--> -->

Thị trường lao động sẽ có nhiều gam màu sáng

Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 đã làm đứt gãy nghiêm trọng thị trường lao động. Dù vậy, hiện nay, với giải pháp thích ứng linh hoạt của Chính phủ, nền kinh tế đang có nhiều tín hiệu khởi sắc, kéo theo đó là hoạt động nhộn nhịp trở lại của thị trường lao động. Thị trường lao động hứa hẹn có nhiều tín hiệu phục hồi, phát triển và chuyển biến tích cực trong năm 2022.
Từng bước phục hồi thị trường lao động hiệu quả Thị trường lao động đang ấm dần Nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động

Từ khủng hoảng

Năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã khiến thị trường lao động nước ta phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng khi tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên ở mức rất cao, thu nhập của người lao động (NLĐ) sụt giảm mạnh.

Đến hết quý III, cả nước có 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm. Giãn cách xã hội kéo dài đã làm trầm trọng hơn các điểm yếu của thị trường lao động và ảnh hưởng mạnh đến ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Thị trường lao động sẽ có nhiều gam màu sáng
Kết nối việc làm trực tuyến tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Số lao động trong 2 ngành này đều giảm mạnh chưa từng có trong nhiều năm gần đây. Tỷ lệ và số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động ở quý III tăng lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Theo đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều thách thức đối với thị trường lao động Việt Nam, như bị chia cắt cục bộ giữa các vùng, các địa phương, gây ra thiếu lao động cho sản xuất - kinh doanh.

Sự khác nhau về các biện pháp phòng, chống dịch tại các địa phương cũng khiến việc đi lại giao lưu giữa các vùng trở nên khó khăn hơn, gia tăng sự mất cân đối cung cầu lao động cục bộ, gây ra áp lực về giải quyết việc làm, dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều nơi, trong đó có các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo ra một làn sóng dịch chuyển lao động lớn chưa từng có từ các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương về các địa phương trên cả nước.

Còn tại Hà Nội, theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhất là trong quý III/2021 đã tác động tiêu cực đến tình hình lao động việc làm và hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các ngành, lĩnh vực tại thành phố Hà Nội. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tạm đóng cửa, dừng hoạt động trong thời gian dài đã khiến hàng triệu người lao động phải tạm dừng hợp đồng lao động, dẫn đến mất hoặc giảm thu nhập.

Lao động đang làm việc trong nền kinh tế giảm mạnh so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động tăng cao. Theo kết quả Điều tra lao động việc làm quý III/2021, số người có việc làm toàn Thành phố giảm 5,3% so với quý trước và giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp quý III/2021 là 2,7% tăng 0,3 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020.

Đến những tín hiệu khả quan

Mặc dù khủng hoảng nghiêm trọng bởi tác động của dịch bệnh Covid-19 nhưng theo nhận định của các chuyên gia, hiện nay, với giải pháp thích ứng linh hoạt của Chính phủ, nền kinh tế đang có nhiều tín hiệu khởi sắc trở lại kéo theo đó là hoạt động nhộn nhịp trở lại của thị trường lao động.

Thị trường lao động hứa hẹn có nhiều tín hiệu phục hồi, phát triển và chuyển biến tích cực trong năm 2022. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học – Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) nhận định: “Dịch bệnh Covid-19 khiến người lao động buộc phải ngừng việc, thế nhưng hiện nay, Chính phủ đã linh hoạt mở cửa nhà máy, công xưởng, doanh nghiệp do đó, nguồn cầu lao động tăng lên, người lao động sẽ có nhiều cơ hội việc làm trở lại”.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Quang Thọ, nguyên Viện trưởng, Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), cho rằng, sau đại dịch Covid-19, thị trường lao động đối với nhóm lao động giản đơn ở Việt Nam sẽ phục hồi nhanh chóng. Bởi lẽ, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, nhóm lao động này bị rời khỏi nơi làm việc nhiều nhất, họ là những đối tượng bị mất thu nhập, khó khăn nhất vì thế khi việc sản xuất kinh doanh được bình thường trở lại, nguồn nhân lực này rất dồi dào và có nhu cầu làm việc nhiều để khôi phục lại công việc và thu nhập trước đây.

Cũng chung nhận định về những tín hiệu lạc quan của thị trường lao động trong thời gian tới, ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, đánh giá, với việc thay đổi chiến lược từ “Zero Covid” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt”, nền kinh tế đang có nhiều tín hiệu khởi sắc trở lại kéo theo đó là hoạt động nhộn nhịp trở lại của thị trường lao động.

Thị trường lao động nói chung và thị trường lao động Hà Nội nói riêng, hứa hẹn có nhiều tín hiệu phục hồi, phát triển và chuyển biến tích cực trong năm 2022. “Thời điểm cuối năm là lúc mà doanh nghiệp tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt mục tiêu về đích trong năm 2021 và chuẩn bị hàng hóa, dịch vụ cho giai đoạn Tết Nguyên đán 2022. Doanh nghiệp có nhu cầu tăng cường tuyển dụng nhân sự nhằm đáp ứng khả năng phục hồi sản xuất. Thị trường lao động trở nên sôi động, tăng tốc độ phục hồi do ảnh hưởng của dịch bệnh…”- ông Vũ Quang Thành nói.

Người lao động cần bổ sung kỹ năng

Nhận định về những nhóm ngành có khả năng phục hồi và phát triển nhanh trong năm 2022, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lan Hương cho rằng, những ngành nghề mới, mô hình kinh tế mới dựa vào công nghệ số, công nghệ thông minh sẽ có chiều hướng phát triển tốt.

Một số ngành, nghề bị đứt gãy do ảnh hưởng dịch Covid-19 trong thời gian qua như dịch vụ, nhà hàng, Logistic cũng sẽ phục hồi và bứt phá khi dịch bệnh được kiểm soát và trong điều kiện kinh tế thích ứng linh hoạt. Một số mô hình làm việc mới như: Làm việc tại nhà, làm việc từ xa, kết nối trực tuyến… cũng sẽ phát triển.

Còn theo phân tích của ông Vũ Quang Thành, trong năm 2022, phục hồi kinh tế đi đôi với kiểm soát dịch bệnh là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ nên tất cả các ngành nghề đều có điều kiện để phục hồi năng lực sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh đó sẽ có một số ngành tiếp tục có bước phát triển vượt bậc hơn so với thị trường chung.

Trong đó, sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời gian dịch bệnh với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, chuyển đổi số đã mang đến cơ hội nghề nghiệp rất lớn cho các nhóm ngành như: Nhóm ngành nghề công nghệ thông tin - lập trình - phần mềm tiếp tục là đầu tàu trong xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo đó, nhóm ngành nghề công nghệ thông tin - lập trình - phần mềm sẽ thu hút một lượng lớn nguồn lực nhất là trong khi nước ta đang hướng đến Chính phủ điện tử và chuyển đổi số quốc gia, nhu cầu nhân lực chất lượng cao sẽ là rất lớn trong giai đoạn trung hạn sắp tới. Bên cạnh đó, nhóm ngành nghềp hân tích dữ liệu cũng là một trong ba trụ cột của cách mạng công nghiệp 4.0 (Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT), Dữ liệu lớn (Big Data)).

Đánh giá chung, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, rõ ràng là bức tranh thị trường lao động trong thời gian tới có những gam màu sáng. Tuy nhiên, sau giai đoạn trì trệ, thị trường lao động bị tác động mạnh thì cũng hình thành nên những phân khúc mới, kỹ năng mới. Do đó, để hỗ trợ nhóm lao động bị mất việc trở lại thị trường làm việc rất cần có nhóm giải pháp đồng bộ để chuyển dịch cơ cấu việc làm, đảm bảo họ có năng lực đáp ứng yêu cầu công việc mới.

Còn theo ông Vũ Quang Thành, cách mạng công nghiệp 4.0 và sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong thời gian dịch bệnh và giãn cách xã hội kéo dài đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực thương mại điện tử, phần mềm, công nghệ thông tin… nhưng cũng đi kèm những thách thức với NLĐ chưa qua đào tạo hay thiếu hụt kỹ năng.

Do đó, những lao động mới tham gia thị trường lao động cần tiếp tục nâng cao kiến thức chuyên môn, đặc biệt là thích ứng với những yêu cầu công việc mới trong mọi tình huống. Với nhóm lao động đã có quá trình tham gia thị trường lao động, cũng cần bổ sung kỹ năng để sẵn sàng dịch chuyển việc làm trong điều kiện mới./.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trường hợp được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế?

Trường hợp được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế?

Từ 1/7/2025, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ từ 30%-100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với một số đối tượng.
Cháy kho, xưởng rộng 1.700m2 ở Trương Định, Hà Nội

Cháy kho, xưởng rộng 1.700m2 ở Trương Định, Hà Nội

Vào 0h15 ngày 19/7 đã xảy ra một vụ hỏa hoạn tại một kho, xưởng rộng 1.700m2 thuộc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả I, trên đường Trương Định, phường Tương Mai, Hà Nội. Mặc dù đám cháy diễn biến phức tạp với nhiều vật liệu dễ cháy và khói độc, nhưng đã được lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an thành phố Hà Nội kịp thời khống chế.
Tuyển bóng chuyền nam Việt Nam đánh bại Thái Lan, mở rộng cánh cửa giành huy chương

Tuyển bóng chuyền nam Việt Nam đánh bại Thái Lan, mở rộng cánh cửa giành huy chương

Tiếp tục thể hiện phong độ ấn tượng tại SEA V.League 2025, đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam đã giành chiến thắng nghẹt thở 3-2 trước đối thủ truyền kiếp Thái Lan ở lượt trận thứ 3 vòng lượt về, qua đó vươn lên vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng và thắp sáng cơ hội cạnh tranh huy chương.
U23 Indonesia đánh bại Philippines, tiến gần vé bán kết U23 Đông Nam Á 2025

U23 Indonesia đánh bại Philippines, tiến gần vé bán kết U23 Đông Nam Á 2025

Với chiến thắng 1-0 trước U23 Philippines ở lượt trận thứ hai bảng A, U23 Indonesia đã nối dài mạch toàn thắng tại giải U23 Đông Nam Á 2025 và gần như cầm chắc tấm vé vào bán kết. Dù lấn lướt toàn diện và tạo ra hàng loạt cơ hội, đội bóng xứ vạn đảo vẫn chỉ có thể định đoạt trận đấu nhờ bàn phản lưới nhà của đối thủ.
Hành trình "Về nguồn" ý nghĩa của Công an Hà Nội, lan tỏa giá trị nhân ái, vì dân phục vụ

Hành trình "Về nguồn" ý nghĩa của Công an Hà Nội, lan tỏa giá trị nhân ái, vì dân phục vụ

Hòa trong không khí kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống Công an nhân dân và 20 năm Ngày Hội toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, vào ngày 18/7, Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cùng đoàn công tác đã tổ chức chương trình "Về nguồn" tại Khu di tích Nha Công an Trung ương, xã Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
U23 Malaysia đè bẹp U23 Brunei 7-1, trở lại mạnh mẽ sau cú sốc đầu giải

U23 Malaysia đè bẹp U23 Brunei 7-1, trở lại mạnh mẽ sau cú sốc đầu giải

Sau thất bại bất ngờ trước U23 Philippines, U23 Malaysia đã có màn trở lại ấn tượng khi vùi dập U23 Brunei với tỷ số đậm 7-1 tại lượt trận thứ hai bảng A giải U23 Đông Nam Á 2025. Đây được xem là lời khẳng định mạnh mẽ từ thầy trò HLV Raja Azlan trong hành trình tìm lại vị thế ứng cử viên đi tiếp.
Giá xăng dầu hôm nay (19/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (19/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Hôm nay (19/7), giá dầu thế giới giảm nhẹ khi thị trường phản ứng trước loạt thông tin trái chiều về kinh tế và thuế quan tại Mỹ. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 69,46 USD/thùng, giảm 0,04%, giá dầu WTI ở mốc 67,58 USD/thùng, giảm 0,06%.

Tin khác

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Đối với người lao động, việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp họ có thêm khoản chi tiêu, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, còn đối với doanh nghiệp, mặc dù có áp lực nhưng việc tăng lương cũng sẽ mang lại lợi ích thiết thực khi giữ được chân người lao động và góp phần thúc đẩy năng suất lao động. Chính bởi vậy, thông tin Hội đồng lương Quốc gia đã chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng với mức 7,2%, thực hiện từ 1/1/2026 đã thu hút sự quan tâm, chú ý của cả doanh nghiệp và người lao động, cả hai bên đều cho rằng đây là mức tăng hợp lý.
Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Với mục tiêu giúp người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội có cơ hội tìm hiểu, lựa chọn việc làm phù hợp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với lãnh đạo 5 Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh: Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Bình, Cao Bằng và Lạng Sơn tổ chức Phiên giao dịch việc làm theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, qua đó kết nối hiệu quả cung - cầu lao động.
Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức năm 2025.
Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm

Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm

Từ 1/1/2026, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm. Đây là một trong những nội dung mới tại Luật Việc làm 2025.
6 tháng, cả nước có 1,05 triệu người thất nghiệp

6 tháng, cả nước có 1,05 triệu người thất nghiệp

Báo cáo tình hình lao động, việc làm quý II và 6 tháng đầu năm 2025 của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của quý II năm nay cao so với quý trước, nhưng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
Học nghề hệ 9+: Cơ hội lập nghiệp cho các bạn trẻ

Học nghề hệ 9+: Cơ hội lập nghiệp cho các bạn trẻ

Thời điểm này, đa số các em học sinh vừa rời mái trường Trung học cơ sở (THCS) ở Hà Nội đã lựa chọn được điểm đặt chân mới cho chặng đường học tập tiếp theo của mình ở các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập hoặc dân lập. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường hợp vì nhiều lý do khác nhau, không thể tiếp tục con đường học hành ở các trường THPT. Với những trường hợp này, chương trình đào tạo nghề hệ 9+ đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý dành cho các em.
Nghỉ hè sinh viên về quê tìm bình yên hay ở lại kiếm cơ hội?

Nghỉ hè sinh viên về quê tìm bình yên hay ở lại kiếm cơ hội?

Mỗi dịp hè đến, sinh viên lại đứng giữa ngã rẽ lựa chọn: về quê nghỉ ngơi sau những tháng ngày học tập căng thẳng hay ở lại thành phố tìm việc làm thêm, tích lũy kinh nghiệm? Đằng sau mỗi quyết định là một câu chuyện và là lựa chọn phù hợp với bản thân của mỗi người.
Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu

Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu

Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp quan trọng, đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông và nhiều lĩnh vực khác. Để phục vụ cho chiến lược phát triển ngành này, Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực chất lượng cao, trong đó có 42.000 kỹ sư, 7.500 thạc sĩ, 500 nghiên cứu sinh và 5.000 chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI).
6 tháng đầu năm, gần 75.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

6 tháng đầu năm, gần 75.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt 74.691 người, đạt 57,4% kế hoạch năm (mục tiêu của năm 2025 là đưa 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp về công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tuyên truyền thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng GDNN trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035”.
Xem thêm
Phiên bản di động