--> -->

Người thổi hồn trong những mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề dệt lụa, ngay từ nhỏ ông Đỗ Văn Hiển đã rất say mê với mỗi công đoạn của nghề. Qua thời gian, tự tìm được thế mạnh cho bản thân, nghệ nhân Đỗ Văn Hiển đã thành công trong việc cải tiến công nghệ, tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường, từ kết hợp những mẫu hoa văn cổ cùng với sự sáng tạo, ông đã tạo ra hàng trăm mẫu hoa văn cho lụa Vạn Phúc.
Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc gia nhập Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới Làng nghề Vạn Phúc - Bát Tràng đón tin vui đặc biệt ngày đầu năm Làng dệt lụa Vạn Phúc vươn tầm thế giới

Nặng tình với lụa

Chúng tôi đến làng Vạn Phúc (quận Hà Đông) vào một ngày nắng, những tia nắng chiếu rọi óng ánh trên mỗi tấm lụa như ngỏ lời chào du khách. Trong làng tiếng máy dệt rộn ràng, các cửa hàng trưng bày rực rỡ sắc màu, tấp nập người mua - bán, những dãy cửa hàng lụa ngày càng được nối dài thêm. Nghề dệt lụa ở đây đã có cách đây hơn một nghìn năm.

Người thổi hồn trong những mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc
Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển đã tìm ra những hạn chế, cải tiến công nghệ để công đoạn dệt lụa đạt hiệu quả tốt nhất.

Với nghề truyền thống lâu đời, Vạn Phúc đã có nhiều nghệ nhân, mỗi nghệ nhân đều đóng góp rất lớn trong hành trình gìn giữ, phát triển nghề dệt lụa. Tuy nhiên ở lối đi khác biệt, nghệ nhân Đỗ Văn Hiển đã gắn bó hơn 30 năm với các công đoạn trong quá trình sản xuất lụa truyền thống - tạo mẫu cho lụa (tức vẽ hoa văn cho lụa). Đây chính là một trong những công đoạn cầu kỳ nhất, khó nhất trong toàn bộ các công đoạn sản xuất lụa.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống với nghề dệt lụa, từ khi còn nhỏ ông Hiển đã mày mò, tìm hiểu, theo làm các công đoạn dệt lụa cùng thế hệ ông, cha,… Với sự yêu nghề, tinh thần ham học hỏi đã giúp ông thỏa mãn được đam mê về lụa, từ nhỏ ông đã tìm hiểu về kỹ thuật sửa chữa máy móc, khung cửi, được tham gia vào Hợp tác xã tơ lụa Vạn Phúc, ông Hiển đã học hỏi kinh nghiệm của đội ngũ thợ kỹ thuật, dần dần ông được cho tham gia làm việc chính tại Hợp tác xã, sau đó được nhận làm việc tại tổ hoa văn.

Đến khoảng những năm 1993, khi Hợp tác xã tơ lụa Vạn Phúc giải tán, các khung cửi được trả về từng hộ gia đình. Lúc này, ông Hiển chuyển đổi mô hình dệt về gia đình để duy trì cuộc sống và tiếp tục gắn bó với nghề truyền thống.

Nhớ lại thời kỳ khó khăn nhất với làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, ông Hiển lặng im một hồi rồi bảo, đó là thời điểm mà cả nước chuyển mình từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Ngày đó, không riêng gì lụa Vạn Phúc mà nhiều thương hiệu truyền thống nổi tiếng khác cũng gặp phải tình cảnh lao đao. Với tình yêu nghề, ông Hiển cùng người thân trong gia đình quyết tâm gìn giữ nghề của cha ông. Thời gian đầu ông tự thiết kế hoa văn bằng tay trên giấy khổ lớn, sau đó mang đi scan rồi tiến hành đục lỗ để dệt. Mỗi bản vẽ phải mất khoảng một tháng để hoàn thành.

Nhận thấy đã tới lúc cần phải cải tiến các công đoạn, kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường, cũng như rút ngắn thời gian, năm 1997, ông Hiển được người em cho mượn chiếc máy tính và cuốn sách học đồ họa. Ban đầu chưa thông thạo sử dụng máy tính, ông cứ mày mò học, dần dần ông đã biết cách sử dụng phần mềm để đồ họa các mẫu hoa văn. Từ chỗ vẽ một mẫu hoa văn mất khoảng một tháng, với máy tính, ông Hiển đã rút ngắn được thời gian còn 3 ngày và độ chính xác của những bản vẽ máy tính cao hơn vẽ thủ công rất nhiều.

Với sự kiên trì, quyết tâm của ông, hiện nay trong số hơn 200 hộ sản xuất, kinh doanh lụa, giờ chỉ còn rất ít người vẽ mẫu hoa văn như ông Hiển. Ban đầu ông thiết kế theo các mẫu hoa văn cổ của ông cha để lại, sau thời gian, để cải tiến bắt nhịp với thị hiếu của khách tiêu dùng, trên tinh thần vừa giữ nét truyền thống, vừa cải tiến, ông Hiển đã cho ra những mẫu hoa văn hiện đại hay theo nhu cầu đặt của khách hàng.

Tới thời điểm này ông đã phát triển trên các mẫu hoa văn cổ, tự sáng tạo được khoảng 400 mẫu hoa văn mới. Đến nay, sản phẩm lụa có mẫu hoa văn do nghệ nhân Hiển thiết kế đã bán khắp trên phố Lụa của làng và nhiều khách hàng, làng nghề trên cả nước. Mỗi mẫu hoa văn trên lụa không chỉ là công trình nghệ thuật, trong đó còn chứa đựng những giá trị sáng tạo, tìm tòi của người nghệ nhân. Một số mẫu hoa văn của ông Hiển đã đạt giải thưởng tại hội thi sáng tạo mẫu mã cho sản phẩm lụa do thành phố Hà Nội tổ chức.

Giữ hồn sắc lụa nghìn năm

“Trước đây ở Hợp tác xã có 2 người làm công đoạn thiết kế mẫu hoa văn, khi chuyển đổi mô hình sản xuất về gia đình, tôi tự làm công đoạn này. Trước đây, người thợ phải ngồi tỉ mẩn kẻ hàng ngàn ô carô nhỏ li ti trên một tờ giấy, mỗi ô tương ứng với một hoạ tiết, phải kẻ hàng trăm tờ giấy như thế. Công đoạn này đã mất hơn 2 tuần, sau đó là vẽ hoạ tiết, chấm tổ chức nền rồi cho ra máy đục thủ công, đục từng ô một. Cách làm này thường mất nhiều thời gian mà sản phẩm thu được nhiều khi không theo ý muốn, do lỗi trong quá trình làm thủ công là rất cao.

Người thổi hồn trong những mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc
Tại làng lụa Vạn Phúc, nghệ nhân Đỗ Văn Hiển đã thiết kế các mẫu hoa văn phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Nhưng khi vẽ trên máy vi tính bằng phần mềm đồ họa, tôi có thể chỉnh sửa đến từng dấu chấm nhỏ, khi vẽ xong in ngay ra giấy để kiểm tra sai sót, chỗ nào sai sẽ điều chỉnh sửa lại, chính vì vậy mà tiết kiệm rất nhiều công đoạn và độ chính xác tuyệt đối. Thời gian làm tấm bìa rút ngắn, từ 30 ngày xuống còn 3 ngày. Tôi chưa được học lớp chuyên ngành nào về thiết kế, đồ họa, tuy nhiên xuất phát từ niềm yêu thích nghề, tôi đã tự mày mò, cùng với sự giúp đỡ của mọi người tôi đã có thể sử dụng công nghệ để tạo ra các mẫu hoa văn cho lụa”, nghệ nhân Hiển chia sẻ.

Bên cạnh việc vẽ mẫu cho lụa, năm 2002, 2003, ông Hiển phối hợp với Viện Kinh tế kỹ thuật Dệt may Việt Nam thực hiện đề tài “Máy đục bìa tự động”. Viện Kinh tế kỹ thuật Dệt may Việt Nam thiết kế phần mềm, còn ông Hiển phụ trách phần cứng, tạo thành chiếc máy hoàn chỉnh, sau đó Viện để lại máy ở làng Vạn Phúc chạy thử trong khoảng 1 năm, sau đó Viện lấy máy về.

Đến năm 2010, ông Hiển mua lại chiếc máy từ Viện Kinh tế kỹ thuật Dệt may Việt Nam, qua nhiều lần cải tiến, hiện nay chiếc máy đã phù hợp với công nghệ hiện đại. Nghệ nhân Hiển đã kết hợp giữa phần thiết kế trên máy tính và máy đục tự động giúp giảm thời gian đáng kể trong quá trình sản xuất mẫu hoa văn cho lụa truyền thống. Sau khi chiếc máy hoàn thiện thì những sai sót trong quá trình đục được giảm đi rất nhiều, tiết kiệm được thời gian và công sức.

Ngoài ra trong quá trình dệt, ông Hiển cũng tìm ra những phương pháp cải tiến khung dệt để đem lại hiệu quả cao nhất. Cùng với phát triển làng nghề, ông Hiển luôn quan tâm đến việc giữ gìn thương hiệu lụa Vạn Phúc. Đặc biệt hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm lụa trôi nổi, chất lượng kém hoặc các hàng giả, hàng nhái. Bằng kinh nghiệm của mình, ông cùng với các nghệ nhân khác và Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc tập huấn cho các hộ gia đình vừa biết cách quảng bá sản phẩm vừa giữ gìn thương hiệu sản phẩm. Hiện nay, lụa Vạn Phúc đã dệt trực tiếp thương hiệu bên biên mảnh lụa. Mỗi gia đình lại in tên thương hiệu của mình nhờ vậy mà giữ được bản sắc riêng.

Cùng với những thành quả mà các nghệ nhân làng dệt lụa đã đạt được, thì các nghệ nhân nơi đây vẫn trăn trở với câu chuyện truyền nghề. Theo các nghệ nhân, nghề dệt lụa đòi hỏi đam mê, tính kiên trì và sáng tạo, lớp trẻ giờ ít người theo được. Với ông Hiển, một trong những niềm vui, động lực lớn đối với ông là hiện nay hai người con trai của ông đều theo nghề truyền thống của gia đình. Với sự trao truyền nghề, hiện nay người con trai thứ hai của ông đã có thể thay bố thiết kế một số mẫu hoa văn. Với sự hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình, thời gian tới nghệ nhân Hiển cho biết ông sẽ tiếp tục học hỏi, cải tiến các công nghệ mới để áp dụng cho nghề truyền thống, góp phần đưa nghề dệt lụa Vạn Phúc vươn tầm thế giới.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Theo đề xuất mới của Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân dự kiến được nâng từ 11 triệu đồng lên khoảng 13,3 - 15,5 triệu đồng/tháng. Đối với mỗi người phụ thuộc, mức giảm trừ cũng sẽ tăng lên 5,3 - 6,2 triệu đồng/tháng. Chính sách này được dự kiến áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026, nhằm phù hợp với biến động giá cả và đời sống người dân.
Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt cho phát triển. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại, đáng sống, cần cụ thể hóa giải pháp, hoàn thiện thể chế và tạo đột phá mạnh mẽ về nguồn lực, hạ tầng và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Là một công dân của Thủ đô Hà Nội, nơi tôi sinh sống, làm việc và gắn bó mỗi ngày, tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, phát triển đô thị xanh, thông minh và bền vững.
Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố, trạm y tế các phường/xã về việc khẩn trương triển khai đáp ứng công tác phòng, chống, ứng phó bão số 3 (Wipha).
Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Trước ảnh hưởng của bão số 3, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Cần thí điểm mô hình “tổ công tác đặc biệt” để giải quyết nhanh các vướng mắc cho các dự án bị treo, hoặc chậm tiến độ trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Tin khác

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố, trạm y tế các phường/xã về việc khẩn trương triển khai đáp ứng công tác phòng, chống, ứng phó bão số 3 (Wipha).
Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch

Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch

Thời gian qua, việc di chuyển bằng tàu thuyền phục vụ du lịch biển đảo, tham quan vịnh, hay di chuyển ven biển ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, đặc biệt trong mùa mưa bão, sự an toàn khi đi tàu biển luôn là mối quan tâm hàng đầu. Mỗi hành khách cần có sự chuẩn bị cẩn thận, không chỉ để bảo vệ bản thân mà còn góp phần vào sự an toàn chung của toàn hành trình.
Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 11/7 đến ngày 17/7), thành phố Hà Nội ghi nhận 26 ca mắc sốt xuất huyết tại 19/126 phường, xã; 0 ca tử vong; giảm 8 ca so với tuần trước.
Phụ huynh Hà Nội phấn khởi với chính sách miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa

Phụ huynh Hà Nội phấn khởi với chính sách miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa

Những ngày qua, nhân dân cả nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng, nhất là các phụ huynh có con đang học công lập ở các cấp học rất phấn khởi, vui mừng, đánh giá cao hai chính sách nhân văn của Trung ương và thành phố Hà Nội: Miễn học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông trên cả nước và hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học ở Hà Nội.
Kịp thời thăm hỏi, chia sẻ với gia đình các nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Kịp thời thăm hỏi, chia sẻ với gia đình các nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Chiều 20/7, đại diện Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tới thăm hỏi, động viên, trao kinh phí hỗ trợ tới gia đình các nạn nhân trong vụ lật tàu xảy ra tại Quảng Ninh.
Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng nhân lực, thuốc, vật tư nhằm ứng phó với bão số 3

Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng nhân lực, thuốc, vật tư nhằm ứng phó với bão số 3

Bộ Y tế vừa ban hành Công điện 981/CĐ-BYT về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3.
Bộ Y tế đề nghị tập trung tối đa điều trị cho nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Bộ Y tế đề nghị tập trung tối đa điều trị cho nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Liên quan đến vụ lật tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long, Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị tập trung cứu chữa cho các nạn nhân.
Giữ vững sứ mệnh phụng sự pháp luật, phục vụ người dân

Giữ vững sứ mệnh phụng sự pháp luật, phục vụ người dân

19 năm xây dựng và trưởng thành, ấn phẩm Pháp luật và Xã hội, Báo Kinh tế & Đô thị (tiền thân là báo Pháp luật và Xã hội, thuộc Sở Tư pháp thành phố (TP) Hà Nội) luôn là người bạn đồng hành tin cậy của độc giả trong hành trình tiếp cận công lý.
Bão số 3 Wipha sắp vào thời điểm mạnh nhất, hướng vào vùng biển Quảng Ninh - Ninh Bình

Bão số 3 Wipha sắp vào thời điểm mạnh nhất, hướng vào vùng biển Quảng Ninh - Ninh Bình

Theo cơ quan khí tượng, dự báo trong 24 giờ tới, bão số 3 Wipha đạt cường độ cực đại, mạnh cấp 11-12, giật cấp 15.
Toàn dân xã đảo Minh Châu được khám sức khỏe miễn phí

Toàn dân xã đảo Minh Châu được khám sức khỏe miễn phí

Sáng ngày 19/7, tại trường Tiểu học Minh Châu (xã Minh Châu, Thành phố Hà Nội), Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Minh Châu phối hợp cùng các đơn vị đồng hành tổ chức khai mạc Hành trình chăm sóc sức khỏe toàn dân năm 2025. Hơn 6.600 người dân sẽ được khám và phát thuốc miễn phí trong thời gian từ 19/7 đến hết tháng 9/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động