--> -->

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

Cứ khoảng sau ngày rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo liền ngay sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, chuẩn bị quần áo cho các Táo, thì người dân còn mua cá cho các Táo cưỡi về trời và chuẩn bị thực đơn để lên mâm cúng,… Nhiều người đã quen lệ hằng năm cúng ông Công ông Táo, nhưng lại chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ nghi này.
Làng nuôi cá chép đỏ tất bật phục vụ Tết ông Công, ông Táo Khai mạc chợ hoa Tết truyền thống tại quận Hoàn Kiếm

Nguồn gốc của Tết ông Công ông Táo

Ngày nay có nhiều cách lý giải về nguồn gốc của thần Táo lưu hành trong dân gian. Câu chuyện về nguồn gốc của các Táo được lưu truyền phổ biến nhất là thần Táo bắt nguồn từ ba vị Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc, sau đó được “Việt hóa” thành sự tích “hai ông một bà”, cụ thể là ba vị thần Đất, thần Nhà, thần Bếp núc mà người dân gọi chung là Táo quân.

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân
Hằng năm, cứ sau ngày rằm tháng Chạp là người dân lại chuẩn bị cúng ông Công ông Táo.

Cụ thể, câu chuyện kể về hai vợ chồng nghèo khổ, người chồng đi xa làm ăn mà mãi không về nên người vợ đã để tang chồng, và sau đó nên duyên với một người chồng mới.

Không ngờ một ngày nọ, chồng cũ trở về, người vợ sợ điều tiếng nên mới bảo người chồng ấy ra đống rơm núp tạm. Người chồng mới về nhà, vào bếp lấy tro bón ruộng, nhưng không có bèn đốt đống rơm, vô tình giết cả người chồng cũ.

Người vợ thấy chồng cũ chết oan, vì quá đau xót nên nhảy vào đống lửa cùng chết. Người chồng mới thấy vậy, thương vợ cũng nhảy vào lửa theo dù không hiểu hết chuyện.

Trời thấy ba người sống tình nghĩa nên phong cho họ làm thần Bếp (Táo quân) để được gần nhau mãi mãi. Trong số 3 người họ, người chồng mới là Thổ Công trông nom việc trong bếp, người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa và người chồng cũ là Thổ Địa trông coi các việc trong gia đình.

Xét từ góc độ văn hóa, tiến sĩ Nguyễn Hoài Phương (Trưởng bộ môn Lịch sử Văn hóa, trường Đại học KHXH&NV Hà Nội) lý giải: “Việc thờ cúng ông Công ông Táo có nguồn gốc từ việc thờ vị chủ thần trong nhà. Thần Táo, theo quan niệm dân gian, là vị thần đảm bảo nguồn sống và nguồn năng lượng tích cực, dồi dào trong mỗi gia đình.

Các Táo đồng thời cũng là vị thần che chở cho các gia đình, xua đuổi tà ma quỷ dữ và cho người trong gia đình sự bình yên, may mắn, hạnh phúc. Đến cuối năm, các Táo sẽ lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng về những chuyện đã xảy ra trong suốt cả năm và thay gia chủ của mình cầu xin Ngọc Hoàng những điều may mắn tốt lành trong năm sắp tới.

Việc cúng ông Công, ông Táo chính là thể hiện mong ước cuộc sống gia đình luôn an vui, mọi điều may mắn, thuận lợi, ấm no của người dân.”

Lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ ngày Tết

Nhân dịp cúng ông Công ông Táo và cũng là cận kề ngày Tết, rất nhiều gia đình tranh thủ dọn dẹp bàn thờ. Với người Việt Nam, bàn thờ là một nơi linh thiêng, đồng thời cũng có nhiều điều kiêng kỵ trong gia đình. Điều đó dẫn đến dọn dẹp bàn thờ cũng là công việc cần lưu ý.

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân
Việc dọn dẹp bàn thờ chuẩn bị cho ngày Tết cũng cần nhiều lưu ý.

Tiến sĩ Nguyễn Hoài Phương có một số chia sẻ khi chúng ta dọn dẹp bàn thờ ngày Tết.

Theo phong tục dân gian, trước khi dọn bàn thờ, nên thắp hương như một hình thức “xin phép các cụ”. Theo tiến sĩ Phương, trong quan niệm dân gian, nơi thờ tự là nơi thiêng liêng có đặt bài vị của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Việc chúng ta lau dọn, mặc dù với mong muốn tốt đẹp, song ít nhiều ảnh hưởng, "làm phiền" đến không gian thiêng ấy. Vậy nên người ta thường đốt nén hương tỏ lòng thành kính trước khi lau dọn.

Việc lau dọn bàn thờ tốt nhất nên được thực hiện một cách thành tâm, chậm rãi, tỉ mỉ. Lau dọn bàn thờ cần tránh những động tác mạnh, tránh nô đùa gần bàn thờ và nhất là tránh đổ vỡ, bởi đổ vỡ tượng trưng cho những xích mích.

Thông thường người ta sẽ mua bao sái hay còn gọi là nước thơm, nước ngũ vị hương để lau bàn thờ. Hiện nay, ở nhiều nơi có bán sẵn các loại nước thơm hoặc khăn xô tẩm sẵn nước thơm để việc lau dọn bàn thờ được thuận tiện hơn.

Ngoài ra, dân gian thường nhân dịp này để dọn dẹp bát hương trước khi vào Tết. Theo tiến sĩ Phương, việc rút chân hương không nên rút một lúc cả bó ra, bởi vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến phần cốt ở trong bát hương. Người rút chân hương nên rút từ từ, chậm rãi từng chút một và thường sẽ để lại một vài chân hương trong bát.

Thông thường số chân hương để lại trong bát sẽ là 3, 5 hoặc 7 chân; trong đó đa phần các gia đình thích để lại 5 chân hương, vì đây là một con số vừa có phần âm, vừa có phần dương. Người ta quan niệm, những thứ gì hài hòa âm dương thì là may mắn và phát triển.

Cuối cùng, căn cứ vào tình hình cụ thể và việc thờ tự của từng gia đình mà việc dọn dẹp ban thờ ngày Tết sẽ có những sự khác biệt nhất định. Không có một mẫu số chung cố định nào cho việc thực hành những văn hóa tâm linh này. Điều quan trọng nhất là tấm lòng thành kính, để việc thờ cúng thật sự có ý nghĩa và thiêng liêng.

Kim Quyên - Phương Mai

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

Vượt khỏi khuôn khổ của một sân chơi thiết kế thông thường, cuộc thi sáng tạo xe máy điện “Bản sắc Việt” là hành trình đặc biệt, nơi những ý tưởng sáng tạo và tình yêu văn hóa Việt được hòa quyện, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.
Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Ngày 17/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Kết luận số 178-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả.
Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phường Từ Liêm có nghề truyền thống sản xuất bún Phú Đô, trải qua những thăng trầm của nghề, đến nay nghề sản xuất bún vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, cũng như thực trạng chung của nhiều làng nghề khác, Phú Đô phải đối mặt với vấn đề nan giải trong xử lý nước thải và khí thải. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương cùng người dân đang từng bước áp dụng công nghệ mới và máy móc hiện đại vào quy trình sản xuất bún.
Kỳ 1: Thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo

Kỳ 1: Thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo

Xác định giai cấp công nhân là lực lượng lao động nòng cốt, có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thủ đô và đất nước, thành phố Hà Nội đã chú trọng triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong công nhân lao động. Từ đó, mỗi công nhân lao động đều coi “tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là “kim chỉ nam” trong cuộc sống và công việc để không ngừng nỗ lực, phấn đấu bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung giảm nợ đọng, phát triển người tham gia

BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung giảm nợ đọng, phát triển người tham gia

Từ nay đến cuối năm, Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội tập trung giảm nợ đọng BHXH, nâng cao hiệu quả truyền thông, đẩy mạnh phát triển người tham gia...
Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Sau 2 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cơ sở. Cấp xã, nơi trực tiếp tiếp xúc, phục vụ người dân đang thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ.
Vận hành chính quyền 2 cấp thông suốt, hiệu quả nhờ liên thông dữ liệu

Vận hành chính quyền 2 cấp thông suốt, hiệu quả nhờ liên thông dữ liệu

Trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến, Hà Nội xác định liên thông dữ liệu là nhiệm vụ then chốt, là “chìa khóa” để bộ máy sau sắp xếp vận hành thông suốt, hiệu quả. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, góp phần xây dựng chính quyền Thủ đô hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và sự phát triển bền vững của đất nước.

Tin khác

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. GRDP ước tăng 7,63%, cao hơn cùng kỳ năm 2024.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị.
Hương sắc tháng Bảy

Hương sắc tháng Bảy

Mỗi độ tháng bảy về, quê tôi lại rộn ràng vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa chín vàng óng ả gió nhẹ nhàng lướt qua nhìn như những đợt sóng chạy lăn tăn trải dài, thoảng từ xa là tiếng cười giòn tan của người dân quê tôi khi được vụ bội thu.
Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Theo thông tin từ Bảo tàng Hà Nội, hiện Bảo tàng tạm dừng đón khách tham quan từ ngày 15/7 và dự kiến mở cửa lại vào ngày 6/8 tới đây.
Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) và hướng tới chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025), ngày 16/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò khai mạc trưng bày chuyên đề “Bút sắc, lòng son”.
“Có anh, nơi ấy bình yên”: Phim truyền hình về sáp nhập, hàng giả và lợi ích nhóm

“Có anh, nơi ấy bình yên”: Phim truyền hình về sáp nhập, hàng giả và lợi ích nhóm

Lên sóng vào khung giờ vàng của VTV1 từ ngày 29/7, bộ phim “Có anh, nơi ấy bình yên” do đạo diễn NSƯT Nguyễn Danh Dũng dàn dựng, hứa hẹn mang đến cho khán giả một câu chuyện chính luận - tâm lý xã hội hấp dẫn, kịch tính nhưng cũng rất đời thường, xúc động và nhân văn.
Quần thể Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Quần thể Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO, quần thể di tích và danh thắng Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Mùa sấu ngang qua Phan Đình Phùng

Mùa sấu ngang qua Phan Đình Phùng

Có những con đường không nằm trên bản đồ du lịch nhưng lại là địa chỉ thân quen trong ký ức của bao người. Phan Đình Phùng là một con đường như thế, không ồn ào khoe sắc, không cố gắng nổi bật, chỉ cần mỗi mùa sấu trở lại là lòng người lặng đi trong nỗi nhớ thật khó gọi tên.
Từ truyền thuyết thành show "triệu view": Van Phuc Water Show "dậy sóng" mùa hè TP.HCM

Từ truyền thuyết thành show "triệu view": Van Phuc Water Show "dậy sóng" mùa hè TP.HCM

Bạn nghĩ sao nếu truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh được “biến hóa” thành một màn trình diễn nhạc nước rực rỡ giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)? Đó chính là điều đang diễn ra tại Van Phuc Water Show – show nhạc nước triệu view đang “dậy sóng” mùa hè này tại TP.HCM.
Điểm sáng hoạt động văn hóa thể thao Hà Nội 6 tháng đầu năm 2025

Điểm sáng hoạt động văn hóa thể thao Hà Nội 6 tháng đầu năm 2025

6 tháng đầu năm 2025 đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động văn hóa và thể thao của Hà Nội, qua đó, khẳng định vị thế trung tâm văn hóa - thể thao hàng đầu cả nước.
Xem thêm
Phiên bản di động