-->

Ước vọng qua từng nét chữ

Tục xin chữ, cho chữ đầu năm từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của vùng đất kinh kỳ hoa lệ. Mỗi con chữ không chỉ thể hiện sự tài hoa, uyên bác của người cho chữ mà còn là những mong muốn cầu tài, cầu lộc cầu bình an, may mắn cho cả năm của người xin chữ.
tin nhap 20180206143028 “Hương thời gian” nhiều nắng
tin nhap 20180206143028 Những bông cúc vàng

Từ bao đời nay, mỗi dịp tết đến, xuân về, người Việt lại tìm đến các ông đồ để xin chữ, đây là một việc làm mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện tinh thần trọng chữ nghĩa, trọng tri thức và thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, đồng thời, tạo mối giao lưu văn hóa trong cộng đồng khi mọi người cùng nhau hướng tới vẻ đẹp chân – thiện – mỹ. Thuở xưa, ông đồ thường dùng chữ Hán – Nôm để cho chữ vì đây là loại chữ tượng hình, hàm ẩn nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều người cho chữ và xin chữ đều có xu hướng dùng chữ Quốc ngữ vì loại chữ này có ưu điểm là thông dụng, dễ đọc, dễ hiểu. Các chữ đều được viết trên nền giấy hồng, giấy đỏ, là biểu tượng màu may mắn, tốt lành và tùy theo nội dung của chữ mà ông đồ sử dụng mực nho hay nhũ vàng để có ý nghĩa nhất cho người đến xin chữ.

tin nhap 20180206143028
Mỗi nét chữ của ông đồ như “rồng bay, phượng múa”.

Người đến xin chữ thường ở mọi lứa tuổi, tầng lớp, ngành nghề. Mỗi chữ được cho ứng với mỗi người, mỗi hoàn cảnh, mỗi công việc, mang nỗi niềm, tâm tư, mong ước hay một ý niệm nhất định. Người lớn thì thường xin các chữ: Phúc, Lộc, Thọ, An Khang, Cát Tường, Như Ý... để cầu mong sự bình yên cho gia đình con cháu. Doanh nhân thì xin các chữ: Phát, Lộc, Tài, Vượng với mong muốn công việc kinh doanh được phát triển, thuận buồm xuôi gió. Các bạn thanh niên đang phấn đấu thường xin chữ: Chí, Thành, Đạt, Đắc, Nhẫn để mong muốn luôn bền gan, vững chí vượt qua khó khăn, đạt được những mục tiêu đã đề ra trong cuộc sống; Các cháu thiếu nhi thì thường được bố mẹ xin cho các chữ: Học, Hiếu, Lễ, Nghĩa, Tiến để mong con mình lớn lên từ những điều kỳ vọng của bố mẹ trở thành những người con hiếu thảo của gia đình, một công dân có ích cho xã hội…Ngoài cầu tài, lộc, may mắn, bình an… người xin chữ còn muốn xin cái đức độ, tài năng của ông đồ, lấy chữ để răn mình. Đây chính là minh chứng về truyền thống hiếu học, trọng chữ nghĩa của dân tộc Việt Nam.

Tục cho chữ, xin chữ đầu năm từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Vào những ngày đầu năm mới, khi mà không khí mùa xuân đang phủ đầy các ngõ phố của thủ đô thì cũng là lúc các ông đồ áo the khăn xếp, ngồi giữa chồng giấy điệp hồng thắm, dở bút nghiên, chăm chú thảo những nét chữ như “rồng bay, phượng múa”. Các ông đồ tập trung nhiều nhất ở đoạn phố Văn Miếu, đầu dốc Bà Triệu, đền Ngọc Sơn, vườn hoa Lý Thái Tổ...

tin nhap 20180206143028

Đặc biệt, trong những năm gần đây, khu vực hồ Văn, nằm trong khuôn viên khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã trở thành điểm đến của người Hà Nội và các ông đồ trong những ngày đầu năm để xin chữ, cho chữ. Nơi đây còn được người Hà Nội đặt cho một cái tên mới là “phố ông Đồ”. Khu vực Văn Miếu – Quốc Tử Giám với ý nghĩa là biểu tượng của trung tâm giáo dục, đào tạo nhân tài lớn nhất cả nước, nơi lưu giữ và bảo tồn nhiều truyền thống quý báu của dân tộc như hiếu học, hiếu nghĩa, tôn trọng nhân tài... đã được lựa chọn làm nơi diễn ra Hội chữ Xuân với mục đích tạo không gian và điều kiện để các ông đồ sáng tác, thể hiện sự tài hoa, uyên bác của mình và để cho người xin chữ có thể yên tâm, hân hoan mang về gia đình những chữ đúng, đẹp với nhiều ước nguyện tốt lành.

Tại “phố ông Đồ” những ngày đầu năm mới, bên bức tường rêu phong, cổ kính của Văn Miếu – Quốc Tử Giám luôn có hàng trăm ông đồ đang thảo những nét bút tài hoa trên những trang giấy đỏ. Ngoài các ông đồ già áo the khăn xếp đã quen với những nét chữ Hán – Nôm còn có các ông đồ trẻ bụi bặm với quần jeans áo thun hay lịch lãm trong các bộ vest sử dụng chữ Quốc ngữ để cho chữ. Các ông đồ đều có chung một niềm đam mê với những con chữ, họ không chỉ thấu đạt những chuẩn tắc của bộ môn nghệ thuật này mà mỗi ông đồ còn định hình được phong cách riêng, thể hiện sự phóng túng trong ý tưởng, cẩn trọng trong việc bồi giấy chọn bút…

Ngoài ra, những ngày đầu năm, “phố ông Đồ” còn thu hút rất nhiều người đến xin chữ, đặc biệt là các bạn trẻ. Họ không chỉ xin chữ với mục đích cầu mong học hành tấn tới, đỗ đạt, thành công mà nhiều bạn trẻ còn tìm đến đây để có cơ hội hòa mình và trải nghiệm không gian văn hóa truyền thống của dân tộc. Thực tế đó cho thấy, mặc dù xã hội ngày càng phát triển, nhịp sống ngày càng hối hả và sự ảnh hưởng của các thiết bị công nghệ, mạng xã hội… ngày càng lớn nhưng những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp vẫn luôn được gìn giữ và phát huy.

tin nhap 20180206143028

Tục xin chữ và cho chữ là một nét đẹp văn hóa, là dấu hiệu của niềm tin, là món quà mang ý nghĩa xã hội, triết học và tâm linh… Bên cạnh những phong tục truyền thống tốt đẹp khác thì tục xin chữ, cho chữ của người Hà Nội vẫn tồn tại như một bản sắc văn hóa truyền thống luôn trường tồn với thời gian.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.

Tin khác

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

(LĐTĐ) Sau khi bị khách hàng “tố” thu 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu vào đêm 29/1 (mùng 1 Tết) và ngay sau đó bị chính quyền đình chỉ hoạt động, hiện tại quán bún riêu số 54 Bạch Mai (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã đóng cửa.
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân đã tổ chức đoàn công tác mang hàng hóa và cả những tình cảm thân thương của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ Trạm radar 485 đóng quân trên đảo Trà Bản (xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) - một trong 8 trạm radar canh giữ vùng biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo phía Đông Bắc Tổ quốc.
Mâm cỗ Tết đậm chất Hà Nội

Mâm cỗ Tết đậm chất Hà Nội

(LĐTĐ) Trải qua chiều dài lịch sử, Thủ đô Hà Nội vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo cho riêng mình. Cũng vì vậy, việc đón Tết ở Hà Nội cũng được lưu giữ và truyền lại qua bao thế hệ cho đến ngày nay.
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lì xì online dịp Tết

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lì xì online dịp Tết

(LĐTĐ) Lì xì điện tử dần trở nên phổ biến, tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi, tính năng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị các đối tượng xấu lợi dụng để “bẫy” người dùng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết

Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết

(LĐTĐ) Ngày hóa vàng là thời điểm quan trọng để con cháu bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên và cầu chúc bình an, tài lộc. Việc chọn ngày tốt để hóa vàng không chỉ giúp gia đình cảm thấy yên tâm mà còn mang lại ý nghĩa phong thủy sâu sắc.
Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà?

Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà?

(LĐTĐ) Đầu năm mới, người Việt luôn coi trọng việc mua sắm những vật phẩm mang ý nghĩa cầu may, với mong muốn một năm mới an lành, tài lộc. Dưới đây là một số thứ nên mua để cả năm Ất Tỵ 2025 được hanh thông, thuận lợi.
Tại sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?

Tại sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?

(LĐTĐ) Theo quan niệm của người xưa, muối là thứ mặn, chống xú uế, có thể xua đuổi tà ma và đem lại nhiều may mắn. Tục mua muối đầu năm còn có ý nghĩa cầu mong tình cảm gia đình gắn bó keo sơn giữa các thành viên.
Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trà Bản

Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trà Bản

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân đã đến thăm, chúc Tết quân và dân đảo Trà Bản, xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Cầu thủ Nguyễn Xuân Son và gia đình hân hoan đón Tết Ất Tỵ 2025

Cầu thủ Nguyễn Xuân Son và gia đình hân hoan đón Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đối với Nguyễn Xuân Son rất đặc biệt bởi đây là lần đầu tiên cầu thủ này được trải nghiệm người Việt đón Tết Việt.
Xem thêm
Phiên bản di động