Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết
Phong tục trong Tết Đoan Ngọ của người Việt Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà? |
Theo phong tục cổ truyền của người Việt, ngày tất niên 30 Tết, các gia đình thường chuẩn bị mâm lễ và cơm cúng để đón ông bà, tổ tiên về sum vầy cùng con cháu.
Trong ba ngày đầu năm mới, bàn thờ tổ tiên được trang hoàng với các loại trái cây, bánh kẹo và các vật phẩm mang ý nghĩa tâm linh. Sau đó, gia đình sẽ dâng mâm cơm tươm tất để tiễn ông bà, tổ tiên về. Đây là nghi lễ hóa vàng hay lễ tạ năm mới, thể hiện lòng biết ơn và giữ gìn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
|
Để lễ hóa vàng được diễn ra thuận lợi và trọn vẹn ý nghĩa, gia đình cần chú ý đến một số điểm quan trọng.
Lựa chọn ngày giờ thích hợp: Hãy ưu tiên chọn ngày và giờ phù hợp với tuổi gia chủ, đồng thời chọn thời điểm thời tiết thuận lợi để tổ chức nghi lễ. Điều này không chỉ mang lại ý nghĩa phong thủy mà còn giúp cúng lễ được diễn ra thuận tiện hơn.
Chuẩn bị lễ vật đầy đủ: Các vật phẩm cần thiết như vàng mã, hoa quả, hương, nến… cần được chuẩn bị tỉ mỉ, đúng phong tục để thể hiện lòng thành kính của gia chủ.
Thực hiện nghi lễ với tấm lòng thành: Khi làm lễ hóa vàng, gia chủ cần thành tâm cầu nguyện và thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên, giúp nghi thức này thêm phần ý nghĩa.
Thông thường, nghi lễ hóa vàng được thực hiện sau khi kết thúc những ngày Tết chính, vào khoảng mùng 3 đến mùng 10 tháng Giêng Âm lịch.
Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, có 2 ngày đẹp để thực hiện lễ hoá vàng là ngày mùng 3 Tết (ngày 2/2/2025) và ngày mùng 5 Tết (ngày 4/2/2025). Đây là hai ngày phù hợp để thực hiện nghi lễ hoá vàng. Gia chủ có thể lựa chọn một trong hai ngày, miễn sao tiện với lịch trình của gia đình.
Việc chọn giờ tốt để hoá vàng cũng là điều các gia đình cần quan tâm. Một số khung giờ tốt để làm lễ hoá vàng, các gia đình có thể tham khảo:
Giờ Thìn (7h-9h): Thuận lợi cho các hoạt động mang năng lượng tích cực.
Giờ Ngọ (11h-13h): Giờ đẹp giúp gia tăng tài lộc cho năm mới.
Giờ Mùi (13h-15h): Khung giờ kết nối linh thiêng trong gia đình.
Theo quan niệm dân gian, việc hoá vàng là nghi thức tiễn đưa tổ tiên ngược về trời, sau những ngày các cụ về nhà đón Tết cùng con cháu. Hoá vàng cũng là cách thể hiện lòng biết ơn của gia đình đối với thần linh, tổ tiên, những người đã phù hộ độ trì cho cả nhà trong suốt cả một năm qua. Khi hoá vàng, gia chủ sẽ gửi gắm những điều ước nguyện cho năm mới may mắn, vạn sự hanh thông, làm ăn phát đạt.
T.An (t/h)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân
Tin khác

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ đón nắng nóng trên diện rộng
Cộng đồng 15/04/2025 07:50

Valentine Đen – Ngày lễ của những người độc thân
Cộng đồng 14/04/2025 12:16

Thông tin mới nhất về đợt không khí lạnh đang diễn ra tại miền Bắc
Cộng đồng 13/04/2025 08:12

Tái hiện hình ảnh áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh
Cộng đồng 12/04/2025 16:18

Vinamilk tặng 50.000 hộp sữa cho thiếu nhi TP.HCM hướng đến sự kiện đặc biệt 30/4
Cộng đồng 11/04/2025 19:32

Tài xế xe công nghệ nhặt được 11 triệu đồng giao nộp Công an
Cộng đồng 10/04/2025 22:38

Mùa rét ngọt năm ấy
Cộng đồng 10/04/2025 13:45

“Đóng vỉ chân dung”: Trào lưu mới của giới công nghệ
Cộng đồng 09/04/2025 14:03

Lực lượng cứu hộ Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cứu trợ quốc tế tại Myanmar
Cộng đồng 09/04/2025 08:41

Miền Bắc tiếp tục đón không khí lạnh tăng cường
Cộng đồng 08/04/2025 11:32