Tranh Đông Hồ hút khách ngày Tết
Mang tranh dân gian vào đời sống hiện đại | |
Nỗ lực khôi phục dòng tranh Đỏ | |
Màu dân tộc “sáng bừng trên giấy điệp” |
Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ, Bắc Ninh. Tranh Đông Hồ khá gần gũi với đại đa số dân chúng Việt Nam, nhắc tới hầu như ai cũng đều biết cả. Tranh gần gũi còn vì hình ảnh của nó đã đi vào thơ, văn trong chương trình giáo dục phổ thông.
Nhiều người tìm mua tranh Đông Hồ treo Tết. |
Đề tài trong tranh dân gian Đông Hồ cũng được lấy từ chính cuộc sống mộc mạc, giản dị, quen thuộc, của người dân đồng bằng bắc Bộ nên dễ đi vào lòng người. Tranh Đông Hồ được phân thành 5 loại: Tranh tâm linh, tranh lịch sử, truyện tranh, tranh chúc tụng, tranh khắc hoạ sinh hoạt đời thường. Mỗi bức tranh đều thể hiện một truyền thuyết hoặc một câu chuyện ngụ ngôn mang tính triết lí, những thông điệp đầy màu sắc về đạo đức, luân lí và tín ngưỡng có từ ngàn năm của cha ông.
Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới. Tuy nhiên, do công nghệ phát triển, tranh dân gian làng Hồ bây giờ không tiêu thụ nhiều như trước. Qua nhiều thế kỷ, 17 dòng họ đã quy tụ về làng, vốn xưa tất cả đều làm tranh. Hiện nay chỉ còn hai gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam cùng con cháu là theo nghề tranh, gìn giữ di sản tranh Đông Hồ.
Mặc dù, lệ mua tranh Đông Hồ treo ngày Tết đã mai một, nhưng hiện nay dòng tranh này đang quay trở lại. Nghệ nhân Nguyễn Hữu Trung - cháu nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam cho biết, ý thức giữ gìn văn hoá truyền thống của người dân đã được nâng cao, nhất là giới trẻ. Những năm gần đây, tranh Đông Hồ đã xuất hiện tại thị trường và được công chúng đón nhận, ủng hộ rất lớn. Các quầy tranh Tết tại các di tích và các hội chợ đều rất đắt hàng. Những bức tranh truyền thống như “Đàn gà”, “Lợn đàn”, “Đám cưới chuột”, “Vinh hoa - Phú quý”… được nhiều người chọn mua.
Để theo kịp thị hiếu thị trường, gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Trung đã cập nhật những mẫu mã mới để tranh sang trọng hơn như làm lịch, dán tranh lên mặc tre, đóng khung, in lên bao lì xì... Tin rằng với tình yêu văn hoá dân gian truyền thồng cũng những nỗ lực quảng bá từ chính nghệ nhân và cộng đồng, dòng tranh Đông Hồ sẽ quay trở lại thời kỳ hoàng kim.
Một số hình ảnh về tranh Đông Hồ:
Nghệ nhân Nguyễn Hữu Trung đang làm tranh Đông Hồ. |
Người dân phấn khởi khi mua được tranh "Đám cưới chuột" |
Để theo kịp thị hiếu thị trường, tranh Đông Hồ được đóng thành lịch. |
Tranh "Đàn gà". |
Các mẫu tranh bán chạy năm nay. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ
Văn hóa 02/02/2025 06:01
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 01/02/2025 13:28
Đầu xuân trẩy hội đền Đô
Văn hóa 01/02/2025 12:26
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm
Văn hóa 31/01/2025 19:44
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội
Văn hóa 31/01/2025 14:17
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ
Văn hóa 30/01/2025 15:04
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt
Văn hóa 30/01/2025 09:15
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long
Văn hóa 30/01/2025 06:47
Thương về hương vị Tết xưa
Văn hóa 30/01/2025 06:47