-->

Thương về hương vị Tết xưa

Chạm Tết, khi làn mưa xuân choàng chiếc khăn voan mờ ảo lên vạn vật, khi hương xuân phảng phất trong gió, ký ức hương vị Tết xưa lại trở về trong tâm trí tôi. Tết trong ký ức của bạn là gì? Với tôi, Tết đẹp nhất là những tháng ngày vô ưu bên cha mẹ và anh trai.
Nhớ hương Tết xưa Tết cổ truyền là dịp để "trở về" với cội nguồn

Tôi là đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong thời bao cấp. Tết thời đó gắn với những lo toan thật khéo của các bà, các mẹ. Trước Tết độ nửa tháng, mẹ của tôi đã đi xếp hàng ở bách hóa để mua túi quà Tết. Chiều muộn, khi mẹ trở về, hai anh em tôi háo hức ngắm nghía từng thứ trong túi đồ mua theo tiêu chuẩn. Tôi thích nhất hộp mứt Tết màu đỏ vẽ hình hoa đào với nhiều loại mứt khác nhau như: Mứt lạc, mứt cà rốt, mứt gừng, mứt bí... Anh trai tôi lại thích bánh pháo hồng tươi. Mẹ tôi thường cẩn thận cất bánh pháo lên trên cao để khỏi bị ẩm. Trong túi quà Tết còn có cả rượu cam hoặc chanh, gói chè nhãn hiệu Ba Đình, gói thuốc lá Thủ đô bao bạc. Không chỉ thế, trong chiếc túi đó còn có đầy đủ mì chính, hạt tiêu, bóng bì, miến...

Năm nào cũng vậy, giáp Tết, bố của tôi tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, trang hoàng cho ngôi nhà. Ông cặm cụi quét vôi, sơn cửa, thay bóng đèn, sửa vài chỗ cũ hỏng trong nhà... Đặc biệt, ông dành khá nhiều thời gian tỉ mẩn tô hình ảnh phù điêu cuốn sách ở mặt ngoài tầng hai của ngôi nhà thật cẩn thận. Với ông, sách là vốn quý đáng trân trọng. Hai anh em tôi phụ bố những việc lặt vặt và giúp mẹ quét dọn nhà cửa, sân vườn. Chỉ sau một ngày, ngôi nhà của chúng tôi sáng bừng lên khi được khoác chiếc áo mới. Tôi cảm giác, Tết đang đến thật gần.

Một trong những ngày khiến anh em tôi mong đợi chính là Tết ông Công ông Táo. Hăm ba tháng Chạp, các gia đình đều làm lễ cúng tiễn Táo quân về trời. Đến tận bây giờ, tôi vẫn nhớ cảm giác thú vị khi ngồi sau xe đạp của anh trai lên hồ Tây thả cá chép. Hai anh em khẽ khàng đổ cá xuống hồ, dõi theo những chú cá chép vàng ẩn hiện trong sóng nước hồ Tây.

Có lẽ, trong những ngày chuẩn bị đón Tết, việc gói bánh chưng được các gia đình quan tâm hơn cả. Hồi đó, hầu như khu phố nào cũng có máy nước công cộng nên mọi người thường rửa lá dong, đãi đỗ, vo gạo ở đó. Trong tiết trời lạnh giá, đôi tay các bà, các mẹ cóng đỏ nhưng mọi người vẫn trò chuyện thật rôm rả.

Khi mẹ mang gạo, đỗ, lá dong về, bố thường đốt lửa để mẹ hơ tay cho đỡ buốt. Tối đến, bố tôi ngồi tỉ mẩn tước lá, chẻ lạt trong khi mẹ đồ đỗ xanh, ướp thịt gói bánh. Mùi hạt tiêu, nước mắm ngon ướp với thịt ba chỉ thơm nức. Bố tôi gói bánh nhanh và chắc tay, chỉ một loáng đã xong. Lúc nào bố cũng nhớ gói thêm hai cái bánh chưng bé xinh cho anh em tôi. Bánh gói xong được xếp vào nồi to và bắc lên bếp đun.

Khu tập thể nơi tôi ở thường tổ chức đun bánh chưng chung. Nồi bánh chưng sôi “lịch sịch... lịch sịch” trên bếp củi. Hương thơm của gạo nếp, lá dong tỏa ra không gian xunh quanh. Đêm luộc bánh chưng, cả khu tập thể vui rộn ràng. Các bà các mẹ thường nướng ít khoai, sắn cho lũ trẻ chúng tôi. Lúc này, các ông bố nhẩn nha thưởng thức ấm trà ngon. Lũ trẻ chúng tôi lăng xăng chạy ra chạy vào. Đêm muộn, anh em tôi chìm vào giấc ngủ trong khi bố mẹ vẫn thức trông bánh chưng ngay bên cạnh. Cảm giác đó thật bình yên xiết bao.

Với người Hà thành, thấy bình hoa cổ truyền là thấy Tết, thấy xuân. Sáng ba mươi tháng Chạp, khi việc dọn dẹp nhà cửa đã hoàn tất, tôi thường được mẹ cho đi chợ hoa. Dạo một vòng, mẹ tôi thong thả chọn mua các loại hoa cổ truyền như: Violet tím nhạt mảnh mai, thược dược rực rỡ, đồng tiền bông đơn đỏ tươi, bông kép hồng nhạt, lay-ơn cứng cáp, hoa bướm dịu dàng. Bình hoa cổ truyền của mẹ cắm đẹp tựa như khu vườn xuân khoe sắc trong phòng khách.

Chiều tất niên, các gia đình chuẩn bị mâm cỗ dâng gia tiên với những món ăn được chế biến cầu kỳ, tinh tế. Cách thức bày biện mâm cỗ thể hiện tài vén khéo của người phụ nữ trong gia đình. Bánh chưng xanh mướt bên xôi gấc đỏ tươi, gà luộc ánh mỡ vàng óng, canh măng khô nấu chân giò, nem rán, giò chả, dưa hành, dưa góp tỉa hoa thật đẹp, canh bóng nấu thả độc đáo... Tất cả nhẹ đưa hương thơm ngon, thanh khiết. Mâm cỗ Tết là nét văn hóa tinh tế, thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu dâng lên ông bà tổ tiên.

Sau bữa cơm tất niên, mẹ tôi lại tất tả làm gà, đồ xôi, nấu chè cho mâm cúng giao thừa. Hình ảnh bố của tôi thành kính lễ quan Tân niên giờ phút giao thừa luôn in sâu trong tâm trí của tôi. Dường như, khoảnh khắc đó, bao điều hy vọng tốt đẹp trong năm mới được ông gửi gắm vào lời khấn nguyện.

Sáng mồng Một hay còn gọi là ngày “Chính đán”, anh em tôi súng xính trong quần áo mới, được ông bà, bố mẹ mừng tuổi. Cho đến sau này, tôi vẫn mãi nhớ niềm hân hoan khi được nhận những đồng tiền mừng tuổi mới tinh ngày đầu năm.

Mỗi khi chạm Tết, tôi chỉ ước được một lần trở lại thuở ấu thơ, cả nhà quây quần ấm áp bên mâm cơm tất niên với các món cổ truyền mẹ nấu thật ngon. Nhớ dáng cha vững chãi ôm con gái nhỏ vào lòng khi anh trai đốt pháo nổ ròn rã trong khoảnh khắc giao thừa.

Dẫu năm tháng trôi, tôi mãi thương về hương vị Tết xưa với những kỷ niệm thân thương.

Vy Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Với tinh thần nhiệt huyết, cao thượng, trung thực và đoàn kết, các đội bóng đã cống hiến cho khán giả những trận cầu kịch tính, hấp dẫn, tạo nên một sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cơ quan, đơn vị. Kết thúc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm đã xuất sắc giành Cúp vô địch.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Trong không khí phấn khởi của những ngày tháng Tư lịch sử, ngày 22/4, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 người là giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cựu chiến binh trên địa bàn quận.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng 11 bị cáo trong vụ án vi phạm tại Bộ Công Thương và một số tỉnh thành. Tại phiên tòa, bị cáo khai việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mở rộng đối tượng được ưu đãi giá điện, song không vụ lợi.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin khác

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc diễn ra từ 6 - 8/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến có khoảng 1.250 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự kỳ Vesak năm nay.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.
Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Trong một buổi trò chuyện văn hóa mang tên “Lắng nghe Bụt bước giữa đời” diễn ra tại Hà Nội, đông đảo bạn trẻ đã tham dự để tìm hiểu về cuộc đời và tư tưởng của hai vị vua thiền sư nhà Trần. Đây không chỉ là một cuộc gặp gỡ văn hóa, mà còn là hành trình trở về cội nguồn, nơi giá trị lịch sử và tâm linh của dân tộc được soi chiếu qua lăng kính trẻ trung và đầy khát vọng học hỏi.
Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động