-->

Thầy giáo mù 51 năm “truyền lửa” guitar

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng hàng ngày thầy giáo khiếm thị Trịnh Đình Thi (số nhà 18, ngõ Liên Việt, quận Đống Đa, TP Hà Nội) vẫn dùng tất cả tình yêu và niềm đam mê với âm nhạc để “truyền lửa” cho biết bao thế hệ học trò. 
thay giao mu 51 nam truyen lua guitar Cụ bà 11 năm “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”
thay giao mu 51 nam truyen lua guitar Người đàn bà hàng chục năm giữ lửa lò rèn
thay giao mu 51 nam truyen lua guitar Làm việc thiện từ “cốc trà đá”

Tiếp tôi tại căn nhà nhỏ nằm khiêm tốn trong ngõ, thầy Thi kể lại câu chuyện về cuộc đời mình. Sinh năm 1944 trong một gia đình khá giả ở đất Hà Thành, từ nhỏ thầy Thi đã là một cậu bé thông minh, hiếu động và có hứng thú đặc biệt với đàn guitar.Tương lai tươi sáng, tiền đồ rộng mở nhưng biến cố bất ngờ ập đến vào năm 17 tuổi khiến bao ước mơ, hoài bão của thầy trở nên dang dở.

thay giao mu 51 nam truyen lua guitar
Thầy Thi trong một giờ dạy.

Mọi thứ tưởng chừng như đổ ập xuống khi đôi mắt thầy mất dần ánh sáng; gia đình đưa đi chạy chữa khắp nơi và áp dụng đủ các bài thuốc mà vẫn không có hiệu quả gì. Thầy bị sốc nặng suốt một thời gian dài và phải sống trong sự mặc cảm, tự ti. Đấu tranh tư tưởng lắm mới dần thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của những ý nghĩ bi quan, chán trường; kể từ đó thầy chấp nhận sống chung với bóng tối.

Thầy tâm sự: “Thời gian đầu, tôi thật khó để tin những gì đã xảy ra với mình. Sau chuỗi ngày buồn bã, tôi thấy mình không thể trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tôi phải tìm được một nghề để có thể nuôi sống bản thân”. Sau nhiêu lần suy nghĩ, cuối cùng thầy chọn con đường dạy học.

Ban đầu thầy chỉ nhận kèm cặp vài người nhưng tiếng lành đồn xa, học trò tìm đến lớp học của thầy ngày một nhiều. Đa phần trong số đó đều là học sinh, sinh viên.Lịch dạy của thầy dày đặc từ sáng cho đến tận chiều tối. Không đếm được có bao nhiêu thế hệ học trò đã từ căn nhà nhỏ của thầy mà tỏa đi mọi miền Tổ Quốc.Có những gia đình, cả mẹ và con đều học thầy. Có những người đã thành danh trên con đường nghệ thuật.

Thầy nghĩ ra cách dạy riêng, vừa phù hợp với mình, vừa tạo sự thuận tiện tối đa cho học trò; giúp học trò dễ hiểu, dễ nhớ.Hai thầy trò ngồi đối diện nhau, trước mặt trò là một bản nhạc đã được biên soạn cẩn thận.Trên khuông nhạc, những nốt nhạc được mã hóa bằng những con số. Học trò được thầy hướng dẫn cách cầm đàn, cách sử dụng ngón tay rồi cách nhìn tài liệu với những con số.

Tỉ mỉ là thế nhưng thầy luôn giữ một nguyên tắc đó là không trả bài cũ thành thạo thì không dạy bài mới.Biết thầy nghiêm nên không có trò nào dám lười học.Em Trần Đức Anh (14 tuổi, quận Đống Đa, TP Hà Nội) cho biết: “Em biết đến lớp học guitar của thầy Thi là nhờ một người bạn của mẹ giới thiệu. Chỉ mới học được vài buổi thôi nhưng em thấy thầy dạy rất nhiệt tình và dễ hiểu. Thầy là tấm gương sángđể em noi theo” .

Yêu nghề, tận tâm với nghề.Hơn nửa thế kỷ qua đi, chưa hôm nào học trò đến mà không gặp được thầy. Nhiều lần, các con khuyên thầy nên nghỉ dạy vài ngày để đi chơi nhưng thầy đều từ chối.Thầy sợ mất buổi học của học trò.Học phí ở đây cũng thấp hơn rất nhiều so với các nơi dạy đàn guitar khác. Thầy bảo: “Tôi lấy rẻ thôi để ai cũng có thể theo học.”.Các học trò yêu thầy, kính thầy có lẽ chính bởi vì tình yêu thương ấy.

Bên cạnh việc dạy đàn, thầy Thi còn chuyển soạn một số bản nhạc cho đàn guitar.Yêu thích những tác phẩm của nhà soạn nhạc thiên tài người Nga - Pyotr Iiyich Tchaikovsky - thầy đã chuyển soạn thành công hai tác phẩm “Chèo thuyền” và “Ngôi sao ban chiều”. Ngoài ra, thầy còn chuyển soạn nhiều bản nhạc nổi tiếng của các nhạc sĩ Việt Nam như: “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”, “Anh vẫn hành quân”, “Hà Nội mùa thu”,… Một số bản chuyển soạn của thầy sau đó đã được in thành sách và dùng làm giáo trình tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

51 năm gắn bó với cây đàn; thầy Thi nhận ra rằng chính tiếng đàn đã cùng thầy vượt qua mọi khó khăn và tiếp thêm cho thầy nghị lực sống.Thầy coi nó là “báu vật” của cuộc đời mình. Thầy cũng dành một lời khuyên cho thế hệ trẻ bây giờ: “Dù bị dồn vào bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được bỏ cuộc mà phải vươn lên để tìm được con đường khởi nghiệp của bản thân”

PHẠM THẢO

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Nhân viên xe buýt giúp người bị tai nạn giao thông

Nhân viên xe buýt giúp người bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Trong quá trình vận hành tuyến buýt số 101B (Bến xe Giáp Bát - Đại Cường) nhân viên của tuyến đã phát hiện người dân bị tai nạn giao thông trên đường và dùng xe buýt đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Những “chiến binh thầm lặng” giữ phố phường sạch đẹp đón Tết

Những “chiến binh thầm lặng” giữ phố phường sạch đẹp đón Tết

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng của ngày cuối năm, khi mọi nhà tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, vẫn có những người lao động thầm lặng miệt mài với công việc, góp phần giữ gìn mỹ quan cho Thủ đô. Họ là những công nhân vệ sinh môi trường, những “chiến binh thầm lặng”.
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn

Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn

(LĐTĐ) Trong quá trình vận hành xe trên tuyến, đội ngũ nhân viên xe buýt tuyến 62 (lộ trình Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Thường Tín) của Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) đã có nghĩa cử cao đẹp khi kịp thời hỗ trợ người đi đường gặp tai nạn giao thông đến bệnh viện cấp cứu.
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

(LĐTĐ) Nằm sâu trong một con ngõ nhỏ yên tĩnh tại thôn Thanh Oai (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội), Trung tâm Dạy nghề Từ thiện Quỳnh Hoa là một nơi đặc biệt. Nơi đây là mái ấm của những con người kém may mắn – những người mang trên mình những khiếm khuyết về thể chất, nhưng tràn đầy nghị lực và khát khao được sống, được cống hiến.
Chuyện về người tuần đường mẫn cán

Chuyện về người tuần đường mẫn cán

(LĐTĐ) Công tác tại Công ty Cổ phần Công trình giao thông 2 Hà Nội từ năm 2001, anh Cao Huy Giáp (sinh năm 1977), nhân viên tuần đường Xí nghiệp sửa chữa xe máy cơ khí và dịch vụ luôn nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Là một đảng viên, anh Giáp luôn ý thức bản thân mình phải nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc được giao, gương mẫu đi đầu trong mọi nhiệm vụ.
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

(LĐTĐ) Việc đưa vè vào hoạt động củng cố bài học góp phần giúp học sinh hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc các kiến thức trọng tâm sau mỗi bài học.
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

(LĐTĐ) Trong quá trình giảng dạy, việc khai thác và sử dụng kho thiết bị dạy học số góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh. Cô giáo Trần Thị Xuân Mỹ, Trường Tiểu học An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội) là một điển hình trong việc khai thác hiệu quả kho thiết bị dạy học số trong giảng dạy.
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

(LĐTĐ) 22 năm gắn bó với chuyên ngành Gây mê hồi sức, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lương Thị Ngọc Vân - Phó trưởng Khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã trở thành chỗ dựa vững vàng cho hàng ngàn bệnh nhân. Vượt qua bao thử thách, hy sinh, bác sĩ Vân luôn giữ vững tinh thần tận tâm, cứu chữa cho người bệnh bằng cả trái tim và trí tuệ.
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

(LĐTĐ) Được tuyên dương “Người con hiếu thảo” Thủ đô năm 2024, Chử Tuấn Ninh, một người con của thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã góp phần tôn vinh đạo hiếu - một nền tảng đạo đức quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết và đầy yêu thương.
Xem thêm
Phiên bản di động