--> -->

Đề xuất 5 nhóm doanh nghiệp chủ lực dẫn dắt sự phát triển của TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có thể tổ chức lại các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) theo 5 nhóm gồm nhóm doanh nghiệp về lĩnh vực đầu tư tài chính; về phát triển hạ tầng đô thị, trong đó có nhà ở, xã hội; về phát triển hạ tầng công nghệ cao, hạ tầng số, đổi mới sáng tạo; về phát triển đường sất đô thị và tổ chức lại hệ thống các công ty công ích theo hướng xã hội hóa.
Kinh tế tư nhân và những thuận lợi khi bước vào kỷ nguyên mới Thủ tướng yêu cầu phải giải quyết yêu cầu, đề xuất của doanh nghiệp trong vòng 2 tuần Cam kết hành động mạnh mẽ vì sự lớn mạnh của kinh tế tư nhân

Đây là đề xuất đáng chú ý của Tiến sĩ Trần Du Lịch tại tọa đàm: “Huy động nguồn lực DNNN vào phát triển TP.HCM theo tinh thần Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân” do Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức ngày 3/6.

Đề xuất 5 nhóm doanh nghiệp chủ lực dẫn dắt sự phát triển của TP.HCM
Tiến sĩ Trần Du Lịch đề xuất tổ chức lại 5 nhóm DN giữ vai trò dẫn dắt TP.HCM.

Theo Tiến sĩ Trần Du Lịch: TP.HCM có 30 năm thực hiện cổ phần hóa sắp xếp DNNN, bên cạnh những thành tựu nhất định thì vẫn còn nhiều tồn tại, trong đó chưa có tổng công ty nào có vai trò dẫn dắt. Cùng với đó là việc chưa có đánh giá đúng mức vai trò của lực lượng tài sản và mặt bằng nhà đất công sản dôi dư từ việc cổ phần hóa DNNN.

Vì thế cần thống nhất việc bàn lại vai trò kinh tế tư nhân gắn với Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và Nghị quết 198 của Quốc hội về cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM, nhất là trong bối cảnh sắp tới TP.HCM mở rộng để đánh giá đầy đủ quy mô và nguồn lực hợp nhất của lực lượng tài sản và mặt bằng nhà đất công sản dôi dư từ việc cổ phần hóa DNNN.

Đồng thời cần tập trung xây dựng hệ thống quan điểm về cổ phần hóa DNNN đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế tư nhân để lãnh đạo Thành phố thông qua; cần đặt lại vi trí lực lượng DNNN; thống nhất việc cần làm rõ đề án duy trì 100% vốn Nhà nước trong quá trình cổ phần hóa nhằm mục đích gì, tỷ lệ chi phối bao nhiêu cũng như cần xác lập quan điểm Nhà nước kiến tạo phát triển, việc thành lập DNNN không phải để cạnh tranh kiếm lợi mà để phát triển bền vững.

“Có thể tham khảo mô hình ở Thái Lan khi DNNN được đưa lên sàn chứng khoán, trong đó Nhà nước chỉ nắm 65%, khi tăng vốn thì vốn Nhà nước tăng theo, còn lại 35% bán ra công chúng, đưa ra thị trường để đánh giá hiệu quả hoạt động. Từ cách làm này, TP.HCM cần thống nhất quan điểm tỷ lệ Nhà nước nắm giữ sau cổ phần hóa ít nhất 65%, còn lại 35% đưa ra công chúng để làm thước đo hiệu quả, tạo sự minh bạch và cạnh tranh lành mạnh với khu vực kinh tế tư nhân”, Tiến sĩ Trần Du Lịch chia sẻ.

Đề xuất 5 nhóm doanh nghiệp chủ lực dẫn dắt sự phát triển của TP.HCM
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Anh, Đại học Indiana, Bloomington, Hòa Kỳ phát biểu tại tọa đàm.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Anh, Đại học Indiana, Bloomington, Hòa Kỳ: Hiện có 5 thách thức đối với DNNN như ngoài nhiệm vụ kinh doanh còn thực hiện nhiệm vụ chính trị; ngại tăng trưởng nhanh do lo sợ sẽ bị áp chỉ tiêu năm sau nên chỉ đặt ra mức tăng trưởng 5 - 6%; ngại đầu tư nhiều; hạn chế năng lực lãnh đạo do hoạt động DNNN theo phân bổ ngân sách, không khuyến khích tài năng vượt trội; tầm nhìn nhiệm kỳ nên chỉ làm để đạt được mục tiêu trong nhiệm kỳ đó.

Nguyên nhân là do “vai trò kép” của người lãnh đạo, mặc dù đại diện cho DNN nhưng lại có quyền lợi riêng, gắn với sự nghiệp chính trị hơn là sự nghiệp lãnh đạo doanh nghiệp, dẫn đến sự mâu thuẫn, tạo ra 5 thách thức kể trên. Cùng với đó là do hệ thống pháp luật ngặt nghèo, có tính chất nặng nề hơn so với khu vực tư nhân, trong khi năng lực quản lý của một số bộ ngành liên quan còn hạn chế, ảnh hưởng đến quản trị doanh nghiệp.

Từ thực trạng nói trên, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Anh đưa ra nhóm giải pháp gồm tách bạch vai trò kinh doanh và xã hội để phân loại yếu tố quản trị vì mỗi loại doanh nghiệp có mục tiêu khác nhau. Đồng thời cần cân nhắc một số lĩnh vực khi cổ phần hóa có cần thiết Nhà nước nắm giữ tỷ lệ chi phối, dẫn dắt hay không? Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, cần mở ra thị trường để doanh nghiệp nước ngoài tham gia qua đó học hỏi, nắm bắt công nghệ cũng như xây dựng hệ thống chỉ số nhằm xác định rõ từng nhiệm vụ, tạo sự rõ ràng trong hoạt động.

Đề xuất 5 nhóm doanh nghiệp chủ lực dẫn dắt sự phát triển của TP.HCM
Ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận chia sẻ những khó khăn trong quá trình cổ phần hóa DNNN.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận cho rằng, cần tập trung nguồn lực, tạo cơ chế tối đa để phát triển kinh tế tư nhân. Việc cổ phần hóa DNNN nhằm tạo lan tỏa để phát triển kinh tế tư nhân, tạo sức hút nguồn lực.

Chia sẻ về những khó khăn, thách thức đối với DNNN, ông Trần Anh Tuấn cho biết, DNNN không chỉ thiên về làm kinh doanh mà còn làm nhiệm vụ chính trị, đây là một bài toán khó của lãnh đạo doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thì DNNN lại hoạt động và “gánh trên vai” nhiều luật khác; chưa kể các quy định liên quan về cho thuê mặt bằng, quản lý tài sản công, hoạt động đúng ngành nghề kinh doanh đăng ký…

“Vì thế, DNNN hoạt động không năng động và bị ràng buộc nhiều hơn so với doanh nghiệp tư nhân, “gánh trên vai” nhiều trách nhiệm, nhiều quy định, chưa kể hiện chưa có sự thống nhất trong các quy định của Trung ương về cổ phần hóa do thay đổi, sửa đổi các Nghị định. Vì thế để khắc phục tình trạng này, trong khi chờ hướng dẫn của Trung ương thì TP.HCM cần mạnh dạn tham mưu, đề xuất cơ chế tạo đột phá để thực hiện có hiệu quả quá trình cổ phần hóa", ông Trần Anh Tuấn nêu ý kiến.

Đề xuất 5 nhóm doanh nghiệp chủ lực dẫn dắt sự phát triển của TP.HCM
Ông Quảng Văn Viết Cương, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp Becamex Bình Dương phát biểu tại tọa đàm.

Trong khi đó, ông Quảng Văn Viết Cương, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp Becamex Bình Dương chia sẻ việc nguồn vốn nhà nước bổ sung vào công ty cổ phần hóa gặp nhiều khó khăn, chưa kể việc định giá giá trị doanh nghiệp; xây dựng tiêu chí cổ phần hóa trong đó có tỷ lệ nhà nước chi phối để giữ vai trò dẫn dắt. Đồng thời cần nguồn vốn đầu tư cho DNNN để đổi mới khoa học công nghệ.

“Quy định thay đổi liên tục nên có những DNNN vừa định giá xong lại phải định giá lại, bổ sung đi bổ sung lại nhiều lần, rất khó khăn. Thậm chí có trường hợp trải qua 2 kỳ đại hội cổ đông mà vẫn chưa quyết toán xong chi phí cổ phần hóa. Vì thế cần có cơ chế, tham mưu đề xuất cơ chế đột phá thì mới cổ phần hóa hiệu quả được”, ông Quảng Văn Viết Cương chia sẻ thêm.

Nhiều quy định về cổ phấn hóa DNNN

Hiện có nhiều quy định về cổ phần hóa DNNN như Nghị định số 126 ngày 16/11/2017, Nghị định số số 140 ngày 30/11/2020, Nghị định số 91 ngày 13/10/2015, Nghị định số 32 ngày 8/3/2018 của Chính phủ; Quyết định số 22 ngày 2/7/2021, Quyết định số 184 ngày 20/2/2024, Quyết định số 13 ngày 14/5/2025, Chỉ thị số 47 ngày 24/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 40 ngày 30/12/2024 của Thành ủy TP.HCM, Quyết định số 2999 ngày 1/8/2024, Quyết định số 3152/QĐ-UBND ngày 12/8/2024 của Ủy ban nhân dân TP.HCM.

Theo kế hoạch, đến hết năm 2025, TP.HCM sẽ có 10 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa gồm: Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV, Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV, Tổng Công ty Bến Thành - TNHH MTV, Tổng Công ty Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn - TNHH MTV, Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn - TNHH MTV, Tổng Công ty xây dựng Sài Gòn - TNHH MTV, Tổng Công ty văn hóa Sài Gòn - TNHH MTV, Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn, Công ty TNHH MTV 27/7 TP.HCM, Tổng Công ty Công nghiệp in bao bì Liksin - TNHH MTV.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chứng khoán Việt sôi động chinh phục đỉnh mới

Chứng khoán Việt sôi động chinh phục đỉnh mới

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn khởi sắc rõ nét khi VN-Index liên tục bứt phá và tiến sát mốc kháng cự tâm lý 1.500 điểm. Trong tuần giao dịch từ 14 đến 18/7, chỉ số này đã tăng gần 40 điểm, đạt 1.497,28 điểm, mức cao nhất từ đầu năm 2025 đến nay. Điểm nhấn của thị trường nằm ở dòng tiền mạnh mẽ, lan tỏa đều khắp các nhóm ngành, đặc biệt là bất động sản, ngân hàng, bán lẻ và chứng khoán.
Tuyển bóng chuyền nam Việt Nam giành ngôi Á quân chặng 2 SEA V.League 2025 đầy ấn tượng

Tuyển bóng chuyền nam Việt Nam giành ngôi Á quân chặng 2 SEA V.League 2025 đầy ấn tượng

Khép lại chặng 2 giải bóng chuyền SEA V.League 2025 diễn ra tại Indonesia, đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam đã xuất sắc giành ngôi á quân sau loạt trận kịch tính và đầy cảm xúc, khẳng định sự tiến bộ mạnh mẽ về chuyên môn và tinh thần thi đấu.
Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, tuyên truyền khẩn cấp ứng phó bão số 3 trên sông Hồng

Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, tuyên truyền khẩn cấp ứng phó bão số 3 trên sông Hồng

Chiều 20/7, các lực lượng liên ngành tại Hà Nội đã đồng loạt ra quân kiểm tra, khảo sát thực tế và tuyên truyền khẩn cấp các biện pháp phòng chống bão số 3 (Wipha) trên tuyến sông Hồng. Hoạt động này nhằm chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của bão, kịp thời khắc phục các tồn tại và nâng cao ý thức cho người dân, doanh nghiệp, đảm bảo an toàn giao thông thủy và hạn chế tối đa thiệt hại.
Hoà Xá: Tặng quà tri ân các gia đình thân nhân liệt sĩ

Hoà Xá: Tặng quà tri ân các gia đình thân nhân liệt sĩ

Chiều 20/7, Ủy ban Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Hoà Xá phối hợp với doanh nghiệp Gia đình Trí Tuệ tổ chức chương trình tri ân và tặng quà các gia đình thân nhân liệt sĩ, nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành thành lập các đoàn công tác để phối hợp với 5 địa phương chỉ đạo ứng phó với bão số 3 và mưa lũ.
Giá xăng dầu hôm nay (21/7): Giá dầu thế giới quay đầu tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay (21/7): Giá dầu thế giới quay đầu tăng nhẹ

Hôm nay (21/7), giá dầu thế giới tăng nhẹ khi thị trường phản ứng trước loạt thông tin trái chiều về kinh tế và thuế quan tại Mỹ. Cụ thể, giá dầu Brent tăng 0,12 USD/thùng, tương đương 0,17%, giảm 0,35%, giá dầu WTI tăng 0,17 USD/thùng, tương đương 0,25%.
“Dịu dàng màu nắng” tập 35: Gã chồng vũ phu tìm tới nhà trọ hành hung Thảo, Phong thổ lộ tình cảm với Xuân

“Dịu dàng màu nắng” tập 35: Gã chồng vũ phu tìm tới nhà trọ hành hung Thảo, Phong thổ lộ tình cảm với Xuân

Tập 35 trong “Dịu dàng màu nắng” tiếp tục đẩy cao kịch tính với loạt diễn biến căng thẳng, khi gã chồng vũ phu bất ngờ xuất hiện tại nhà trọ của Thảo, gây ra cuộc ẩu đả khiến cả Nam cũng bị hành hung. Trong khi đó, mối quan hệ giữa Xuân và sếp Phong dần hé lộ thêm những cung bậc cảm xúc sâu sắc.

Tin khác

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội thảo phản ánh khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật qua thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất phương án xử lý.
Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Sau 2 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cơ sở. Cấp xã, nơi trực tiếp tiếp xúc, phục vụ người dân đang thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ.
31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

Chiều 17/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự” lần thứ nhất.
Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kỷ niệm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3036/QĐ-UBND về việc thành lập 6 Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các vướng mắc được phản ánh rất đa dạng, trong nhiều ngành, lĩnh vực, vướng mắc cả trong quy định và thực thi, có trong các văn bản pháp lý khác nhau.
75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

Lực lượng Thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp to lớn, trở thành biểu tượng của tinh thần xung kích, dấn thân vì độc lập dân tộc, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đó, ngày 30/6/1995, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15/7 hằng năm làm Ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên các thế hệ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Theo TTXVN, chiều nay (15/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (phường Ninh Xá, tỉnh Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Sau đổi tên, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố

Sau đổi tên, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố

Sau khi thực hiện thay đổi tên gọi của Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực, cả nước có 34 BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH cấp tỉnh). Trụ sở chính của BHXH cấp tỉnh đặt tại Trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động