ cho quá trình này.
Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Nằm ở ngoại thành Hà Nội, làng nghề Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được biết đến bởi bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa làng nghề đặc sắc. Cùng với việc bảo tồn, phát huy giá trị của tài nguyên, đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, dịch vụ… du lịch làng nghề gốm Bát Tràng đang rất hút khách.

Tin khác

Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại hóa, các doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân tại huyện Đan Phượng (Hà Nội) đang tích cực chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đã tạo ra cơ hội và động lực mạnh mẽ cho quá trình này.
Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.
Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Trước những biến động từ chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, khu vực kinh tế tư nhân cần phát huy mạnh mẽ vai trò động lực tăng trưởng, không chỉ để thích ứng mà còn tạo bước bứt phá trong tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng tự chủ, bền vững và ít phụ thuộc hơn vào các thị trường lớn.
Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân

Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân được xác định là "động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết 68-NQ/TW được xem là bước ngoặt về tư duy phát triển, gỡ bỏ định kiến còn tồn tại với khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời mở ra những cam kết mới mạnh mẽ của Nhà nước trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp.
Năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ đăng ký doanh nghiệp mới

Năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ đăng ký doanh nghiệp mới

Trong quý 1/2025 có 36.400 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 1,2 lần so với các giai đoạn trước đó. Đặc biệt, vốn doanh nghiệp thành lập mới tăng cao, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2024. Qua đó, có thể thấy rằng năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Hải Phòng vươn lên dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Hải Phòng vươn lên dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Ngày 6/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024. Trong đó, Hải Phòng lần đầu tiên vươn lên dẫn đầu cả nước. Đáng chú ý, nằm trong “top” cao còn có Quảng Ninh, Long An, Bắc Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Từ hôm nay, Bộ Công Thương là đầu mối cấp C/O cho doanh nghiệp

Từ hôm nay, Bộ Công Thương là đầu mối cấp C/O cho doanh nghiệp

Từ hôm nay (5/5), Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.
UDIC được vinh danh Top 10 nhà thầu uy tín năm 2025

UDIC được vinh danh Top 10 nhà thầu uy tín năm 2025

Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC - Công ty TNHH MTV (UDIC) vừa được vinh danh Top 10 nhà thầu uy tín năm 2025.
Tưng bừng Ngày hội sáng tạo Rạng Đông Techday 11

Tưng bừng Ngày hội sáng tạo Rạng Đông Techday 11

Nhân kỷ niệm 61 năm Ngày Bác Hồ về thăm Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông (28/4/1964 - 28/4/2025), ngày 26/4, Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông tổ chức Ngày hội sáng tạo Rạng Đông Techday 11 với chủ đề “Rạng Đông trong kỷ nguyên vươn mình bứt phá”.
Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030

Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chiều ngày 22 và sáng 23/4/2025, Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh tổ chức Đại hội Đảng bộ khoá XIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Xem thêm
Phiên bản di động