--> -->

Thường Tín quyết tâm cán đích nông thôn mới vào năm 2020

Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, xã Nguyễn Trãi (huyện Thường Tín, Hà Nội) trở thành 1 trong 5 xã của huyện cán đích xã nông thôn mới (NTM) năm 2018. Theo kế hoạch của huyện, thời gian tới, đảng ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn huyện sẽ tập trung mọi nguồn lực để cán đích huyện NTM theo đúng kế hoạch đề ra vào năm 2020.
thuong tin quyet tam can dich nong thon moi vao nam 2020 Hà Nội: Đặt mục tiêu 7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019
thuong tin quyet tam can dich nong thon moi vao nam 2020 Xã An Mỹ, Xuy Xá huyện Mỹ Đức đạt chuẩn nông thôn mới
thuong tin quyet tam can dich nong thon moi vao nam 2020 Hội viên hội nông dân làm kinh tế giỏi
thuong tin quyet tam can dich nong thon moi vao nam 2020
Xây dựng NTM đã giúp bộ mặt nông thôn huyện Thường Tín có nhiều thay đổi (ảnh Nguyễn Công)

Đến hết năm 2018, cùng với xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín còn có 4 xã khác là Văn Tự, Vân Tảo, Hiền Giang và Dũng Tiến cũng về đích NTM; qua đó, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM của huyện Thường Tín lên 24/28 xã. Tính từ năm 2016 đến đầu năm 2019, tổng nguồn vốn xây dựng NTM của huyện Thường Tín đạt trên 1.483 tỷ đồng.

Diện mạo nông thôn huyện Thường Tín thay đổi mạnh mẽ, hệ thống hạ tầng phát triển nhanh, nhiều công trình được đầu tư xây dựng, tạo cơ sở, tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Riêng về phát triển giao thông, UBND huyện Thường Tín đã phân bổ 395 tỷ đồng để đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn giai đoạn 2016 – 2019.

Thời gian qua, huyện đã thường xuyên vận động các hộ sản xuất, các trang trại liên danh liên kết, chuyển đổi ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung; nâng cao thu nhập cho người dân.

Đến nay, Thường Tín đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như lúa hàng hóa tập trung ở các xã Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên; vùng sản xuất rau an toàn tại các xã Hà Hồi, Tân Minh, Thư Phú; vùng cây ăn quả tại các xã Chương Dương, Tự Nhiên; vùng nuôi trồng thủy sản ở xã Nghiêm Xuyên và xã Dũng Tiến…

Theo đại diện Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Thường Tín, hiện nay, toàn huyện có 100% xã đạt chuẩn về tiêu chí giảm số hộ nghèo, tiêu chí lao động có việc làm, 27 xã đạt tiêu chí văn hóa, có 26 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 41,2 triệu đồng/năm. Số hộ nghèo và hộ cận nghèo giảm, số hộ giàu và khá tăng cao.

Huyện đang phấn đấu 4 xã còn lại đạt chuẩn NTM trong năm nay là Thư Phú, Lê Lợi, Tiền Phong, Hòa Bình và xã Hồng Vân đạt xã NTM nâng cao, thực hiện mục tiêu huyện NTM vào năm 2020. Tuy nhiên, hiện các xã mới đạt được từ 15 - 16 tiêu chí/xã, trong đó, các tiêu chí chưa đạt chủ yếu là giao thông; trường học; làng văn hóa; môi trường, đặc biệt là môi trường tại các làng nghề còn ô nhiễm...

Để thực hiện mục tiêu đưa tất cả các xã về đích NTM trong năm 2019, trở thành huyện NTM vào năm 2020, theo đại diện Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Thường Tín, thời gian tới huyện sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí tại 24 xã được công nhận đạt chuẩn, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội; thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình đảm bảo nâng cao hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn.

Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm chính trị của các cấp ủy chính quyền và các đơn vị trong tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM; tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo và tổ giúp việc; Tập trung chỉ đạo 4 xã còn lại phấn đấu xã chuẩn NTM và xã Hồng Vân phấn đấu đạt xã NTM nâng cao năm 2019…

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặt nhiều kỳ vọng vào phát triển kinh tế và chỉnh trang đô thị Thủ đô

Đặt nhiều kỳ vọng vào phát triển kinh tế và chỉnh trang đô thị Thủ đô

Với những kết quả đã đạt được, đại biểu bày tỏ kỳ vọng Hà Nội sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị

Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị

Với phương châm đặt con người ở vị trí trung tâm, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, thời gian qua, Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.
Công bố quyết định thành lập Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và công tác cán bộ

Công bố quyết định thành lập Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và công tác cán bộ

Theo Quyết định mới được công bố, cơ cấu tổ chức mới của cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) thành phố Hà Nội gồm 18 đơn vị: Phòng Nghiệp vụ và tổ chức THADS 1, 2; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Tài chính - Kế toán; Văn phòng và 12 Phòng THADS khu vực.
Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước

Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước

Lãnh đạo UBND phường Cửa Lò vừa chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp chấn chỉnh hoạt động kinh doanh du lịch, trong đó tập trung xử lý dứt điểm tình trạng mô tô nước hoạt động tự phát, gây mất an toàn cho du khách.
Tháo gỡ vướng mắc để các xã, phường hoạt động hiệu quả

Tháo gỡ vướng mắc để các xã, phường hoạt động hiệu quả

Đại biểu kiến nghị, Thành phố cần sớm ổn định chính quyền địa phương 2 cấp, đặc biệt là cấp xã, phường, nhất là việc phân cấp, để giảm bớt gánh nặng cho cấp Thành phố, tạo điều kiện cho cấp dưới được giải quyết công việc thuận lợi.
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp về công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tuyên truyền thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng GDNN trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035”.
Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 tập trung vào các mục tiêu chính như: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước.

Tin khác

Huyện Hưng Nguyên công bố Quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Hưng Nguyên công bố Quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 7/6, huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Việc đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số từ lâu đã được nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) thực hiện bài bản. Việc đầu tư công nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà màng, nhà lưới để sản xuất mà còn làm chủ được những công nghệ mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường liên kết.
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động