Tin nhắn rác càng cấm lại càng tăng: Chẳng nhẽ lại bó tay?
Phát tán tin nhắn rác ngày càng chuyên nghiệp, bài bản | |
Cảnh giác với tin nhắn ‘cảnh báo hacker’ lan truyền trên Facebook | |
Tin nhắn rác hoành hành trở lại |
Những cuộc “tra tấn” người dùng
Chị Mai Anh (phố Ngọc Hà, quận Ba Đình) cho biết trước đây, thỉnh thoảng chị mới nhận được vài tin nhắn mời mua đất, căn hộ chung cư… Thế nhưng, thời gian gần đây, hầu như ngày nào chị cũng nhận được hàng loạt tin nhắn mời mua tour du lịch, nghỉ dưỡng, rao bán đất nền, căn hộ, mời đi spa, khách sạn, mua bảo hiểm…
Tin nhắn rác quấy rầy khiến không ít người bức xúc |
Anh Nguyễn Xuân Hưng (trú tại Mai Dịch, quận Cầu Giấy)cũng cho biết nhiều công ty còn sử dụng tổng đài tự động để gọi cho anh. “Họ dùng số di động hoặc số máy bàn gọi đến. Khi mình bắt máy thì tổng đài tự động phát thông tin chào mời quảng cáo dịch vụ. Họ không cần biết mình có nhu cầu tiếp nhận thông tin đó hay không mà cứ ra rả nói. Nếu mình không chủ động tắt máy trước thì sẽ bị bắt nghe cả chục phút. Nhiều khi rất ức chế”, anh Hưng kể.
Nhiều người khác cũng than phiền về tin nhắn rác biến tướng các kiểu để tấn công người dùng. Nhiều công ty, cá nhân sử dụng các hệ thống máy tính giả mạo đầu số của nhà mạng để nhắn tin khiến người dùng lầm tưởng là tin nhắn của nhà mạng, hay mua hẳn đầu số dịch vụ kiểu 1900xxxx để nhắn tin làm phiền người dùng. Không dừng lại ở tin nhắn SMS thông thường, nhiều đối tượng còn sử dụng 3G, 4G để nhắn tin rác tấn công người dùng qua Zalo, Viber, Facebook Messenger… khiến họ “điên đầu”.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, giá trị thương hiệu của DN chính là một phần của văn hóa kinh doanh, vì chính thương hiệu mới tạo nên giá trị bền vững của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất tiếc hiện nay, không phải DN nào cũng sẵn sàng đánh đổi lợi nhuận của mình để tạo dựng được giá trị thương hiệu. Trong khi đó, thực tế đáng buồn hiện nay đó chính là việc xã hội cứ đòi hỏi DN phải có đạo đức kinh doanh, nhưng môi trường kinh doanh chưa thực sự lành mạnh, thiếu minh bạch, vẫn còn tồn tại những chi phí ngầm, bôi trơn… |
Không chỉ riêng mạng Vinaphone, các mạng khác như Viettel, Mobifone cũng đồng loạt nhận được tin nhắn rác. “Buổi sáng, tôi vừa xóa hơn chục tin nhắn rác thì trưa lại nhận, không sống yên ổn được vì không đọc lại lo nhỡ có tin nhắn công việc quan trọng. Không riêng tôi mà mọi người trong nhà cũng đều bị tin nhắn rác làm phiền. Đôi khi còn bị tin nhắn của chính nhà mạng gửi đến mời mua gói cước 3G/4G, sử dụng các dịch vụ của họ, mua game, ứng dụng cho smartphone. Chồng tôi nói có ngày nhận được 4-5 tin nhắn kiểu này”- chị Nga (ở Tây Hồ) bức xúc.
Chị Chu Thanh Huyền (quận Thanh Xuân) nhẩm tính, trong quãng thời gian từ 8 giờ đến 9 giờ sáng 15.12, điện thoại của chị nhận được gần chục tin nhắn rác. Trong đó chủ yếu là các nội dung mời gọi mua nhà, mua mỹ phẩm, tour du lịch nước ngoài. Ngoài các nội dung trên thì có những tin nhắn đọc mà chị Huyền không hiểu nội dung gì như đầu số 9075 có nội dung “Soan L gui 9075 de nhan tien sau 5 ngay duy tri DV Hai loc vang. Sau KM 5.000d/ngay. Chi tiet truy cập web… hoặc LH 08xxxxx (cuoc di dong)”. “Tôi không hiểu DV Hai loc vang là gì? Tôi không đăng ký bất cứ gì từ dịch vụ này nhưng thỉnh thoảng lại nhận được. Nhiều khi rất bực bội, vì đang bận làm lại phải mở điện thoại ra xem vì tưởng ai nhắn việc gì quan trọng” - chị Huyền nói.
Theo ghi nhận, nhiều khách hàng các nhà mạng phản ánh, khi các sim rác giảm thì các đầu số nhà mạng phát tán tin nhắn rác lại nhiều hơn. Thường thì các tin nhắn rác phát tán từ sim rác thường quảng cáo các tour du lịch, khuyến mại thời trang… Còn các đầu số nhà mạng tin nhắn về dịch vụ tải nhạc trực tuyến, trò chơi có thưởng, hay mời gọi tham gia các dịch vụ. Điều này khiến khách hàng vô cùng phiền lòng.
An ninh mạng, ai lo?
Tin nhắc rác không những khủng bố người dùng mà còn góp phần gây mất đoàn kết gia đình. Nhiều chị em thậm chí cánh nam nhi tâm sự: Chỉ vì tin nhắn rác mà về nhà luôn để chế độ câm hoặc tắt máy. Con cái không những mất ngủ mà có khi bị vợ/chồng nghi nghờ vì các mối quan hệ ngoài luồng. Trong khi, các nhà mạng luôn ra rả báo cáo thành tích về tin nhắn rác, thì thời gian qua lượng tin nhắn rác lại gửi đến người dùng một cách chóng mặt! |
Dường như mọi người đang phải mặc nhiên chấp nhận tin nhắn rác, điện thoại quảng cáo “thượng vàng hạ cám” gọi đến số điện thoại của mình bất kể giờ giấc. Theo một số chuyên gia an ninh mạng, nhà mạng phải chịu trách nhiệm chính trong việc phòng chống tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Vì không phải người dùng nào cũng biết cài phần mềm ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Nhà mạng phải có công cụ, bộ lọc ngay từ đầu, có biện pháp xử lý với các thuê bao phát tán tin nhắn rác.
Liên quan đến vấn đề này, ông Ngô Trần Vũ, Công ty Bảo mật Nam Trường Sơn, cho rằng tin nhắn rác còn hoạt động là do thông tin cá nhân của người dùng bị thu thập, rao bán quá dễ dàng. Bất cứ ai cũng có thể mua được danh sách hàng chục ngàn số điện thoại, email… của người khác. Từ đó, họ chỉ cần sử dụng các công cụ tự động gửi tin nhắn hàng loạt là trong vòng 1 phút sẽ có hàng ngàn, chục ngàn tin nhắn rác đổ xuống máy điện thoại cá nhân. Nếu không ngăn chặn được việc thu thập, rao bán thông tin cá nhân thì rất khó chặn tin nhắn rác.
Mới đây, sau khi tung hơn 5,4 triệu email của nhân viên và khách hàng được nghi từ một hệ thống bán lẻ TGDĐ, các tin tặc lại tung thông tin hơn 2.200 nhân viên thuộc hệ thống CC... lên mạng. Ai gây ra hai vụ việc này sẽ được cơ quan chức năng làm rõ, nhưng khi thông tin tài khoản bị công khai trên mạng, nhiều khách hàng của hai đơn vị này đã vội vã thay đổi mã thẻ tín dụng, khóa tính năng thanh toán trực tuyến, hay thậm chí là khóa luôn thẻ tín dụng dù ngân hàng cho rằng chỉ với số thẻ tín dụng, hacker chưa đủ thông tin để lấy tiền từ tài khoản khách hàng.
Việc khóa thẻ như vậy gây khó khăn trong giao dịch, nhưng sự cảnh giác, thận trọng đó có cơ sở. Kẻ gian có thể sử dụng thông tin đó để khai thác, chiếm đoạt tiền trong tài khoản vào lúc nào đó, khách hàng khó có thể biết trước và ngăn chặn. Dù các thông tin ban đầu cho thấy chưa có nạn nhân nào phản ánh bị mất tiền trong tài khoản, nhưng đây là sự cảnh báo và nó gây ra tâm lý lo lắng, bất an cho khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán qua internet.
Một chuyên gia bảo mật cao cấp từng nhận định, có đến 95% các vi phạm an ninh tại nơi làm việc là do lỗi của con người. Để chống lại điều này, an ninh không gian mạng cần phải là một phần cốt lõi của văn hóa nơi làm việc thông qua việc giáo dục, đào tạo về lĩnh vực công nghệ thông tin cho mỗi nhân viên. Dường như lời nhắc nhở này chưa được chú trọng, chưa có nhiều tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp thường xuyên, liên tục tập huấn, hướng dẫn, cảnh báo nhân viên về an ninh mạng.
Theo Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) cũng phương thức phát tán tin nhắn rác ngày càng chuyên nghiệp và cần phải xử điểm một số hành vi để răn đe. Trước đây, nội dung tin nhắn hầu hết là lừa đảo, dụ dỗ người dùng dịch vụ có thu cước nhưng được quảng cáo dưới hình thức mập mờ giá cước miễn phí hoặc với mức cước thấp hơn thu thực tế, lừa đảo nạp tiền…
Các đối tượng phát tán tin nhắn rác cũng liên tục thay đổi phương thức phát tán, tần suất, từ khóa trong nội dung tin nhằm thoát khỏi sự phát hiện của hệ thống kỹ thuật của nhà mạng, khiến việc phát hiện và xử lý gặp nhiều khó khăn.
Hiện tin nhắn rác về dịch vụ nội dung chiếm tỉ lệ khoảng 30%, VNCERT đề nghị các nhà mạng cần cải tiến hệ thống kỹ thuật dựa trên công nghệ mới, thuật toán thông minh để nâng cao khả năng nhận biết tin nhắn rác; xây dựng hệ thống cho phép người dùng chủ động chặn lọc tin nhắn rác theo nguồn gửi và nội dung…
Hà Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24