--> -->

Trung tướng Khuất Duy Tiến: Sáng ngời tấm gương người lính Cụ Hồ

Cuối tháng 10, chúng tôi có dịp gặp Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Khuất Duy Tiến tại nhà riêng ở phố Tôn Thất Thiệp, quận Ba Đình, Hà Nội. Thời trẻ, ông là người chiến sĩ kiên trung, cầm súng tham gia chiến đấu, chỉ huy hàng trăm trận đánh trường kỳ qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Lúc về hưu, ông là cán bộ Hội Cựu chiến binh mẫu mực, tham gia tích cực các hoạt động ở địa phương.
Ký ức người anh hùng bên sông Nổ Câu chuyện về cành hoa phong lan Bác tặng Tấm gương người lính anh hùng

Từ vị tướng nhiều chiến công

8h30, chúng tôi có mặt tại nhà Trung tướng Khuất Duy Tiến, lúc này, ông đã khoác lên mình bộ quân phục, nghiêm trang ngồi chờ sẵn. Tiếp chúng tôi bên bộ trường kỷ đã cũ, Trung tướng bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm từ thời thơ ấu. Với giọng nói to, hào sảng mang đặc trưng của người lính Cụ Hồ, pha chút bùi ngùi xúc động, ông kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời cách mạng của mình.

Theo lời Trung tướng Khuất Duy Tiến, ông sinh năm 1931 ở xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay là thành phố Hà Nội). 14 tuổi, ông bắt đầu tham gia các hoạt động của Việt Minh và năm 19 tuổi (1950) chính thức nhập ngũ vào Đại đội 354, Tiểu đoàn 884 (nay là Đại đội 9, Tiểu đoàn 3), Trung đoàn 48, Đại đoàn 320.

“Năm 19 tuổi, tôi bị thực dân Pháp bắt giữ, tra tấn tưởng không qua khỏi tại huyện Thạch Thất. Sau đó chúng chuyển tôi đến nhà tù Hỏa Lò. Tại đây, may mắn làm sao tôi lại bắt liên lạc được với đồng đội đều là tù nhân chính trị cũng đang bị giam giữ.

Tháng 5/1950, quân Pháp tiến công Hà Nam, giặc huy động tù binh đi phục vụ chiến đấu vận tải đạn cho binh lính Pháp. Lợi dụng sơ hở lúc quân Pháp ngủ, tôi cùng một số đồng chí bí mật trốn thoát được. Sau thời gian ở Hỏa Lò được giác ngộ, tiếp thu tư tưởng cách mạng, tháng 9 năm ấy, tôi xin nhập ngũ nhưng bị từ chối, do thiếu cả cân nặng và chiều cao. Tuy nhiên, bằng sự quyết tâm của mình tôi đã được “đặc cách” cho vào”, Trung tướng Khuất Duy Tiến kể lại.

Trung tướng Khuất Duy Tiến: Sáng ngời tấm gương người lính Cụ Hồ
Trung tướng Khuất Duy Tiến và vợ bên cuốn nghệ thuật nghi binh được ông viết lại.

Trận đánh đầu tiên ông được tham gia là trận chống địch càn vào làng Hạ Bằng (huyện Thạch Thất). Sau đó, tham gia nhiều trận đánh chống Pháp trong đội hình Đại đoàn 320, nhưng phải đến khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, tài năng, bản lĩnh của ông mới được thể hiện rõ nét với nhiều dấu ấn trong nhiều trận đánh, chiến dịch.

Nhắc lại những chiến công của mình, có lẽ trận đánh ấn tượng nhất với Trung tướng Khuất Duy Tiến đó là chiến dịch ở đường 9 - Nam Lào năm 1971. Đây là chiến dịch mà ông tham gia với vai trò Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64 (Sư đoàn 320), chỉ huy các tiểu đoàn đánh vào điểm cao 543 tiến tới tiêu diệt căn cứ 31 của Lữ đoàn số 3 - lực lượng thiện chiến nhất của quân ngụy Sài Gòn lúc bấy giờ.

Để giữ chắc điểm cao 543, địch đưa quân tới chiếm điểm cao 535 (Không Tên - cách điểm cao 543 khoảng 2 km) nhằm chặn đứng quân ta tiến đánh căn cứ 31. Sáng 13/2/1971, địch cho ném bom phát quang đồng thời cho máy bay rải bom, bắn pháo, ào ạt đổ quân xuống trận địa của ta. Mở đầu những đợt tấn công liên tiếp của Trung đoàn 64, kéo dài cho đến ngày 25/2.

Quá trình chiến đấu, ta không tránh khỏi thương vong, có tổ đã chiến đấu tới người cuối cùng. Tuy nhiên, với sự quả cảm của cán cán bộ, chiến sĩ, Tiểu đoàn dù số 3 của địch đã bị tiêu diệt gọn, đồng thời bắt sống toàn bộ sĩ quan chỉ huy, trong đó có đại tá Nguyễn Văn Thọ - Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn dù 3 của quân ngụy Sài Gòn.

Hay như nghệ thuật nghi binh trong chiến dịch Tây Nguyên, tạo nên chiến thắng thần tốc “1 ngày bằng 20 năm”. Khi đó, ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320. Cũng chính trận đánh ấy, Trung đoàn 64 của ông chiến đấu quả cảm tiêu diệt 500 tên địch nhưng đau xót là 230 đồng chí của ta hy sinh. Đến tận bây giờ, ông vẫn tâm niệm: “Đồng đội hy sinh cho tôi sống đến ngày hôm nay. Tôi vẫn luôn nhắc mình và con cháu rằng, 85% xương thịt trên cơ thể tôi là của các liệt sĩ đồng đội. Ân tình đó tôi trả sao cho hết”.

Đến người cựu chiến binh mẫu mực

Hơn 50 năm tham gia binh nghiệp, Trung tướng Khuất Duy Tiến đã cầm súng từ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới. Hòa bình lập lại, trên các cương vị Cục trưởng Cục Quân lực, Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 cho đến lúc nghỉ hưu, ông vẫn phát huy bản lĩnh, kinh nghiệm của mình cho sự nghiệp xây dựng quân đội, đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu giai đoạn mới.

Điển hình là năm 2001, ngay khi nghỉ hưu, Trung tướng Khuất Duy Tiến đã gia nhập Hội Cựu chiến binh phường Điện Biên (quận Ba Đình), sinh hoạt tại Chi hội Cựu chiến binh số 1 và sinh hoạt Đảng tại Chi bộ 1, Đảng bộ phường Điện Biên. Nay dù đã 92 tuổi và thuộc diện được miễn sinh hoạt chi bộ nhưng ông vẫn tham gia đều đặn.

“Khi trò chuyện với Bí thư Đảng ủy phường Điện Biên và Bí thư Chi bộ 1, tôi nhận thấy họ đều là những cán bộ sắc sảo, có trình độ. Điều đó càng thôi thúc tôi phải ý thức tham gia sinh hoạt chi bộ cho thật tốt để cùng địa phương xây dựng Thủ đô văn hiến, anh hùng và làm gương cho lớp trẻ noi theo”, Trung tướng Khuất Duy Tiến cho biết.

Trung tướng Khuất Duy Tiến: Sáng ngời tấm gương người lính Cụ Hồ
Gia đình Trung tướng Khuất Duy Tiến được bà con hàng xóm, tin yêu, quý trọng.

Nêu cao ý thức, trách nhiệm của người đảng viên, phát huy bản chất Bộ đội Cụ Hồ, Trung tướng Khuất Duy Tiến luôn tích cực tham gia bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Ông cũng tích cực tham gia các hoạt động xã hội và nghĩa tình đồng đội; ủng hộ công trình “Ao cá Bác Hồ” của xã Đại Đồng (huyện Thạch Thất) 50 triệu đồng; ủng hộ Trường Sĩ quan Lục quân 1 xây dựng tượng đài Bác Hồ 50 triệu đồng; vận động gia đình giúp đỡ một số thương binh, gia đình liệt sĩ và bạn chiến đấu có hoàn cảnh khó khăn 450 triệu đồng. Từ năm 2000 đến nay, gia đình ông đã ủng hộ các loại quỹ của phường với tổng số tiền 46 triệu đồng...

Đặc biệt, luôn trăn trở trước những hy sinh của đồng đội nên sau khi về hưu, ông đã đề xuất thành lập Ban liên lạc truyền thống đơn vị và lên kế hoạch xây dựng Đài tưởng niệm liệt sĩ tại 2 điểm cao 1015, 1049 ở Tây Nguyên - nơi đơn vị ông đã chiến đấu anh dũng năm xưa. Ông còn vận động được hơn 7 tỷ đồng để xây dựng 2 Đài tưởng niệm tại đây, cá nhân ông đóng góp 870 triệu đồng.

Hiện nay, Đài tưởng niệm ở điểm cao 1015 đã trở thành di tích quốc gia. Trong suốt quá trình thi công và hoàn thành đưa vào sử dụng cho đến nay, mặc dù tuổi cao, sức khỏe có hạn nhưng Trung tướng Khuất Duy Tiến vẫn nhiều lần vượt hàng ngàn cây số để đến thắp nén tâm hương như một lời tri ân những đồng đội năm xưa đã anh dũng hy sinh trên mảnh đất này.

Với những đóng góp của mình, Trung tướng Khuất Duy Tiến đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba, hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất; 2 Huân chương Chiến công hạng Nhất. Năm 2013, ông được Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Mới đây nhất, ở tuổi 92, ông được trao tặng danh hiệu công dân Thủ đô ưu tú. Điều này đã một lần nữa khẳng định được phẩm chất người lính Cụ Hồ luôn được ông phát huy cả ở trong thời chiến và thời bình.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ảo tưởng quyền lực mạng: Cái giá phải trả cho những TikToker “ngông cuồng”

Ảo tưởng quyền lực mạng: Cái giá phải trả cho những TikToker “ngông cuồng”

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao trước việc hàng loạt TikToker sở hữu lượng người theo dõi “khủng” bất ngờ bị lực lượng chức năng “sờ gáy” và xử lý theo quy định pháp luật. Những cái tên như Lê Việt Hùng hay Mai Văn Dưỡng (Dưỡng Dướng Dường) là những ví dụ điển hình, cho thấy “thế giới ảo” không phải là vùng đất “miễn nhiễm” với pháp luật, và sự nổi tiếng trên mạng xã hội không đồng nghĩa với quyền lực vượt ra ngoài khuôn khổ đời thực.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: "Xây" nên những điển hình tiên tiến từ các phong trào thi đua

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: "Xây" nên những điển hình tiên tiến từ các phong trào thi đua

Giai đoạn 2020 - 2025, đã có hơn 3.500 sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến kỹ thuật được ứng dụng trong sản xuất kinh doanh; 280 sáng kiến sáng tạo được Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội biểu dương khen thưởng; 121 sáng kiến tiêu biểu được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và UBND Thành phố biểu dương… Kết quả này đã thúc đẩy đoàn viên, người lao động hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Sau khi được tôn trí tại chùa Quán Sứ, tối 13/5, Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tiếp tục hành trình thiêng liêng qua trung tâm Hà Nội, đi qua các tuyến phố cổ kính và quanh Hồ Gươm - trái tim của Thủ đô.
Công đoàn quận Long Biên: Đậm nghĩa tình qua Chương trình “Cảm ơn người lao động”

Công đoàn quận Long Biên: Đậm nghĩa tình qua Chương trình “Cảm ơn người lao động”

Tháng Công nhân năm 2025 đã ghi dấu ấn đậm nét của Công đoàn quận Long Biên với chuỗi các hoạt động thiết thực, ý nghĩa dành cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn quận. Trong đó, Chương trình “Cảm ơn người lao động” và “Hát cho công nhân nghe” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức đã trở thành điểm sáng nổi bật, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của tổ chức Công đoàn đối với người lao động - lực lượng nòng cốt, tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 tại Hà Nội sẽ chính thức diễn ra. Hiện, các đơn vị, địa phương đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện tổ chức nhằm bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn, không gây xáo trộn.
Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Tháng 5 là tháng tri ân, tôn vinh công nhân, người lao động đang ngày đêm cống hiến cho xã hội. Và giữa muôn vàn nghề nghiệp, có một công việc đặc biệt mà ít ai để ý, nhưng lại không thể thiếu trong nhịp sống đô thị: Công nhân vệ sinh môi trường. Hãy cùng chúng tôi theo chân những người công nhân môi trường - những “người hùng áo phản quang” - để hiểu hơn về công việc, cuộc sống và cả những trăn trở phía sau lớp bụi đường họ đi qua mỗi ngày của họ nhé!
Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Tối 13/5, Công an thành phố Hà Nội cho biết, đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ Nguyễn Đức Tâm - Công an phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), bị tố cáo hành hung một cô gái để điều tra, xác minh. Nếu có vi phạm, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tin khác

Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Hơn 15 năm miệt mài trên bục giảng, cô giáo Nguyễn Ngọc Anh (giáo viên tiếng Anh, Tổ trưởng chuyên môn Tổ Ngoại ngữ Trường Trung học cơ sở Giảng Võ 2, quận Ba Đình) luôn hết lòng với công việc, được Ban Giám hiệu, phụ huynh tin tưởng và học sinh yêu mến. Với cô, không có gì quý giá hơn khi thấy học sinh vững vàng bước tiếp trên hành trình học vấn, với ngọn lửa đam mê mà mình đã góp phần nhóm lên.
Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động