Thăng trầm làng bánh kẹo Cổ Hoàng
Làm giàu từ làng nghề truyền thống | |
Nơi tôn vinh làng nghề truyền thống Thủ đô | |
Lưới chã “dệt ra tiền” |
Mỗi dịp gần giáp tết, nhiều người lại tìm đến ngôi làng truyền thống cách trung tâm Hà Nội gần 40km để chứng kiến quy trình làm chè lam, kẹo dồi, kẹo lạc hoàn toàn bằng phương pháp thủ công của người dân làng Cổ Hoàng.
Đến đây, không chỉ muốn chứng kiến sự tinh tế, thuần thục và cái tâm của người làm nghề mà chúng tôi đều muốn mang bánh kẹo truyền thống về biếu người thân ngày Tết nguyên đán.
Không giống như nhiều làng nghề khác, Cổ Hoàng vẫn giữ được nét đơn sơ, giản dị, thanh bình của một làng quê Bắc Bộ. Rất nhiều gánh hàng rong bán bỏng, kẹo trong dịp lễ tết ở các quận nội thành Hà Nội là người dân Cổ Hoàng, vào dịp tết lớn thì ở nhà chỉ còn lại đàn ông và trẻ nhỏ, cả làng đi bán hàng.
Nghề làm bánh kẹo truyền thống Cổ Hoàng có từ xa xưa (Ảnh: N.V) |
Công thức làm kẹo truyền thống cơ bản ở đâu cũng giống nhau, nhưng để đạt được độ thơm ngon thì phụ thuộc vào nguyên liệu và bí quyết của từng gia đình.Ví dụ muốn có những mẻ chè lam ngon thì gạo nếp, một trong những nguyên liệu chính phải là nếp cái hoa vàng, hạt tròn mẩy, vàng óng, gạo được nổ bỏng và đem xay nhuyễn…
Trải qua cùng năm tháng, làng nghề truyền thống kẹo Cổ Hoàng dần phát triển và trở thành nghề đem lại thu nhập chính, làm giàu cho nhiều hộ gia đình. Trong xã có khoảng hơn 100 hộ tham gia làm làng nghề sản xuất bánh kẹo truyền thống.
Nghề làm bánh kẹo truyền thống là nghề sản xuất ra những thứ kẹo, bánh như kẹo lạc, bỏng, kẹo dồi, chè lam... được hình thành từ xa xưa nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức của người dân trong vùng. Sau này, không chỉ phục vụ nhu cầu của người dân trong thôn mà còn phát triển ra các vùng lân cận và trở thành ngành nghề chính.
Theo người dân trong thôn, cách chế biến các loại bánh kẹo truyền thống không có gì khác so với nhiều nơi nhưng ở Cổ Hoàng để cho ra lò được sản phẩm ngon bí quyết duy nhất là chọn nguyên liệu và cái tâm với món ăn.
Mỗi loại bánh kẹo đều có những nguyên liệu riêng được chọn lọc tỉ mỉ, đều là nguyên liệu loại 1. Lúc chế biến phải để ý sao cho vừa phải không nấu quá lâu cũng không nấu quá nhanh. Để làm được điều này phải là những người thợ có tâm với nghề mới chăm chút, kĩ lưỡng cho món ăn có hồn nhất.
Trước đây, mọi công đoạn đều do một tay người dân thực hiện, nhưng đến bây giờ một số đã được thay thế bằng máy móc hiện đại nhằm tăng năng suất, đảm bảo được chất lượng sản phẩm và cũng đảm bảo vệ sinh hơn.
Hiện nay, các cơ sở sản xuất bánh kẹo truyền thống đã thể hiện rõ hơn trách nhiệm trong từng sản phẩm bằng cách đóng gói và dán nhãn mác cẩn thận. Chính vì sự chăm lo cho từng sản phầm thể hiện sự tôn trọng đối với người tiêu dùng nên làng nghề bánh kẹo truyền thống đang dần dần phát triển và chiếm trọn lòng tin của khách hàng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức
Tôi yêu Hà Nội 29/01/2025 10:30
Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone
Thủ đô 28/01/2025 09:17
Chuyện của những dòng sông
Tôi yêu Hà Nội 27/01/2025 16:42
Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 27/01/2025 09:30
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06