-->

Thẩm quyền cho thành phố thuộc thành phố Hà Nội phải cao hơn cấp huyện

(LĐTĐ) Thành lập thành phố trực thuộc Thủ đô (dự kiến gồm thành phố logistics, dịch vụ (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học (vùng Hoà Lạc, Xuân Mai) là điểm mới quan trọng được quy định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Xây dựng Vùng Thủ đô: Ưu tiên phối hợp trong 10 lĩnh vực trọng tâm Hồ sơ dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được Chính phủ chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu Làm tốt việc giải trình, thuyết minh về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

Cơ cấu, tổ chức vượt trội

Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, về tổ chức chính quyền Thủ đô, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 (không tổ chức Hội đồng nhân dân phường) và bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội.

Trong đó, quy định cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội (dự kiến được thành lập theo định hướng tại Nghị quyết số 15-NQ/TW về xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc - thành phố logistics, dịch vụ (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây - thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học (vùng Hoà Lạc, Xuân Mai), với những đặc thù vượt trội so với cơ cấu, tổ chức của Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) quận, huyện, thị xã như tăng số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, bổ sung Ban Đô thị.

Đồng thời, quy định một số thẩm quyền vượt trội của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội so với thẩm quyền của chính quyền quận, huyện như quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể một số cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập đặc thù; tổ chức tuyển dụng công chức cho các cơ quan, tổ chức thuộc thành phố.

Thẩm quyền cho thành phố thuộc thành phố Hà Nội phải cao hơn cấp huyện
Xây dựng vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn thành thành phố logistics, dịch vụ. (Ảnh minh họa: Nhật Nam).

Góp ý xây dựng dự thảo Luật, PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh - Học viện Hành chính Quốc gia cho rằng, thẩm quyền cho thành phố thuộc thành phố Hà Nội phải cao hơn thẩm quyền cấp huyện để tạo tiền đề bứt phá. Cần rút kinh nghiệm từ thành phố Thủ Đức - mô hình thành phố trong thành phố đầu tiên trong cả nước với mô hình tổ chức và các chức năng nhiệm vụ về cơ bản vẫn là một đơn vị hành chính cấp quận huyện như bao đơn vị hành chính cùng cấp khác.

Công tác quản lý nhà nước quan trọng trên địa bàn thành phố Thủ Đức vẫn theo mô hình các sở, ban, ngành trực thuộc UBND Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tham mưu UBND Thành phố Hồ Chí Minh quyết định các vấn đề quan trọng. Ngoài các chức năng nhiệm vụ như một chính quyền cấp huyện, chưa có cơ sở pháp lý để thành phố Thủ Đức thực hiện các chức năng quản lý nhà nước khác.

Điều này một mặt, chưa phát huy được vai trò của một chính quyền đô thị đúng nghĩa, mặt khác chưa tạo được tính chủ động, khuyến khích được tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm từ chính quyền thành phố Thủ Đức.

Cần phân cấp, phân quyền mạnh từ chính quyền cấp thành phố

Vì vậy, PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh góp ý, đối với thành phố thuộc Thủ đô cần tăng tính chủ động, sáng tạo, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu là Chủ tịch UBND, tổ chức chính quyền địa phương thành phố thuộc Thủ đô sao cho năng động, hiệu quả (cân nhắc giữa các mô hình cấp chính quyền, không thành cấp chính quyền địa phương, giữa chức danh Chủ tịch và Thị trưởng).

Đồng thời, cần cho phép thành phố thuộc Thủ đô được chủ động trong việc giao biên chế đủ đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ quản lý; điều chuyển một số nhiệm vụ thuộc chức năng của các sở, ngành chuyên môn cho UBND thành phố thuộc Thủ đô…

Thẩm quyền cho thành phố thuộc thành phố Hà Nội phải cao hơn cấp huyện
PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh góp ý xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Trong tham luận gửi đến hội thảo góp ý xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) mới đây, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, dù Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội so với chính quyền địa phương quận, thị xã để bảo đảm tính tự chủ cao hơn song vẫn còn chưa rõ ràng và đủ mạnh.

Thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập gắn với kỳ vọng về một mô hình chính quyền địa phương được phân cấp, phân quyền mạnh từ chính quyền cấp thành phố để hoạt động tự chủ, năng động, sáng tạo và hiệu quả. Việc thành lập thành phố thuộc thành phố Hà Nội cũng nên gắn với các yêu cầu như vậy.

Do đó, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, việc xác định mô hình chính quyền thành phố thuộc Thủ đô Hà Nội cần bảo đảm được các yêu cầu cơ bản: Là chính quyền địa phương của một đơn vị hành chính lớn quận, thị xã, huyện thuộc Thủ đô; là cấp chính quyền địa phương có tính đặc thù vượt trội theo hướng tự chủ, năng động, sáng tạo, hiệu quả cao hơn chính quyền quận, thị xã, huyện thuộc thành phố.

Trao cho thành phố thuộc thành phố Hà Nội khuôn khổ pháp lý riêng

Cùng quan tâm đến nội dung này, TS Đoàn Thị Tố Uyên và ThS Nguyễn Mai Thuyên - Trường Đại học Luật Hà Nội nhìn nhận, để phát huy được tiềm năng, thế mạnh của mình, chủ động trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương và triển khai thực hiện, thành phố thuộc Thủ đô phải được tổ chức bộ máy chính quyền hoàn chỉnh với cả thiết chế đại diện cho nhân dân và thiết chế quản lý hành chính.

Thẩm quyền cho thành phố thuộc thành phố Hà Nội phải cao hơn cấp huyện
Dự kiến vùng Hoà Lạc, Xuân Mai sẽ thành lập thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học. Ảnh: Tuấn Dũng

Tuy nhiên, quy định trong Dự thảo hiện nay về tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội khá “an toàn”, không có nhiều điểm khác biệt so với chính quyền ở các đơn vị hành chính tương đương. Thành phố thuộc Thành phố mặc dù là đơn vị hành chính cấp huyện nhưng có rất nhiều điểm đặc thù so với đơn vị hành chính tương đương. Vì vậy, không thể và không nên áp dụng mô hình tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền ở các huyện, quận, thị xã vào thành phố thuộc thành phố.

Vì vậy, TS Đoàn Thị Tố Uyên góp ý, Luật Thủ đô (sửa đổi) cần trao cho thành phố thuộc thành phố Hà Nội khuôn khổ pháp lý riêng để tạo đà phát triển. Về tổ chức, thành phố thuộc thành phố Hà Nội gồm cơ quan đại diện của dân (HĐND) và thiết chế hành chính, quy định về HĐND giữ nguyên như Dự thảo, thiết chế hành chính ở thành phố thuộc thành phố Hà Nội thì áp dụng cơ chế Thị trưởng.

Còn trong tương lai, Hà Nội cần hướng tới mô hình tổ chức chính quyền một cấp, bộ máy chính quyền thành phố phải được tổ chức thống nhất theo hướng gọn nhẹ, thông suốt, linh hoạt, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận đấu Brighton vs Everton sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1, trong khuôn khổ vòng 23 Premier League 2024/25. Nhận định trước trận đấu này, phần thắng nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, và nếu họ có được 3 điểm, đó cũng không phải là điều ngạc nhiên.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1. Ở trận đấu này, Pháo thủ buộc phải thắng nếu như muốn tiếp tục cuộc đua vô địch ở Premier League mùa này.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.

Tin khác

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

(LĐTĐ) Theo ông Đặng Huy Đông, quy định tại Điều 31 của Luật Thủ đô 2024 có điểm nhấn rất lớn làm thay đổi cả về chất và lượng trong phát triển đô thị Hà Nội thời gian tới.
Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

(LĐTĐ) Sáng 31/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức khởi động các sự kiện truyền thông đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống, nhân dấu mốc Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Để hướng dẫn thi hành khoản 2, khoản 3, Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

(LĐTĐ) Theo Luật Thủ đô năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý, được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

(LĐTĐ) Luật Thủ đô năm 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2012, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Thủ đô, trao cho thành phố Hà Nội nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nỗ lực triển khai thi hành Luật. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn, hàng loạt các vướng mắc, bất cập phát sinh, đặt ra yêu cầu phải khẩn trương sửa đổi Luật Thủ đô. Xác định rõ các “điểm nghẽn” về cơ chế chính sách, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nỗ lực, dày công nghiên cứu, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để sửa đổi Luật Thủ đô và đang khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai thi hành Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý mới để Thủ đô bứt phá, trở thành động lực dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

(LĐTĐ) Theo ông Lê Hoàng Phương, chuyển đổi trọng tâm, mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững là chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng, với 14 tuyến đường sắt đô thị, mạng lưới các tuyến xe bus, xe điện...
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

(LĐTĐ) Để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, có tầm vóc quốc tế, trước hết Thành phố phải xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và thông minh, kết nối thuận lợi, hiệu quả và an toàn, đồng thời phải phát triển hợp lý những phương thức vận tải hiện đại.
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Xem thêm
Phiên bản di động