--> -->

Phong tục trong Tết Đoan Ngọ của người Việt

Tết Đoan Ngọ, diễn ra vào mùng 5 tháng 5 âm lịch, là lễ truyền thống quan trọng của người Việt. Các phong tục phổ biến bao gồm ăn bánh tro, rượu nếp cái, khảo cây, ăn trái cây, dâng hương tổ tiên và thả diều, nhằm diệt sâu bọ và cầu mong sức khỏe bình an.
Người Hà Nội sắm mâm cỗ đẹp ngất ngây cho Tết Đoan Ngọ
Phong tục trong Tết Đoan Ngọ của người Việt
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ. (Ảnh minh họa)

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết Đoan Dương, được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm, Tết Đoan Ngọ 2024 (ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch) sẽ rơi vào thứ Hai ngày 10/6/2024. Đây là một ngày tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc. "Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất. Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã đó chính là "tết giết sâu bọ". Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Theo truyền thuyết kể lại, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ

Khảo cây vào giờ Ngọ: Vào ngày Tết Đoan Ngọ, đúng 12 giờ trưa, nhiều địa phương sẽ thực hiện nghi thức khảo cây hay còn gọi là đánh cây. Theo quan điểm xưa, nếu thực hiện điều này và kèm theo ước muốn sung túc, đầy đủ thì sẽ được theo ý nguyện.

Khi khảo cây, người ta sẽ chọn những loại cây ăn quả ít ra quả hoặc bị sâu bệnh với ý nghĩa lấy đi những điều không hay, không tốt. Nghi thức khảo cây gồm 2 người. Một người trèo lên cây và hóa thân thành cây. Người còn lại sẽ ở dưới, cầm dao, gõ vào gốc cây và hỏi các câu như “Tại sao năm nay cây cối không đơm hoa, kết trái?”, “Mùa cây sau quả có ra nhiều không?”... Người trên cây sẽ trả lời các câu hỏi của người ở dưới. Các câu hỏi được đưa ra liên tục và người ở dưới sẽ “dọa” đốn cây nếu mùa sau không được như ý. Người trên cây phải trả lời nhanh với giọng điệu cuống quýt và phải hứa sẽ cho nhiều quả vào mùa sau.

Ăn trái cây: Vào ngày này, người Việt Nam thường ăn các loại cây có vị chua như mận, xoài, cam, bưởi... với mong muốn là loại trừ mầm bệnh. Những loại trái cây đó cũng thường xuất hiện trên mâm cúng hầu hết gia đình vào ngày này. Bên cạnh đó, việc ăn trái cây đầu mùa cũng thể hiện được mong muốn một cuộc sống đầy đủ, cây cối đơm hoa, kết trái.

Ăn bánh tro và rượu nếp cái: Bánh tro cũng là một món ăn đặc trưng và không thể bỏ qua trong ngày Tết Đoan Ngọ. Để có một chiếc bánh tro thơm ngon, người làm bánh phải rất tỉ mỉ trong khâu chọn nguyên liệu, gạo nếp phải thơm dẻo và phải được ngâm trong nước tro tàu, lá gói bánh phải là lá dong chứ không dùng lá chuối… Bánh được gói lại thành từng chùm, một chùm thường từ 7-10 cái và cho vào nồi luộc. Cứ tới ngày này, cha mẹ hay ông bà thường làm rất nhiều để khi con cháu, họ hàng về thăm, gia đình sẽ cùng nhau quây quần bên nhau, ăn bánh tro, uống lá mát và cùng nhau trò chuyện.

Cơm rượu nếp cẩm là cơm từ gạo nếp cẩm được nấu lên men cùng với rượu. Đây là món ăn có vị ngọt và chữa được nhiều bệnh như suy nhược cơ thể, làm giảm cơn khát, trị chứng ra mồ hôi trộm. Vào ngày Tết Đoan Ngọ, mọi người trong cùng một gia đình thường vệ sinh cá nhân sạch sẽ và cùng nhau ăn cơm rượu nếp cẩm. Đây là một phong tục đã có từ lâu đời nhằm thể hiện mong muốn đẩy lùi được mầm bệnh trong cơ thể và mang lại nguồn sức khỏe dồi dào và tươi trẻ.

Dâng hương lên bàn thờ tổ tiên: Giống như nhiều lễ Tết khác ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ cũng không thể thiếu nghi lễ dâng hương lên bàn thờ tổ tiên. Đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn và cầu nguyện cho tổ tiên phù hộ.Tùy từng địa phương mà ngày Tết Đoan Ngọ sẽ được cúng lễ theo cách khác nhau. Tuy nhiên, đa số mâm cúng vào ngày này là mâm cúng chay, ở một số địa phương cúng thêm thịt vịt. Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm có: Hoa tươi, vàng mã, hương, nước sạch; cơm rượu nếp, nếp cẩm; hoa quả, người xưa thường chọn các loại quả chua như mận, xoài xanh, vải.

Ngoài ra, mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ có thể tùy địa phương mà có những nguyên liệu khác như: Bánh tro: Đây là lễ vật đặc trưng ở miền Bắc, bánh được làm từ gạo nếp ngâm cùng nước tro của các loại lá cây khô, gói trong lá chuối rồi đem luộc; thịt vịt - đây là món đặc trưng của người dân miền Trung trong dịp Tết Đoan Ngọ. Nhiều người cho rằng vào tháng 5 âm lịch, thời tiết oi ả, ăn thịt vịt tính hàn sẽ giúp cơ thể mát mẻ hơn; chè trôi nước: Ở miền Nam, người dân thường dâng cúng chè trôi nước được làm từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh, ăn kèm với nước đường hoặc nước cốt dừa đun đường.

Rửa mặt bằng nước lá mùi: Người Việt thường đun lá mùi hoặc lá ngải cứu để xông nhà và tắm gội với mong muốn xua đi tà khí, bảo vệ sức khỏe. Điều này cũng là thất thụ văn hóa tiên ông đền Thượng Mỗ.

Thả diều: Ở nhiều địa phương, thả diều vào ngày Tết Đoan Ngọ được coi là cách để xua đi mọi điều xui xẻo, mang lại sự bình an và may mắn cho cả năm...

Tết Đoan Ngọ không chỉ là dịp để người Việt bảo vệ sức khỏe mà còn là cơ hội để những giá trị truyền thống và tinh thần cộng đồng được phát huy. Việc duy trì và phát triển các phong tục trong ngày lễ này giúp cho nét đẹp văn hóa dân tộc tiếp tục tỏa sáng qua thời gian.

Kim Quyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

The Ninety Complex - tọa độ vàng đón đầu quy hoạch giao thông mới

The Ninety Complex - tọa độ vàng đón đầu quy hoạch giao thông mới

Khi Hà Nội bước vào thời kỳ phát triển hạ tầng giao thông công cộng mạnh mẽ, đặc biệt với mô hình đô thị TOD (phát triển đô thị tập trung quanh các điểm giao trung chuyển giao thông công cộng), những bất động sản trong nội đô nằm cạnh các trục giao thông công cộng như The Ninety Complex càng trở thành “hàng hiếm”.
Đảm bảo công bằng trong giáo dục để không ai bị bỏ lại phía sau

Đảm bảo công bằng trong giáo dục để không ai bị bỏ lại phía sau

Với tư cách là một người trực tiếp tham gia vào lĩnh vực giáo dục tại cơ sở, tôi xin được góp ý cụ thể về mục 1.7 trong báo cáo - "Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được coi trọng là thế mạnh và khâu đột phá của Thủ đô". Những ý kiến này xuất phát từ trải nghiệm thực tế giảng dạy hàng ngày và mong muốn góp phần xây dựng nền giáo dục Hà Nội thực sự "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".
Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hai chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Hành trình nghĩa tình lan tỏa đạo lý "Uống nước nhớ nguồn"

Hành trình nghĩa tình lan tỏa đạo lý "Uống nước nhớ nguồn"

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã và đang phát huy vai trò nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, góp phần gìn giữ, bồi đắp đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), phường Giảng Võ đang tích cực triển khai các chính sách ưu đãi, chăm sóc chu đáo cho gần 1.200 người có công với cách mạng và thân nhân. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình chính sách trên địa bàn được nâng cao rõ rệt, không còn hộ nghèo theo chuẩn chính sách, góp phần lan tỏa sâu rộng phong trào "Đền ơn đáp nghĩa".
Hà Nội: Sắp có thêm khu đô thị 143ha tại phường Thượng Cát, Tây Tựu và xã Ô Diên

Hà Nội: Sắp có thêm khu đô thị 143ha tại phường Thượng Cát, Tây Tựu và xã Ô Diên

Theo quy hoạch, khu đô thị Thượng Cát sẽ nằm trên địa giới hành chính của các phường Thượng Cát, Tây Tựu và xã Ô Diên.
Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường Tây Tựu Nguyễn Hữu Tuyên đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng tại tổ dân phố Trung 5 nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).

Tin khác

Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hai chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

Ở thời buổi công nghệ chiếm lĩnh trong đời sống xã hội, chỉ một cái chạm người ta có thể dễ dàng cập nhật tin tức đang diễn ra khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng, đâu đó trên các góc phố, vẫn có những khán giả trung thành với báo giấy như một phần không thể thiếu.
Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Ngày 21/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có Văn bản số 3022/SVHTT-QLDSVH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, các đơn vị quản lý di tích, danh thắng tại Hà Nội về việc phòng chống thiên tai tại các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Không bắt đầu bằng những buổi tọa đàm, cũng không phải những khẩu hiệu sáo rỗng, hành trình của "Seeds of Hope" (Hạt giống hy vọng) khởi nguồn từ một câu hỏi tưởng như đơn giản: "Ai sẽ lắng nghe các em học sinh khi các em buồn?" Từ trăn trở về khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường, một người trẻ đã cùng cộng sự của mình tạo nên dự án, nơi 15 học sinh THPT ở Vĩnh Phúc được đào tạo, học cách thở, lắng nghe và thấu cảm để trở thành những "đại sứ" gieo trồng ước mơ và hy vọng. Đứng sau dự án là một nữ leader khiêm tốn nhưng đầy nội lực, với niềm tin rằng: “Nếu các em được quan tâm từ bây giờ, các em có thể mang thay đổi đến cho cả một thế hệ.”
Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Tối 18/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức công diễn vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. GRDP ước tăng 7,63%, cao hơn cùng kỳ năm 2024.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị.
Hương sắc tháng Bảy

Hương sắc tháng Bảy

Mỗi độ tháng bảy về, quê tôi lại rộn ràng vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa chín vàng óng ả gió nhẹ nhàng lướt qua nhìn như những đợt sóng chạy lăn tăn trải dài, thoảng từ xa là tiếng cười giòn tan của người dân quê tôi khi được vụ bội thu.
Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Theo thông tin từ Bảo tàng Hà Nội, hiện Bảo tàng tạm dừng đón khách tham quan từ ngày 15/7 và dự kiến mở cửa lại vào ngày 6/8 tới đây.
Xem thêm
Phiên bản di động