Mâm cỗ Tết đậm chất Hà Nội
Thương về hương vị Tết xưa Nhân dân Thủ đô đón Tết trong không khí vui tươi, an toàn |
Theo lời kể của nhà văn Nguyễn Việt Hà, người Hà Nội ngày nay mới có từ chơi Tết, chứ trước đây gọi là ăn Tết. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian: “Ăn no, mặc ấm”, vạn sự khởi đầu từ chữ “ăn”, “ăn Tết”, “ăn mặc”, “ăn chơi”, “ăn nói”... Thế nên, trong những bữa ăn ngày Tết, người Hà Nội cũng chuẩn bị những món ăn rất công phu.
Mâm cỗ Tết của người Hà Nội tinh tế về hình thức, cầu kỳ về cách chế biến nhưng chứa đựng cả tâm tình, tấm lòng của con cháu để dâng lên tổ tiên trong những ngày đầu năm mới, mong ước cuộc sống đủ đầy trong năm mới.
Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội. |
Nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Ánh Tuyết cũng chia sẻ, mâm cỗ Tết của người Hà Nội cầu kỳ như 4 bát 6 đĩa, có gia đình thì 4 bát 8 đĩa, tùy điều kiện của mỗi gia đình. Các đĩa bày biện thức ăn trong mâm cỗ Tết của người Hà Nội cũng nhỏ hơn so với các nơi khác, điều này làm nên sự khác biệt.
Một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của mỗi gia đình người Hà Nội đó là món canh bóng. Canh bóng là một trong những món ăn truyền thống, được duy trì qua nhiều thế hệ. Từ đầu năm, mỗi khi mua thịt lợn các bà, các cô đều lóc miếng bì rồi dùng thanh tre căng như căng da trống rồi đem gác bếp. Da lợn hong khô bỏ vào lò nướng nở như miếng xốp. Trước khi nấu bóng phải ngâm, rửa thật kỹ bằng nước gừng. Miếng bóng nấu canh có vị ngọt do hút hết vị ngọt của tôm, thịt nạc, khi ăn hơi giòn, cảm nhận rõ mùi thơm của nấm, vị mát của su hào, cà rốt được cắt tỉa cầu kỳ.
Cùng với món canh bóng, trong văn hóa ẩm thực của người Hà Thành, món canh măng cũng là món ăn rất công phu, phải đi nhiều phiên chợ mới chọn được loại măng như ý. Măng mua về cho vào nồi đồng đậy nắp kín để ở nơi khô ráo, thỉnh thoảng mang ra phơi và dùng giấy bản lau kỹ những chỗ mốc. Trước khi ninh phải rửa măng thật sạch, ngâm và thay nước nhiều lần, từ lúc nước có màu chè đặc thành nhạt màu mất một hai ngày. Sau khi hết mùi ngai ngái thì cho vào nồi luộc nhiều lần mới hoàn thành việc “tắm rửa” cho măng.
Món canh măng ngày Tết. |
Là người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, để giữ đúng hương vị truyền thống của ngày Tết trên mâm cơm dâng lên ban thờ tổ tiên, bà Nguyệt Chi (quận Ba Đình, Hà Nội) luôn làm những món ăn truyền thống.
Bà Chi cho biết, mâm cỗ Tết thường đa dạng về hương vị, cầu kỳ trong cách bày biện, trang trí. Đĩa gà xếp đĩa phải đầy đặn, chặt tay, da gà được giữ nguyên hình khi chưa chặt, đĩa giò sẽ được cắt thành 6 hoặc 12 miếng đều nhau theo hình bông hoa, vừa vặn xếp thành đĩa; dưa góp phải được cắt tỉa hình hoa đẹp mắt. Việc bày biện cũng phải hài hòa màu sắc trên những chiếc đĩa sứ Bát Tràng nhỏ gọn, không bày biện quá nhiều.
“Trải qua sự thay đổi của thời gian, mâm cỗ Tết của người Hà Nội vẫn được gìn giữ nguyên vẹn nét văn hóa ẩm thực truyền thống độc đáo và tinh tế. Mâm cỗ chính là sợi dây để kết nối hiện tại với quá khứ, gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Trong bữa cơm ngày Tết, cứ thấy con cháu vui vẻ, quây quần ăn những món ăn truyền thống do mình nấu, tôi lại thấy những hình ảnh Tết xưa tự nhiên ùa về…”, bà Chi bộc bạch.
Nhớ lại những lần được ngồi trông nồi bánh chưng cùng mẹ, bà Chi kể vui và háo hức nhất là ngày 30 Tết, cả nhà quây quần gói bánh chưng rồi chuẩn bị cho giao thừa. Với các gia đình sống ở khu phố cổ thì vỉa hè trở thành nơi nấu bánh chưng Tết lý tưởng. Xung quanh bếp lửa hồng ấm cúng, cả nhà trông bánh, chơi Tết. Sang ngày mùng 1 thì cả gia đình cùng đi lễ chùa, du xuân, vãn cảnh. Thật thảnh thơi và hạnh phúc!
Tết xưa của người Hà Nội đơn sơ là thế nhưng thân thương, ấm cúng vô cùng. Kỷ niệm về Tết xưa đã trở thành một phần ký ức không bao giờ phai màu trong tâm trí nhiều người. Vẫn là hoa đào, hoa mai, vẫn bánh chưng và không khí nhộn nhịp của ngày Tết, nhưng Tết của ngày xưa và ngày nay đã khác nhau rất nhiều. Thế nhưng, nhiều gia đình vẫn cố gắng gìn giữ nét đẹp văn hóa qua những món ăn, hoạt động truyền thống mang đậm nét đẹp của người Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa
Cộng đồng 01/02/2025 17:39
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ
Cộng đồng 01/02/2025 16:06
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lì xì online dịp Tết
Xã hội 30/01/2025 09:12
Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết
Cộng đồng 30/01/2025 06:38
Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà?
Cộng đồng 29/01/2025 22:17
Tại sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?
Cộng đồng 29/01/2025 22:15
Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trà Bản
Cộng đồng 29/01/2025 14:46
Cầu thủ Nguyễn Xuân Son và gia đình hân hoan đón Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 29/01/2025 14:30
Ngày đầu năm mới người dân thành phố Vinh háo hức chụp ảnh với đường hoa
Cộng đồng 29/01/2025 10:42
Sắc xuân nơi rẻo cao
Cộng đồng 29/01/2025 10:28