Thanh Trì: Phát huy nguồn lực văn hóa trong xây dựng Thủ đô
Thanh Trì: Nữ CNVCLĐ nỗ lực vươn lên khẳng định bản thân Sức sống mới trên làng nghề Đại Áng Thanh Trì: Chú trọng công tác phát triển đảng và nâng cao chất lượng đảng viên |
Xây nền tảng tinh thần từ văn hóa
Thanh Trì là huyện trung tâm phía Nam Hà Nội, là nơi có nhiều di tích, lịch sử, văn hóa lâu đời của Thủ đô. Với 154 di tích lịch sử văn hóa, có tới 87 di tích đã được công nhận xếp hạng và 6 địa điểm gắn biển lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến. Thanh Trì cũng có 45 lễ hội truyền thống cùng với hệ thống các di sản vật thể quý hiếm được hiện hữu và bảo tồn.
Nơi đây còn bảo lưu được hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể với nhiều loại hình phong phú, đa dạng như nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, tri thức dân gian, đặc biệt là các lễ hội truyền thống được tồn tại và lưu truyền qua nhiều đời tại các địa phương, tiêu biểu là Lễ hội Triều Khúc, xã Tân Triều được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Thanh Trì là huyện trung tâm phía Nam Hà Nội, là nơi có nhiều di tích, lịch sử, văn hóa lâu đời của Thủ đô. |
Ngày 31/12/2021, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành, triển khai Đề án “Tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2021 - 2026”. Các công trình tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, đảm bảo các quy định của pháp luật và an toàn, bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, cách mạng, lễ hội dân gian, truyền thống; là cơ sở để huyện hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa, phát triển du lịch tâm linh gắn với làng nghề, trải nghiệm xứng tầm với những giá trị của di tích, di sản trên địa bàn huyện.
Năm 2017, Thanh Trì vinh dự được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới, hoàn thành trước 2 năm theo kế hoạch. Việc hoàn thành thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới trong giai đoạn 2015 - 2020 đã tạo khí thế, động lực, nền tảng vật chất, tinh thần quan trọng cho mục tiêu xây dựng huyện thành quận trong giai đoạn tiếp theo; là điều kiện thuận lợi để đầu tư và phát triển văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa, phục vụ nhân dân.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì Nguyễn Văn Hưng cho biết, thực hiện các chủ trương, chính sách Trung ương, Thành phố về công tác phát triển văn hóa nói chung, xây dựng, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao nói riêng, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì đã kịp thời xây dựng, ban hành nhiều đề án, quyết định, kế hoạch liên quan đến công tác quy hoạch phát triển ngành văn hóa, thể thao trên địa bàn huyện nói chung và phát huy các nguồn lực văn hóa của địa phương nói riêng; đảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
Thanh Trì có 45 lễ hội truyền thống cùng với hệ thống các di sản vật thể quý hiếm được hiện hữu và bảo tồn |
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết được kịp thời, góp phần từng bước khai thác, phát huy các nguồn lực văn hóa của 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện; nâng cao mức hưởng thụ và khuyến khích phát triển các phong trào văn hóa cộng đồng, tham gia hoạt động, sáng tạo văn hóa của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TƯ của Bộ Chính trị (khóa XI) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020, mặc dù Thanh Trì phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, song diện mạo của huyện trung tâm phía Nam của Thủ đô đã có nhiều thay đổi, ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp hơn; khang trang, văn minh, hiện đại hơn.
Sự nghiệp văn hóa, xã hội; giáo dục và đào tạo; y tế; khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được củng cố; các khâu đột phá về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư của huyện có những chuyển biến rõ nét.
Huyện cũng nhận thức sâu sắc, xác định rõ trách nhiệm, phát huy tốt vị thế, vai trò, trách nhiệm; thực hiện tốt an sinh xã hội, cải thiện, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho nhân dân; khơi dậy lòng tự hào, ý chí, khát vọng vươn lên, tinh thần thi đua lao động, sáng tạo, tạo động lực và không khí phấn khởi trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Ngày 31/12/2021, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành, triển khai Đề án “Tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2021 - 2026” |
"Trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, Thanh Trì luôn bảo đảm thực hiện đồng bộ 4 nhiệm vụ lớn: Phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm; Xây dựng Đảng là then chốt; Xây dựng, phát triển văn hóa, con người là nền tảng tinh thần của xã hội, động lực, nguồn lực phát triển bền vững; Bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.
Theo đó, quán triệt, thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy, cùng với các quận huyện bạn xây dựng phát triển Hà Nội trở thành Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, sánh vai với các Thủ đô hiện đại trong khu vực và trên thế giới. Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước để tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và có hiệu quả. Xây dựng, phát triển văn hóa, con người Thăng Long - Hà Nội từ đó tạo nên sức mạnh nội sinh để phát triển bền vững huyện và Thủ đô. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức Đảng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, vai trò chủ thể của nhân dân”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì nhấn mạnh.
Định hướng khai thác, phát huy nguồn lực văn hóa
Tuy nhiên, Lãnh đạo huyện Thanh Trì cũng thừa nhận, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, huyện cũng gặp không ít thách thức trong việc phát huy nguồn lực văn hóa từ sự tăng trưởng kinh tế chưa ổn định; giáo dục sáng tạo chưa cập nhật sự phát triển chung của Thủ đô; các không gian sáng tạo văn hóa còn hoạt động ở mức độ nhỏ lẻ, chưa thu hút được nhiều nghệ sỹ đam mê sáng tạo văn hóa và kết nối với thế giới bằng công nghệ hiện đại...
Thanh Trì khai thác các giá trị văn hóa, tạo thành sản phẩm du lịch vừa nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội, vừa góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa Việt Nam trong thời hội nhập. |
Vì vậy, mục tiêu quan trọng mà Thanh Trì đặt ra đến năm 2030, cùng các quận, huyện, thị xã đưa Hà Nội đi đầu cả nước hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; là trung tâm - động lực thúc đẩy và dẫn dắt phát triển vùng và cả nước; có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, sánh vai Thủ đô các nước phát triển trong khu vực.
Đến năm 2045, Hà Nội sẽ trở thành thành phố kết nối toàn cầu, văn hiến, hiện đại và sáng tạo, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa, ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Ông Nguyễn Văn Hưng cũng nhấn mạnh nhiệm vụ phát huy nguồn lực văn hóa, xây dựng văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực trong phát triển kinh tế - xã hội; tham chiếu một số kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát huy nguồn lực văn hóa, về xây dựng đô thị sáng tạo, thương hiệu sáng tạo, từng bước hình thành mạng lưới các đô thị sáng tạo của Thủ đô và cả nước.
Bên cạnh đó, là nhận diện những điều kiện mới hiện nay ảnh hưởng, tác động đến quá trình xây dựng văn hóa, con người cũng như việc phát huy nguồn lực văn hóa của huyện nói riêng và Thủ đô nói chung; thực hiện chủ trương của Thủ đô trong việc gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, là cơ hội để thúc đẩy cho sự hợp tác quốc tế giữa Hà Nội với các thành phố trong mạng lưới, hướng tới thúc đẩy “nguồn lực văn hóa” và “sáng tạo văn hóa”, tạo nền tảng và động lực vững chắc cho đổi mới sáng tạo, xây dựng Thủ đô thông minh, sáng tạo, năng động và phát triển bền vững.
Năm 2017, Thanh Trì vinh dự được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới, hoàn thành trước 2 năm theo kế hoạch |
Và quan trọng hơn nữa là khắc phục để thúc đẩy hiệu quả, phát huy nguồn lực văn hóa trong chiến lược phát triển “Thành phố sáng tạo”, như: Nhận thức về công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo cũng như vai trò của sức mạnh mềm văn hóa ở một bộ phận cán bộ, người dân chưa cao; tăng trưởng kinh tế chưa ổn định; tiềm lực các doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa chưa mạnh; cơ chế, chính sách để khai thông nguồn lực văn hóa và thúc đẩy đổi mới sáng tạo còn một số hạn chế, chưa gắn liền và theo kịp sự vận động nhanh chóng của thực tiễn nên chưa đạt được hiệu quả cao; nguồn nhân lực còn một số hạn chế...
Ngoài các vấn đề chung, nhiều giải pháp được đề xuất gắn liền với thực tiễn tại các lĩnh vực, địa phương cụ thể trên toàn huyện Thanh Trì, như các giải pháp để hỗ trợ xây dựng, phát triển nâng tầm thương hiệu sáng tạo của làng nghề truyền thống, phát triển du lịch ở thôn, làng; nhận diện rõ tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương của huyện trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa để lựa chọn, triển khai thực hiện.
Khai thác các giá trị văn hóa, tạo thành sản phẩm du lịch vừa nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội, vừa góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa Việt Nam trong thời hội nhập. Các giá trị này còn không chỉ tạo nên sự hấp dẫn, sự khác biệt trong sản phẩm du lịch, mà còn là nguồn lực, là sức mạnh “mềm” cho phát triển bền vững và quảng bá thương hiệu quốc gia.
Bảo Thoa
Ảnh: Bảo Thoa - Thanh Hồng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 16:21
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 09:21
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 20:24
Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 14:07
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:28
Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:08
Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 08:55
Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 20:21
Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 16:17
Đảng bộ phường Phương Liệt tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Nhịp sống Thủ đô 19/01/2025 11:57