--> -->

Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực văn hóa và sức sáng tạo của con người Việt Nam. Những năm qua, với sự quan tâm của toàn xã hội, lĩnh vực văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là chuyển từ tư duy làm văn hóa sang quản lý Nhà nước về văn hóa, góp phần khơi thông nguồn lực văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Nghệ thuật phải giản dị, phản ánh hiện thực sống động sự bứt phá, vươn mình của đất nước Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội

Kho báu cho kỷ nguyên mới

Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế về nguồn vốn văn hóa. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, các thế hệ cha ông đã sáng tạo lên nền văn hóa phong phú, đa dạng, giàu bản sắc. Những sáng tạo đó qua thời gian kết tinh thành hệ thống di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể), ở hệ giá trị, trở thành điểm tựa, sức mạnh tinh thần giúp dân tộc vượt qua những khó khăn, thử thách để không ngừng khẳng định mình.

Trải dài trên dải đất hình chữ S thân yêu là sự sinh sống, định cư của 54 dân tộc anh em. Mỗi một dân tộc, mỗi vùng miền chứa đựng những sắc thái văn hóa riêng với truyền thống, phong tục tập quán và những thực hành văn hóa độc đáo, hấp dẫn. Truyền thống, bản sắc và những tri thức dân gian bản địa là nguồn vốn quan trọng để các tộc người khai thác, phát huy thông qua việc xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch phục vụ nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.

Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt
Công nghiệp văn hóa góp phần quảng bá vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam.

Từ xa xưa, người Việt Nam nổi tiếng thông minh, cần cù, chịu khó, luôn đề cao tinh thần hiếu học, trọng hiền tài. Truyền thống đó luôn được các thế hệ tiếp nối, phát huy. Ngày nay, với hơn 100 triệu dân, trong đó hơn 50% dân số trong độ tuổi lao động, Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng. Đây là lực lượng quan trọng trong việc sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới, đồng thời cũng là thị trường tiêu dùng văn hóa phong phú, với nhu cầu, thị hiếu văn hóa đa dạng.

Nhằm phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, trong quá trình lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề cao vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực, sức mạnh nội sinh quan trọng, đảm bảo quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”; cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 cũng khẳng định: “Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hóa còn thì Dân tộc còn”.

Với sự quan tâm của Đảng, sự đầu tư của Nhà nước, lĩnh vực văn hóa đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Chỉ tính riêng về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, đến nay, cả nước có khoảng 4 vạn di tích và gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể trên cả nước được kiểm kê, trong đó: 33 di sản được UNESCO, ghi danh (gồm 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh và 10 di sản tư liệu được Chương trình Ký ức Thế giới ghi danh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Thế giới); có 133 di tích quốc gia đặc biệt, 3.637 di tích quốc gia, 11.232 di tích cấp tỉnh được xếp hạng; 598 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 131 nghệ nhân được phong tặng Nghệ nhân Nhân dân, 1.619 nghệ nhân được phong tặng Nghệ nhân Ưu tú; có 294 hiện vật, nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia, trong đó có 161 hiện vật, nhóm hiện vật được bảo quản, trưng bày và phát huy giá trị tại các bảo tàng. Toàn quốc có 200 bảo tàng gồm 127 bảo tàng công lập và 73 bảo tàng ngoài công lập, lưu giữ và trưng bày trên 4 triệu tài liệu, hiện vật đặc biệt quý hiếm. Đây là “báu vật”, là nguồn tài nguyên nhân văn vô giá, nguồn vốn đặc biệt quan trọng để Việt Nam khai thác, phát huy.

Động lực để tiến lên

Nhằm khai thác và phát huy mạnh mẽ nguồn vốn văn hóa trong phát triển nhanh và bền vững đất nước, năm 2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, qua đó tạo mọi điều kiện để ngành du lịch tăng tốc, phát triển, mang lại nhiều giá trị, lợi ích cho xã hội và nền kinh tế quốc gia. Nếu như năm 1990, mới chỉ có 250 nghìn lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thì năm 2019 đạt hơn 18 triệu lượt, tăng 72 lần. Tốc độ tăng trưởng hàng năm thường đạt mức 2 con số, đặc biệt giai đoạn 2015-2019 đạt 22,7% mỗi năm - được Tổ chức Du lịch thế giới xếp vào hàng cao nhất trên thế giới. Khách du lịch nội địa tăng 85 lần, từ 1 triệu lượt vào năm 1990 lên 85 triệu lượt vào năm 2019. Tổng thu từ khách du lịch năm 2019 đạt 755 nghìn tỷ đồng; đóng góp 9,2% GDP. Du lịch đã thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước.

Năm 2019, đại dịch Covid-19 bùng nổ, ngành Du lịch bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, với nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức, ứng phó linh hoạt trong bối cảnh mới, ngành du lịch đã có những bước phục hồi, tăng trưởng trở lại, bắt đầu từ ngày 15/3/2022. Đây là bước ngoặt quan trọng tạo đà cho sự phục hồi của du lịch. Trong đó, du lịch nội địa trở thành điểm sáng với 101,3 triệu lượt trong năm 2022, cao hơn cả con số kỷ lục 85 triệu của năm 2019. Tính đến 10 tháng đầu năm 2024 lượng khách du lịch quốc tế đạt hơn 14,1 triệu lượt, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm 2023. Khách du lịch nội địa đạt khoảng 100,5 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 690 nghìn tỷ đồng. Với những thành tựu nổi bật, Việt Nam đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng quốc tế danh giá. Trong 5 năm qua, Việt Nam được giải thưởng du lịch thế giới World Travel Awards 3 lần tôn vinh là Điểm đến di sản hàng đầu thế giới, 5 lần nhận danh hiệu Điểm đến Golf tốt nhất thế giới; 4 lần là Điểm đến hàng đầu châu Á.

Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

Sau 7 năm thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, ngành công nghiệp văn hóa đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đặc biệt qua công nghiệp văn hóa góp phần quảng bá vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Cùng với việc đổi mới về thể chế, chính sách, ngành Du lịch còn phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành trong việc huy động các nguồn lực đầu tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, tạo khí thế và xung lực mới để xây dựng thành công nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Có thể khẳng định rằng: Những đổi mới trong tư duy, hành động của ngành Du lịch những năm qua đã tạo những động lực quan trọng để khai thác và phát huy mạnh mẽ nguồn lực văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước trong bối cảnh mới. Đây là những điều kiện quan trọng để đất nước, nhân dân vững tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Khánh An

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Để nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố (bị ảnh hưởng do đợt bão, mưa lũ vừa qua) tập trung triển khai các biện pháp cần thiết để giảm thiệt hại, khôi phục sản xuất nông nghiệp, kịp thời tiêu úng, chống ngập bảo vệ diện tích lúa mới cấy, hoa màu và cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) vừa thông tin về kết quả chính thức của đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lí Quốc tế (IPhO) năm 2025 được tổ chức tại nước Cộng hòa Pháp. Theo đó, Đội tuyển quốc gia Việt Nam có 5 học sinh dự thi và tất cả học sinh đều đoạt Huy chương với 01 Huy chương Vàng, 04 Huy chương Bạc.
Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Khi đại lộ Tây Thăng Long hoàn thiện, không chỉ là một tuyến giao thông chiến lược của Thủ đô, đây còn được xem là đòn bẩy quan trọng giúp giá bất động sản dọc hành lang phát triển mới tăng tốc, mở ra biên lợi nhuận hấp dẫn cho những nhà đầu tư nhanh nhạy.
Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước hôm nay tăng phi mã, niêm yết ở mức 122,7 triệu đồng/lượng bán ra, cao nhất kể từ cuối tháng 4/2025.
Tỷ giá USD hôm nay (24/7): Giá USD "chợ đen" tăng

Tỷ giá USD hôm nay (24/7): Giá USD "chợ đen" tăng

Tỷ giá USD hôm nay (24/7), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm nhẹ, hiện ở mức 25.177 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,19%, xuống mức 97,21.
Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, xã Hòa Xá đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025); thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Saka ghi bàn duy nhất, Arsenal đánh bại AC Milan

Saka ghi bàn duy nhất, Arsenal đánh bại AC Milan

Trong khuôn khổ chuyến du đấu tiền mùa giải 2025/26, Arsenal có màn khởi động ấn tượng khi vượt qua AC Milan với tỷ số 1-0 trong trận giao hữu diễn ra tại sân vận động Quốc gia Singapore. Bàn thắng duy nhất của trận đấu được ghi bởi Bukayo Saka - ngôi sao vừa trở lại sau kỳ nghỉ hè, đánh dấu ngày tái xuất đầy ấn tượng của tiền vệ người Anh.

Tin khác

Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025

Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025

Mới đây, Ban Tổ chức cuộc thi MC nhí toàn quốc 2025 đã công bố thông tin chính thức về mùa thi thứ 12 - một sân chơi uy tín, chuyên nghiệp dành cho thanh thiếu nhi cả nước đam mê với nghề dẫn chương trình.
Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hai chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

Ở thời buổi công nghệ chiếm lĩnh trong đời sống xã hội, chỉ một cái chạm người ta có thể dễ dàng cập nhật tin tức đang diễn ra khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng, đâu đó trên các góc phố, vẫn có những khán giả trung thành với báo giấy như một phần không thể thiếu.
Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Ngày 21/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có Văn bản số 3022/SVHTT-QLDSVH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, các đơn vị quản lý di tích, danh thắng tại Hà Nội về việc phòng chống thiên tai tại các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Không bắt đầu bằng những buổi tọa đàm, cũng không phải những khẩu hiệu sáo rỗng, hành trình của "Seeds of Hope" (Hạt giống hy vọng) khởi nguồn từ một câu hỏi tưởng như đơn giản: "Ai sẽ lắng nghe các em học sinh khi các em buồn?" Từ trăn trở về khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường, một người trẻ đã cùng cộng sự của mình tạo nên dự án, nơi 15 học sinh THPT ở Vĩnh Phúc được đào tạo, học cách thở, lắng nghe và thấu cảm để trở thành những "đại sứ" gieo trồng ước mơ và hy vọng. Đứng sau dự án là một nữ leader khiêm tốn nhưng đầy nội lực, với niềm tin rằng: “Nếu các em được quan tâm từ bây giờ, các em có thể mang thay đổi đến cho cả một thế hệ.”
Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Tối 18/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức công diễn vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. GRDP ước tăng 7,63%, cao hơn cùng kỳ năm 2024.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị.
Hương sắc tháng Bảy

Hương sắc tháng Bảy

Mỗi độ tháng bảy về, quê tôi lại rộn ràng vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa chín vàng óng ả gió nhẹ nhàng lướt qua nhìn như những đợt sóng chạy lăn tăn trải dài, thoảng từ xa là tiếng cười giòn tan của người dân quê tôi khi được vụ bội thu.
Xem thêm
Phiên bản di động