Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân Những kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo |
Việc chọn giờ đẹp để hóa vàng, thả cá cũng là một phần trong thực hành văn hóa tâm linh người Việt. |
Ngày 23 tháng Chạp, lễ tiễn Táo quân chầu trời là dịp quan trọng trong phong tục truyền thống của người Việt. Việc thờ cúng ông Công, ông Táo, những vị chủ thần cai quản bếp lửa gia đình, thể hiện mong muốn một năm mới an vui, ấm no và mọi sự thuận lợi.
Sách “Phong tục thờ cúng của người Việt”, tác giả Song Mai - Quỳnh Trang có viết: “Lễ cúng được cử hành chu đáo, kính cẩn và lễ vật là mâm cỗ mặn. Sau khi lễ xong thì hóa vàng, hóa luôn cả cỗ mũ năm trước… Nếu cúng cả cá chép sống thì sau khi làm lễ xong, gia chủ đem cá ra sông, hồ thả, với niềm tin cá sẽ chở ông Táo về trời.”
Lựa chọn giờ đẹp để hóa vàng và thả cá thường tùy thuộc vào phong thủy và quan niệm từng vùng, nhưng phổ biến nhất là từ sáng sớm đến giữa trưa, thời điểm được cho là mang đến vượng khí, tài lộc cho gia đình trong năm mới.
Sau khi hoàn tất lễ cúng, việc hóa đồ mã cần thực hiện chậm rãi, cẩn thận. Nên hóa từng món một, đợi mỗi món cháy gần hết rồi mới tiếp tục để tránh khói bụi bay mù mịt.
Khi hóa mã, gia chủ có thể tâm niệm những điều tốt lành hoặc lẩm nhẩm niệm Phật, đọc câu chú "Úm a hồng" để tăng trưởng phúc đức và gửi gắm những mong cầu cho năm mới. Phần tro sau khi hóa nên để nguội, gói kín và bỏ vào thùng rác để bảo vệ môi trường.
Đối với những gia đình cúng cá chép sống, cần chọn nơi phóng sinh thích hợp, nước trong và sạch. Khi thả cá, hãy nhẹ nhàng đưa hai tay sát mặt nước rồi thả xuống, tránh ném hoặc liệng cá từ trên cao. Hành động thả cá không chỉ là nghi thức, mà còn mang ý nghĩa cao đẹp, cầu mong sự an lành và may mắn cho gia đình trong năm mới.
Theo niềm tin dân gian, nghi lễ cúng ông Công, ông Táo không nên thực hiện sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, bởi nếu cúng quá muộn, ông Công, ông Táo sẽ không kịp lên Thiên đình để vào chầu. Vì thế, thời gian đẹp nhất để hóa vàng và thả cá nên là trước 11h trưa ngày 23 tháng Chạp.
Tuy vậy, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình, người dân có thể sắp xếp thời gian linh hoạt để tiến hành lễ cúng và hóa vàng, thả cá. Một số khung giờ tốt như sau:
Ngày 22 tháng Chạp (tức 21/1/2025): Giờ Dần (3h - 5h), Mão (5h - 7h), Tỵ (9h - 11h), Thân (15h - 17h), Tuất (19h - 21h), Hợi (21h - 23h).
Ngày 23 tháng Chạp (tức 22/1/2025): Giờ Dần (3h - 5h), Mão (5h - 7h), Ngọ (11h - 13h).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đà Nẵng: Triệt xóa đường dây "rửa tiền" lên đến 30 nghìn tỷ đồng có nhân viên ngân hàng tiếp tay
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội
Tổ chức chợ Tết Công đoàn cho đoàn viên, người lao động quận Ba Đình
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54
Amway Việt Nam lần thứ 12 vinh dự nhận giải thưởng sản phẩm vàng vì sức khoẻ cộng đồng
Cộng đồng 14/01/2025 15:50