-->

Trung tướng Phạm Hồng Cư: Hà Nội sẽ tiến những bước dài

Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, từng là Chính trị viên Tiểu đoàn Bình Ca, thuộc Trung đoàn Thủ đô - đơn vị đầu tiên vào tiếp quản Thủ đô năm 1954. Nhân kỷ niệm 63 năm Giải phóng Thủ đô (10/101954 - 10/10/2017), PV báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với ông về ngày lịch sử này.
trung tuong pham hong cu ha noi se tien nhung buoc dai Phát huy hào khí 10/10 xây dựng Thủ đô giàu đẹp
trung tuong pham hong cu ha noi se tien nhung buoc dai Những hình ảnh độc quý giá về thủ đô Hà Nội ngày giải phóng 10.10

Được biết Tiểu đoàn Bình Ca là đơn vị đầu tiên rút ra khỏi Hà Nội năm 1947 nhưng đồng thời cũng là đơn vị đầu tiên vào tiếp quản Thủ đô năm 1954. Trung tướng có thể nói rõ hơn về sự trùng hợp lịch sử này? Cảm xúc của Trung tướng lúc đó như thế nào?

Đối với chúng tôi, đây là ngày về lịch sử 10/10 cách đây 63 năm. Tôi là chính trị viên Tiểu đoàn Bình Ca, thuộc thế hệ đầu tiên của Trung đoàn Thủ đô, được lệnh rút ra khỏi Hà Nội sớm nhất.

Nhưng lại có một điều may mắn và trùng hợp là chính Tiểu đoàn Bình Ca của chúng tôi, sau toàn quốc kháng chiến cho đến ngày thắng lợi lại là đơn vị đầu tiên được nhận nhiệm vụ vào tiếp quản Thủ đô, 2 ngày 2 đêm trước khi đại quân tiến vào ngày mùng 10.

trung tuong pham hong cu ha noi se tien nhung buoc dai
Trung tướng Phạm Hồng Cư.

Năm 1947, sau 60 ngày đêm cầm chân quân Pháp, Trung đoàn Thủ đô bắt đầu rút khỏi nội thành, bảo toàn lực lượng để kháng chiến lâu dài. Ra khỏi Thủ đô, trong tâm tưởng cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn da diết một nỗi nhớ Hà Nội khôn nguôi. Nhà thơ Chính Hữu, nhà thơ của Trung đoàn đã sáng tác bài thơ “Ngày về” phản ánh đúng tâm trạng chúng tôi ngày ấy.

Ai ai cũng mơ tới ngày về, hẹn một ngày về, và trong trí tưởng tượng của chúng tôi, ngày về sẽ là một cuộc chiến đấu quyết liệt. Tôi còn nhớ có bài thơ viết rằng: “Có đoàn người lên đóng trên rừng sâu/ Đêm nay mơ thấy trở về Hà Nội/ Bao giờ trở lại?/Phố phường xưa gạch ngói ngang đường/ Ôi đêm nay họ nhớ mái nhà hoang/ Bức tường đổ điêu tàn ngày xưa trấn ngự/ Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa/ Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng...”

Thế rồi, đến ngày 10/10/1954, Trung đoàn Thủ đô dẫn đầu đội hình của Đại đoàn Quân Tiên phong 308 tiến vào tiếp quản. Đeo huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” trên ngực, các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô trở về với thành phố - quê hương nơi sinh ra Trung đoàn.

Ngày 10/10/1954 đối với nhân dân cả nước là ngày Giải phóng Thủ đô, còn đối với Trung đoàn Thủ đô, đó là ngày về, ngày về lịch sử mà thế hệ chúng tôi hằng mơ ước suốt chặng đường vạn dặm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Chúng tôi - các cựu chiến binh Tiểu đoàn Bình Ca rất tự hào về đơn vị mình là nhân chứng lịch sử hai đầu sự kiện: Ra đi và Ngày về. Tiểu đoàn Bình Ca là đơn vị đầu tiên thực hiện lời thề của các chiến sĩ Thủ đô “Ra đi, hẹn một Ngày về”.

Là người vinh dự đi cùng đội hình của đoàn quân tiến về Hà Nội, Trung tướng có thể chia sẻ về không khí, phố xá, con người trong ngày về lịch sử ấy?

Đúng 5 giờ sáng ngày 10/10/1954, lệnh giới nghiêm vừa hết. Cả thành phố náo nhiệt hẳn lên. Nhà nhà mở cửa đón chào ngày mới, ngày Giải phóng Thủ đô. Phố xá trang điểm thêm bằng cờ, biểu ngữ, trang trí thêm cổng chào.

Người người mặc quần áo đẹp nhất, đường phố sạch sẽ tinh tươm đón đoàn quân chiến thắng trở về. Khoảng 8 giờ sáng, các đơn vị trong Đại đoàn 308 quân phục chỉnh tề, huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” cài trên ngực áo trở về trong lòng nhân dân Hà Nội, giữa một rừng cờ hoa trong sự đón mừng nồng nhiệt của đồng bào.

Anh hùng Nguyễn Quốc Trị, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Thủ đô và Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 54 Trần Đông dẫn đầu đội hình bộ binh tiến từ khu vực Mai Dịch, qua ô Cầu Giấy, Kim Mã, Hàng Đẫy, vườn hoa Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Gai ra Bờ Hồ, qua Hàng Đào, chợ Đồng Xuân, Hàng Đậu, cửa Bắc vào Thành Hà Nội.Từ phía Nam, một đội hình bộ binh khác gồm Trung đoàn Tu Vũ và Đại đoàn bộ do Trung đoàn trưởng Trung đoàn Tu Vũ chỉ huy từ Việt Nam học xá, lần lượt tiến qua Bạch Mai, phố Huế, ra Tràng Tiền rồi vòng về khu vực Đồn Thủy.

Tiến sau đội hình bộ binh là đội hình cơ giới. Hơn 100 xe Mô-lô-tô-va nước sơn màu lá mạ còn mới tinh khôi, cánh cửa in phù hiệu sao vàng trên nền đỏ, nối đuôi nhau tiến vào nội thành. Trên xe, các chiến sĩ ngồi ngay ngắn, súng dựng trên sàn, lưỡi lê tuốt trần sáng loáng.

Dẫn đầu đội hình cơ giới là một đoàn xe com-măng-ca mui trần. Trên xe đầu tiên, Tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố giơ tay chào đồng bào. Tiếp theo đó là xe của bác sĩ Trần Duy Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính, rồi đến xe của các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Đại đoàn: Chính ủy Song Hào, Đại đoàn phó Cao Văn Khánh.

Sau đoàn Mô-lô-tô-va chở bộ binh là đội hình pháo binh. Những khẩu đội pháo cao xạ nòng súng vươn thẳng trời cao với các chiến sĩ ngồi nghiêm trang trên mâm pháo. Đoàn quân đi đến đâu là tiếng reo hò nổi lên như sóng dậy. Đường phố rực màu cờ, chật ních người. Những gương mặt rạng rỡ, nụ cười, ánh mắt, tay vẫy và có cả những giọt lệ.

Buổi chiều ngày 10/10/1954 là lễ chào cờ lịch sử. Lá cờ chiến thắng của Tổ quốc tung bay trên đỉnh Cột cờ. Trời thu Hà Nội xanh ngăn ngắt, điểm một sắc cờ đỏ thắm tựa bông hoa. Đúng 15 giờ, còi Nhà hát lớn nổi lên một hồi dài. Toàn thành phố hướng về Cột cờ thành Hoàng Diệu.

Đứng chủ lễ chào cờ là Tướng Vương Thừa Vũ và bác sĩ Trần Duy Hưng. Mọi người kính cẩn nhìn lên lá Quốc kỳ đang tung bay trên đỉnh Cột cờ cao ngất. Tiếng nhạc vừa dứt, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố Hà Nội bước ra trước máy phóng thanh trân trọng đọc Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô.

Chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của Thủ đô Hà Nội, Trung tướng có suy nghĩ gì về những chặng đường phát triển của Thủ đô hiện tại và tương lai?

Sau 63 năm Đại đoàn quân tiến vào, Hà Nội nay đã khác xưa rất nhiều. Với chúng tôi là những người con của Trung đoàn Thủ đô quê hương đã đổi mới và rất vui mừng với những thành tựu mà Hà Nội đã đạt được.

Là trái tim cả nước, Hà Nội luôn hòa chung nhịp đập, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ một thành phố có qui mô dân số, kinh tế nhỏ bé, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Hà Nội đã vươn lên mạnh mẽ, vị thế ngày càng được nâng cao, khẳng định vai trò trung tâm lớn của đất nước về mọi mặt.

Tôi cho rằng, là trung tâm văn hoá – chính trị - xã hội của cả nước, có vị trí địa lý đặc biệt của Hà Nội với hàng ngàn năm lịch sử, Hà Nội sẽ tiếp tục có những bước tiến dài trong tương lai, xứng đáng là Thủ đô của Việt Nam, từng bước đi lên Xã hội Chủ nghĩa.

Vậy, Trung tướng có thể cho thế hệ trẻ ngày nay lời khuyên để tiếp bước hào khí cha anh?

Tôi cho rằng, thế hệ tìm đường cứu nước nhà là Bác. Thế hệ chiến đấu với lời thề độc lập là chúng tôi. Và thế hệ trẻ ngày nay là thế hệ của việc giữ gìn và bảo vệ độc lập. Mỗi thế hệ có một nhiệm vụ lịch sử do Tổ quốc giao.

Với nhiệm vụ chiến lược là “xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, tôi tin tưởng rằng thế hệ trẻ ngày nay cũng sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này. Xác định tư tưởng rõ ràng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng thì những người trẻ sẽ hoàn thành những nhiệm vụ mà Tổ quốc giao phó.

Minh Phương – Đinh Luyện

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt lần thứ 7 "Chúng ta là một" năm nay sẽ diễn ra vào ngày 3 và 4/5 tại Nhà hát ngoài trời số 1, thành phố Suwon.
Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Tập thơ "Cùng Việt Nam" - tuyển tập thơ phản chiến của các nhà thơ Tây Ban Nha - đã chính thức ra mắt bạn đọc Việt Nam với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa Tây Ban Nha và Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam. Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành tác phẩm này đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ngày 23/4, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ phát động và kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” với tinh thần “Tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” là góp phần xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
Quận Thanh Xuân: 1.168 công nhân giỏi được bình chọn, khen thưởng ở cơ sở

Quận Thanh Xuân: 1.168 công nhân giỏi được bình chọn, khen thưởng ở cơ sở

Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân Cao Đắc Tiến cho biết, các đơn vị đã xét chọn để khen thưởng trong Tháng Công nhân với 1.168 công nhân giỏi được bình chọn, khen thưởng ở cơ sở; 30 công nhân giỏi, lao động giỏi biểu dương cấp quận.
Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp bắt đầu từ văn hóa

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp bắt đầu từ văn hóa

Với giá trị cốt lõi là tinh thần đoàn kết, sự sáng tạo, sự tận tâm và lòng yêu nghề; 20 năm hình thành và phát triển, Công ty CP dịch vụ Bảo vệ chuyên nghiệp An ninh miền Bắc không chỉ ngày một lớn mạnh, mà còn khẳng định thương hiệu, uy tín trên thị trường ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Đặc biệt, việc xây dựng doanh nghiệp đạt chuẩn về văn hóa, không chỉ tạo ra môi trường đào tạo cơ bản, chính quy, chuyên nghiệp, lành mạnh... mà còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động.
Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH ĐMT Trung Nam - Thuận Nam nhiều lần đưa tiền mặt cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương

Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH ĐMT Trung Nam - Thuận Nam nhiều lần đưa tiền mặt cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương

nhiều lần đưa tiền mặt cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương
Cử tri đề nghị chặn đứng nạn hàng giả, chấm dứt tình trạng lừa đảo

Cử tri đề nghị chặn đứng nạn hàng giả, chấm dứt tình trạng lừa đảo

Cử tri và Nhân dân đề nghị các cơ quan chức năng đấu tranh quyết liệt, kiên quyết xử lý chặn đứng, đẩy lùi nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, chấm dứt tình trạng lừa đảo, đăng tin thất thiệt, xuyên tạc trên các trang mạng xã hội.

Tin khác

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Xem thêm
Phiên bản di động