--> -->

Từng bước phục hồi thị trường lao động hiệu quả

Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã ban hành Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động với những mục tiêu và giải pháp cụ thể nhằm hướng tới từng bước phục hồi và phát triển thị trường lao động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế.
Hơn 17.000 chỉ tiêu tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 7 tỉnh, thành phố Thị trường lao động đang ấm dần Nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động

Duy trì tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%

Mục tiêu tổng quát của chương trình là từng bước phục hồi và phát triển thị trường lao động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế, cùng với đó, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hạn chế thấp nhất những tiêu cực từ dịch bệnh tới thị trường lao động, tiến tới xây dựng và hình thành thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, linh hoạt, thống nhất, hội nhập nhằm thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển nguồn nhân lực cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.

Từng bước phục hồi thị trường lao động hiệu quả
Hoạt động kết nối việc làm trực tuyến tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh minh họa

Có 6 mục tiêu cụ thể được đề cập trong Chương trình. Đó là: Duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn dưới 2%; hỗ trợ người lao động làm việc tại các doanh nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm, các địa phương có các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao yên tâm làm việc, tham gia phục hồi sản xuất kinh doanh; hỗ trợ để thu hút người lao động ngoại tỉnh quay trở lại làm việc; hỗ trợ xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất an toàn tạo việc làm cho người lao động nhằm tạo việc làm tốt, có thu nhập bền vững cho người lao động; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu phục hồi sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại các tỉnh phía Nam.

Ngoài ra, Chương trình cũng đặt mục tiêu sẽ thiết lập hệ thống thông tin, dữ liệu kịp thời phục vụ hoạt động kết nối cung - cầu lao động; tạo môi trường điều kiện để người lao động và người sử dụng lao động gặp gỡ, trao đổi thông tin về lao động, việc làm và mục tiêu cuối cùng của Chương trình là giữ vững quan hệ lao động hài hòa, ổn định.

Chương trình xác định, phục hồi thị trường lao động nhưng vẫn phải tiếp tục đặt sức khỏe, tính mạng người dân, người lao động lên trên hết. Bên cạnh đó, việc phục hồi và phát triển thị trường lao động cần gắn chặt với các yêu cầu về phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội của cả nước và từng địa phương.

Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình phải có tính trọng tâm, trọng điểm, tác động chủ yếu vào địa bàn và ngành nghề có cung cầu lớn, chú trọng tới an sinh của người lao động trong thị trường lao động để ổn định và phát triển lâu dài thị trường lao động, bảo đảm bổ sung và hỗ trợ cho thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và các chương trình mục tiêu quốc gia.

Hướng tới nhiều đối tượng

Từ những mục tiêu và yêu cầu như trên, Chương trình đưa ra 6 nhiệm vụ chủ yếu để phục hồi và phát triển thị trường lao động, tập trung vào nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Thứ nhất, Bộ sẽ nghiên cứu xây dựng và tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, thu hút người lao động quay trở lại làm việc. Bộ LĐ-TB&XH đã chia hai nhóm lao động để hỗ trợ cụ thể: Nhóm lao động ngoại tỉnh trở lại làm việc và nhóm lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

Thứ hai, Bộ sẽ hỗ trợ người sử dụng lao động phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động. Bộ chủ trương hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng các mô hình sản xuất an toàn, phục hồi sản xuất kinh doanh trong thời gian tới như: Đảm bảo các tiêu chí an toàn vệ sinh lao động, thực hiện các quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội.

Thứ ba, toàn ngành LĐ-TB&XH sẽ tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển thị trường lao động với 4 hướng giải pháp chính là: Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cơ bản cho người lao động để kịp thời cung ứng cho doanh nghiệp, hoặc vùng kinh tế trọng điểm; nâng cao chất lượng nguồn cung lao động; chuyển đổi số và dạy học trực tiếp trong giáo dục nghề nghiệp; đầu tư vào các trường chất lượng cao.

Thứ tư, ngành sẽ tổ chức kết nối cung – cầu lao động, trên cơ sở nắm chắc diễn biến của cung – cầu lao động, cả về số lượng, ngành nghề, trình độ. Nhiệm vụ kết nối cung – cầu lao động sẽ được thực hiện thông qua việc tăng tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm; đa dạng hóa các hình thức, chuyên đề của các phiên; tổ chức phiên giao dịch việc làm trực tuyến trong vùng hoặc toàn quốc.

Thứ năm, ngành sẽ phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, lành mạnh và ổn định nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực và thứ sáu là xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định.

Đảm bảo thực hiện kịp thời, hiệu quả

Về tổ chức thực hiện, các đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB&XH có trách nhiệm xây dựng, ban hành kế hoạch của đơn vị với các nhiệm vụ, đề án chương trình cụ thể, có lộ trình và phân công trách nhiệm thực hiện. Đối với những nhiệm vụ không phải xây dựng đề án, chương trình cần tổ chức triển khai ngay, bảo đảm thực hiện kịp thời và có hiệu quả những nội dung liên quan trong Chương trình.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan để tổ chức, đào tạo nâng cao kỹ năng lao động cho người lao động; chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng để đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề và tham gia phương án điều tiết, bổ sung lao động trong trường hợp cần thiết.Cục Việc làm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chương trình này, định kỳ báo cáo và đề xuất với lãnh đạo Bộ về việc triển khai nhiệm vụ.

Bộ LĐ-TB&XH đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH thực hiện một số hoạt động cụ thể. Trong đó, các địa phương cần chú trọng xây dựng phương án với các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để phục hồi kinh tế tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bảo đảm nguồn lao động, ngăn ngừa thiếu hụt lao động cho phục hồi sản xuất kinh doanh.

Địa phương cần khảo sát, nắm chắc nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nhu cầu tìm việc làm của người lao động trên địa bàn để chủ động nguồn lao động bảo đảm khôi phục sản xuất, tránh việc thiếu hụt lao động cục bộ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt là thời điểm cuối năm và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán; chỉ đạo và có biện pháp giúp doanh nghiệp, người sử dụng lao động trên địa bàn thực hiện duy trì việc làm, giữ chân người lao động, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 để người lao động yên tâm làm việc, ổn định sản xuất, kinh doanh.

Các địa phương cần nghiên cứu, ban hành các chủ trương, chính sách, giải pháp ổn định, giới thiệu, tạo việc làm cho người lao động trở về từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trọng điểm phía Nam; hỗ trợ để người lao động trở lại làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Đặc biệt, các địa phương cần tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm để hỗ trợ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn và cả nước để bảo đảm nguồn lao động phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó quan tâm đẩy mạnh các hình thức kết nối trực tuyến có hiệu quả, linh hoạt trong phòng, chống dịch Covid-19…/.

Tú Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai mạc Kỳ họp thứ 2 HĐND Thành phố Hồ Chí Minh

Khai mạc Kỳ họp thứ 2 HĐND Thành phố Hồ Chí Minh

Kỳ họp thứ 2 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Khóa X tập trung thảo luận, quyết nghị nhiều nội dung then chốt về phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức chính quyền.
Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp

Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1581/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 24/7/2025, tại Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và TP. Hà Nội đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn (Ba Đình, Hà Nội).
Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Sáng 24/7, Trung đoàn Không quân 916 (Sư đoàn Không quân 371) đã nhanh chóng triển khai tổ bay mang theo các phương tiện cứu hộ, cứu nạn và hàng hóa vào miền Trung thực hiện nhiệm vụ chống lũ.
Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

Trước ngày 31/10, Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tổ dân phố.
“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

Tập 38 của “Dịu dàng màu nắng” tiếp tục đưa khán giả đến những cung bậc cảm xúc sâu sắc khi bí mật chôn giấu bấy lâu của Nam bị phanh phui, đẩy mối quan hệ giữa Lan Anh và Xuân Bắc vào một khúc quanh đầy giằng xé.
Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Hôm nay (24/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm trong phiên thứ tư liên tiếp, trong bối cảnh các nhà đầu tư theo dõi sát sao diễn biến của các cuộc đàm phán thương mại, bao gồm cả thỏa thuận thuế quan giữa Mỹ và Nhật Bản, trước khi dữ liệu dự trữ dầu thô của Mỹ được công bố. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,19 USD/thùng, giảm 0,61%, giá dầu WTI ở mốc 64,91 USD/thùng, giảm 0,63%

Tin khác

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động Hà Nội trong tháng 7/2025 tăng trưởng ổn định nhờ sự tăng trưởng tích cực của các nhóm ngành dịch vụ, du lịch lữ hành, đầu tư công và FDI. Dự báo một số ngành sẽ có nhu cầu nhân lực cao như dịch vụ du lịch, lữ hành, y tế - chăm sóc sức khỏe, công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại dịch vụ.
Tạo việc làm cho người lao động để giữ nhịp tăng trưởng

Tạo việc làm cho người lao động để giữ nhịp tăng trưởng

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm, qua đó giới thiệu và tạo cơ hội việc làm mới cho hàng chục nghìn người lao động (NLĐ) trên địa bàn.
Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh rằng lời kêu gọi chung chung "về nước đóng góp" sẽ không hiệu quả nếu thiếu những dự án. Bà kiến nghị cần có những cơ chế, đơn đặt hàng cụ thể.
Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Đối với người lao động, việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp họ có thêm khoản chi tiêu, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, còn đối với doanh nghiệp, mặc dù có áp lực nhưng việc tăng lương cũng sẽ mang lại lợi ích thiết thực khi giữ được chân người lao động và góp phần thúc đẩy năng suất lao động. Chính bởi vậy, thông tin Hội đồng lương Quốc gia đã chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng với mức 7,2%, thực hiện từ 1/1/2026 đã thu hút sự quan tâm, chú ý của cả doanh nghiệp và người lao động, cả hai bên đều cho rằng đây là mức tăng hợp lý.
Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Với mục tiêu giúp người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội có cơ hội tìm hiểu, lựa chọn việc làm phù hợp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với lãnh đạo 5 Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh: Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Bình, Cao Bằng và Lạng Sơn tổ chức Phiên giao dịch việc làm theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, qua đó kết nối hiệu quả cung - cầu lao động.
Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức năm 2025.
Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Luật Việc làm năm 2025 đã đưa vào một nội dung quan trọng về đăng ký lao động. Theo đó, tất cả lao động Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đều được đăng ký gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đây là nền tảng xây dựng cơ sở dữ liệu lao động quốc gia.
Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi có sức khỏe, khả năng và điều kiện vẫn mong muốn được tiếp tục đóng góp trí và lực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội có nhu cầu làm việc để tự nuôi sống bản thân. Những yếu tố này đòi hỏi Việt Nam cần có những chính sách phù hợp để tận dụng, phát huy nguồn lực người cao tuổi, bảo đảm quyền, chế độ cho họ đồng thời cũng để thích ứng với thời kỳ dân số già đang diễn ra mạnh mẽ.
6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

Thông tin về công tác việc làm và an toàn lao động 6 tháng đầu năm 2025, Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 125.084 người lao động, đạt 74% kế hoạch năm 2025, tương ứng tăng 0,13% so với cùng kỳ năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động