--> -->

Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

Trong dòng chảy của đời sống đương đại, của thành phố thời hội nhập và phát triển, có thể mỗi chúng ta quen với cuộc sống vội nơi đô thành chưa cảm nhận được “linh khí” của mảnh đất “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”. Chính cái “lắng hồn” đó là mạch nguồn để Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội mãi trường tồn và phát triển. Bên chén trà xuân, chúng tôi đã có cuộc mạn đàm với nhà văn - nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến - một người con của Hà Nội, người có nhiều năm nghiên cứu về đất và người Tràng An nhằm mang đến quý bạn đọc góc nhìn về một Hà Nội của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Phát huy truyền thống văn hoá Thăng Long - Hà Nội Tỏa sáng văn hóa Thăng Long - Hà Nội

PV: Thưa nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến, với tư cách một người có nhiều năm nghiên cứu về văn hóa Hà Nội, xin ông cho biết điều gì đã làm nên bản sắc của vùng đất Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến?

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến:

Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến.

Có hai yếu tố chính làm nên bản sắc một vùng đất là điều kiện tự nhiên và con người, trong đó con người đóng vai trò quan trọng nhất. Hà Nội nằm ở giữa vùng châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, nơi hình thành văn minh sông Hồng từ rất sớm. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều công cụ bằng sắt, đồng ở khu vực nội thành và ngoại thành. Con người ở vùng đất này đã tạo ra nhiều truyền thuyết, một sản phẩm tinh thần làm nên tâm thức trở thành bệ đỡ tư tưởng để con người tồn tại, phát triển.

Và cũng chính người xưa đã chọn vùng đất này là kinh đô. Là kinh đô ắt phải có vua, quan, từ đây sinh ra văn hóa cung đình. Là kinh đô phải có cơ sở sản xuất hàng hóa, giao thương, buôn bán nên lối sống, cung cách ứng xử cũng khác với vùng quê thuần nông.

Vậy bản sắc vùng đất Thăng Long - Hà Nội là thế nào? Đó là Thành phố sông hồ; có phong độ văn hóa riêng, đậm đặc di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; có tiếng nói riêng: tiếng Hà Nội. Những riêng có đó dù biến đổi song các giá trị cốt lõi vẫn lưu truyền cho đến ngày nay.

PV: Thăng Long - Hà Nội được coi là nơi giao thoa văn hóa của cả nước. Vậy ông có thể phân tích rõ hơn về điều này?

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến:

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội do hai yếu tố: nội sinh và ngoại sinh. Văn hóa nội sinh với thói quen sinh hoạt, phong tục, tập quán, ẩm thực, tiếng nói. Trong văn hóa nội sinh có văn hóa các vùng miền. Khi cư dân các vùng miền hội tụ về kinh đô, Thủ đô họ mang theo văn hóa nơi miền quê về. Để thích nghi nhiều phong tục, tập quán, món ăn, giao tiếp đã thay đổi để phù hợp với cuộc sống thị thành, nói cách khác, họ bị “Thăng Long hóa, Hà Nội hóa”.

Còn văn hóa ngoại sinh do ảnh hưởng nước ngoài vì nhiều nguyên nhân khác nhau, và văn hóa ngoại sinh xâm nhập vào đời sống qua hai hình thức: cưỡng bức và tự nguyện.Ví dụ người Hà Nội tự nguyện mặc theo lối Âu nhưng bị cưỡng bức học chữ Quốc ngữ, trẻ con 7 tuổi phải đến trường học, nếu không chính quyền sẽ xử phạt cha mẹ.

Nhưng người Hà Nội dù tự nguyện hay bị cưỡng bức họ không tiếp thu văn hóa kiểu dập khuôn mà biến đổi cho phù hợp với văn hóa Việt. Một cách công bằng, nhờ giao thoa văn hóa, văn hóa Hà Nội dầy thêm, phong phú hơn...

PV: Mỗi một quốc gia, dân tộc đều có bản sắc riêng; mỗi một địa phương- con người nơi đó đều có cốt cách riêng. Ông có thể chia sẻ về những đặc trưng trong cốt cách của người Hà Nội?

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến:

Cốt cách người Hà Nội là một tổng thể phức hợp được hình thành qua thời gian dài. Có thể tạm chia thành hai phần chính: Thứ nhất là lối sống, cung cách ứng xử, thể hiện qua ba đặc điểm nổi bật: Thanh lịch, tao nhã và tế nhị. Những đặc điểm này không chỉ thể hiện ở tầng lớp quý tộc, quan lại mà còn lan tỏa trong đời sống thường nhật của người dân Thăng Long - Hà Nội.Thứ hai là bản lĩnh, được thể hiện qua ba phẩm chất cốt lõi: Trượng nghĩa, sành sỏi và khoáng đạt.

Điều thú vị là những đặc trưng này không chỉ được ghi nhận trong các tài liệu lịch sử của người Việt, mà còn được nhiều học giả phương Tây ghi chép lại. Trong "Đại Nam thực lục", chính vua Tự Đức đã dùng sáu chữ "kiêu bạc, xa xỉ, khoáng đạt" để khắc họa cốt cách người Thăng Long. Đây không đơn thuần là những đặc điểm riêng lẻ, mà là một tổng thể hữu cơ, tạo nên một phong cách sống độc đáo của người Hà Nội.

PV: Có ý kiến cho rằng sự thanh lịch của người Hà Nội phần nhiều do ảnh hưởng văn hóa Pháp. Ông nghĩ sao về điều này?

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến:

Tôi nghĩ rằng nhận định này chưa đúng. Một lối sống, một cung cách ứng xử không thể hình thành trong một sớm một chiều hay chỉ qua vài thập kỷ tiếp xúc với văn hóa Pháp. Đó phải là cả một quá trình tích lũy, chuyển hóa và kế thừa qua nhiều thế hệ.

Để minh chứng cho điều này, chúng ta có thể tham khảo nhiều tài liệu của người Phương Tây từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XX. Chẳng hạn như trong cuốn "Lịch sử tự nhiên, dân sự và chính trị xứ Đàng Ngoài" xuất bản năm 1778, tác giả Jerome Richard đã ghi nhận về sự thanh lịch, văn minh của người Thăng Long. Ông kể về cách một gia đình trung lưu Thăng Long tiếp đãi khách: từ việc xắt giò thật đều thể hiện sự công bằng, đến việc chuẩn bị nước ấm và khăn trắng cho khách rửa tay sau bữa ăn - tất cả đều thể hiện sự tế nhị và văn minh trong cách ứng xử.

Hay trong tác phẩm "Miêu tả vương quốc xứ Đàng Ngoài" (1683), Samuel Baron đã kể về cách người Thăng Long thăm hỏi người ốm. Thay vì hỏi trực tiếp về bệnh tình, họ tinh tế hỏi "Anh ăn được mấy bát cơm" - một cách hỏi thăm vừa tế nhị vừa thiết thực. Những chi tiết này cho thấy sự thanh lịch, tao nhã đã ăn sâu vào văn hóa ứng xử của người Thăng Long từ rất lâu trước khi người Pháp đến.

PV: Qua 70 năm giải phóng Thủ đô, văn hóa Hà Nội có những thay đổi như thế nào, thưa ông?

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến:

70 năm qua là một chặng đường đầy thăng trầm của văn hóa Hà Nội. Sau 1954, do quan niệm không đúng, coi tín ngưỡng,văn hóa cổ truyền là mê tín, hủ lậu nên nhiều đình, đền thành nhà trẻ, trường học hay cơ sở sản xuất. Coi văn minh, thanh lịch là lối sống tư sản, một lối sống cần phải loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội mới. May mắn thay, sau thời kỳ đổi mới, nhà nước đã có sự điều chỉnh trong nhận thức và chính sách. Từ đây xã hội đã có những nỗ lực khôi phục lại nhiều giá trị văn hóa truyền thống quý báu.

Sau đổi mới năm 1986, Hà Nội là một trong những đô thị đi đầu trong việc ổn định và phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài lần lượt ra đời, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Cho đến ngày hôm nay, diện mạo Hà Nội thay đổi mạnh mẽ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư lớn với hệ thống tàu điện trên cao, các công trình có kiến trúc hiện đại, tuyến đường lớn, mang lại bộ mặt khang trang, văn minh cho Thủ đô.

Về văn hóa, Hà Nội vừa tiếp nối được truyền thống, vừa tiếp nhận những tinh hoa của thế giới dần hình thành giá trị mới. Người dân Hà Nội rất vui mừng và tự hào về những thành tựu này. Họ mong muốn tiếp tục xây dựng Thủ đô ngày càng văn hiến, văn minh, hiện đại hơn nữa.

Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

PV: Với tư cách là một người nghiên cứu văn hóa Hà Nội, ông có thể chia sẻ về những đặc trưng trong văn hóa đón Tết của người Hà Nội xưa và nay?

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến:

Tết của người Hà Nội xưa phản ánh rõ nét tính cách thanh lịch, tao nhã và sự chú trọng đến nghi thức, lễ nghĩa. Điều này thể hiện qua ba khía cạnh chính.

Thứ nhất là việc chuẩn bị và bày biện mâm cỗ. Người Hà Nội xưa rất coi trọng sự cân bằng âm dương trong ẩm thực ngày Tết. Mâm cỗ phải hội tụ đủ các món từ ba miền: rừng núi, đồng bằng và biển cả. Không chỉ vậy, việc chọn lựa và kết hợp các món ăn cũng rất tỉ mỉ để tránh phản tác dụng khi ăn cùng nhau. Cách bày trí mâm cỗ cũng mang đậm tính văn hóa Kinh kỳ: thịt gà phải úp theo đúng cách, giò phải thái thành hai tầng ngay ngắn, xôi gấc màu đỏ - biểu tượng của may mắn và tái sinh - được dành riêng cho người cao tuổi. Có những gia đình còn cầu kỳ đến mức gói cả bánh chưng gấc. Bát đĩa, đũa son chỉ được dùng vào dịp Tết, sau đó lại cất kỹ để dành cho năm sau.

Thứ hai là các nghi thức đón Tết. Mọi việc đều được thực hiện theo một trình tự nghiêm túc: từ việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị cỗ Tất niên, tắm tẩy trần bằng lá mùi già, đến việc cúng giao thừa đón thần bếp về và dâng mâm cỗ đón tổ tiên sáng mồng một. Về trang phục, phụ nữ Hà Nội phải chuẩn bị từ tận tháng 8, với những bộ quần áo được may thủ công tỉ mỉ.

Thứ ba là tinh thần đón Tết. Dù là quan lại hay thị dân, người Hà Nội xưa đều coi Tết là dịp để thể hiện sự trang trọng, thanh lịch trong cách ứng xử. Từ việc đi chúc Tết, mừng tuổi đến việc tiếp đãi khách khứa đều phải theo những quy tắc nhất định của một xã hội Kinh kỳ.

Bước vào thời đại công nghiệp hiện đại, nhiều nghi thức Tết đã được đơn giản hóa cho phù hợp với nhịp sống mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là người Hà Nội vẫn giữ được cái "hồn" của Tết - tinh thần tôn trọng truyền thống và văn hóa ứng xử thanh lịch. Những gia đình muốn duy trì truyền thống vẫn có thể gói bánh chưng, trồng cây nêu để con cháu được trải nghiệm không khí Tết xưa. Trong khi đó, việc một số người chọn cách đón Tết đơn giản hơn cũng là điều dễ hiểu trong bối cảnh hiện đại.

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Tết của người Hà Nội xưa phản ánh rõ nét tính cách thanh lịch, tao nhã và sự chú trọng đến nghi thức, lễ nghĩa. Điều này thể hiện qua ba khía cạnh chính. Bước vào thời đại công nghiệp hiện đại, nhiều nghi thức Tết đã được đơn giản hóa cho phù hợp với nhịp sống mới.
Phương Bùi (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Cầu Giấy vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây mua bán thuốc lá điện tử lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn. Với quy mô lên tới 127.000 sản phẩm, trị giá ước tính 40 tỷ đồng, Công an đã bắt giữ 15 đối tượng liên quan.
Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tối 23/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn tại trước số nhà 87 phố Khâm Thiên, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cơ quan chức năng xác định xe ô tô bán tải đã va chạm với 8 xe mô tô, 1 xe máy điện và một nam giới đang đứng dưới lòng đường (được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức)...
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Tin khác

Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025

Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025

Mới đây, Ban Tổ chức cuộc thi MC nhí toàn quốc 2025 đã công bố thông tin chính thức về mùa thi thứ 12 - một sân chơi uy tín, chuyên nghiệp dành cho thanh thiếu nhi cả nước đam mê với nghề dẫn chương trình.
Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hai chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

Ở thời buổi công nghệ chiếm lĩnh trong đời sống xã hội, chỉ một cái chạm người ta có thể dễ dàng cập nhật tin tức đang diễn ra khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng, đâu đó trên các góc phố, vẫn có những khán giả trung thành với báo giấy như một phần không thể thiếu.
Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Ngày 21/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có Văn bản số 3022/SVHTT-QLDSVH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, các đơn vị quản lý di tích, danh thắng tại Hà Nội về việc phòng chống thiên tai tại các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Không bắt đầu bằng những buổi tọa đàm, cũng không phải những khẩu hiệu sáo rỗng, hành trình của "Seeds of Hope" (Hạt giống hy vọng) khởi nguồn từ một câu hỏi tưởng như đơn giản: "Ai sẽ lắng nghe các em học sinh khi các em buồn?" Từ trăn trở về khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường, một người trẻ đã cùng cộng sự của mình tạo nên dự án, nơi 15 học sinh THPT ở Vĩnh Phúc được đào tạo, học cách thở, lắng nghe và thấu cảm để trở thành những "đại sứ" gieo trồng ước mơ và hy vọng. Đứng sau dự án là một nữ leader khiêm tốn nhưng đầy nội lực, với niềm tin rằng: “Nếu các em được quan tâm từ bây giờ, các em có thể mang thay đổi đến cho cả một thế hệ.”
Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Tối 18/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức công diễn vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. GRDP ước tăng 7,63%, cao hơn cùng kỳ năm 2024.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị.
Hương sắc tháng Bảy

Hương sắc tháng Bảy

Mỗi độ tháng bảy về, quê tôi lại rộn ràng vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa chín vàng óng ả gió nhẹ nhàng lướt qua nhìn như những đợt sóng chạy lăn tăn trải dài, thoảng từ xa là tiếng cười giòn tan của người dân quê tôi khi được vụ bội thu.
Xem thêm
Phiên bản di động