-->

Tăng mức nộp thuế thu nhập cá nhân lên 11 triệu đồng: Vẫn chưa hợp lý

Bộ Tài chính vừa đề xuất tăng mức nộp thuế thu nhập cá nhân từ 9 triệu lên 11 triệu đồng và mức giảm trừ gia cảnh cho người người phụ thuộc tăng từ 3,6 triệu đồng lên 4,4 triệu đồng. Mức này được Bộ Tài chính tính dựa vào số liệu Tổng cục Thống kê cung cấp, chỉ số CPI tại thời điểm cuối tháng 12/2019 so với thời điểm 1/7/2013 đã tăng 23,2%.
tang muc nop thue thu nhap ca nhan len 11 trieu dong van chua hop ly Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu đồng/tháng
tang muc nop thue thu nhap ca nhan len 11 trieu dong van chua hop ly Infographic: Những khoản phụ cấp không tính thuế thu nhập cá nhân năm 2020

Tăng mức giảm trừ gia cảnh

Hiện tại, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến để điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh từ 9 triệu lên 11 triệu đồng mỗi tháng. Theo dự thảo Nghị quyết điều chỉnh mới công bố, mức giảm trừ với đối tượng nộp thuế tăng từ 9 triệu đồng lên 11 triệu đồng mỗi tháng (tức 132 triệu đồng/năm). Mức giảm trừ với mỗi người phụ thuộc tăng từ 3,6 triệu đồng lên 4,4 triệu đồng mỗi tháng. Nếu được Quốc hội thông qua, điều chỉnh này sẽ áp dụng cho kỳ tính thuế năm nay.

tang muc nop thue thu nhap ca nhan len 11 trieu dong van chua hop ly
Ảnh minh họa

Các trường hợp đã tạm nộp thuế theo mức giảm trừ gia cảnh trước đó được xác định lại khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh lần này nhằm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và sự biến động giá cả từ thời điểm Luật Thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi, bổ sung một số điều) có hiệu lực vào tháng 7/2013 đến cuối năm 2019. Theo quy định, khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% thì Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Thực tế trong giai đoạn này, CPI tăng 23,2%.

Theo quy định hiện nay, người có thu nhập dưới 15 triệu đồng kèm một người phụ thuộc phải nộp thuế 120.000 đồng mỗi tháng. Nếu áp dụng điều chỉnh thì nhóm đối tượng này không phải nộp thuế. Người nộp thuế có thu nhập dưới 20 triệu kèm một người phụ thuộc cũng được giảm 48% số thuế phải nộp, từ 490.000 đồng còn 230.000 đồng. Các nhóm đối tượng có thu nhập cao hơn cũng được giảm khoảng 7% thuế. Bộ Tài chính thống kê, số lượng người nộp thuế và người phụ thuộc tăng đều qua từng năm. Tạm tính đến cuối năm ngoái, có 6,88 triệu người nộp thuế thu nhập cá nhân với tổng thu ngân sách nhà nước hơn 79.200 tỷ đồng. Bộ Tài chính ước tính dự kiến thu ngân sách nhà nước từ thuế thu nhập cá nhân còn khoảng 68.921 tỷ đồng, giảm 13% so với số thu năm 2019.

Trả lời về cơ sở đưa ra mức giảm trừ gia cảnh mới, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết việc thay đổi mức giảm từ gia cảnh là căn cứ theo khoản 4, Điều 1, Luật số 26/2012. Bộ Tài chính đã theo dõi chỉ số giá CPI biến động và tính toán ra mức giảm trừ gia cảnh mới. Bà Mai khẳng định, mức điều chỉnh này phù hợp với biến động giá cả cũng như Luật thuế thu nhập cá nhân. Theo bà Mai, vừa qua chỉ số giá tiêu dùng đã có tốc độ tăng đáng kể. So với 1/7/2013, CPI đã tăng 18,7% đến hết tháng 6/2019 và tăng lên 23,2% đến hết tháng 12/2019. Mức giảm trừ gia cảnh mới được tính dựa trên mức tăng 23,2% CPI tại tháng 12/2019. Các cơ quan cũng như mọi người dân đều phải thực hiện, tuân thủ Luật Thuế và việc điều chỉnh giảm trừ gia cảnh theo đề xuất lần này.

Nói về việc quản lý thuế của các đối tượng như người nổi tiếng, ca sĩ, người kinh doanh qua mạng, cá nhân nổi tiếng trên YouTube, Facebook, bà Mai cho biết Luật Quản lý thuế sẽ có hiệu lực từ 1/7/2020 và có đầy đủ công cụ, quy định rõ trách nhiệm các bộ, ngành để quản lý thuế các đối tượng này. “Trước hết cần nâng cao trách nhiệm kê khai đầy đủ, trung thực của các đối tượng. Cần tuyên truyền việc thực hiện đúng quy định, song song với việc thanh tra, kiểm tra”, bà Mai nhấn mạnh.

Còn nhiều băn khoăn

Một số người dân và chuyên gia cho rằng mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng của Bộ Tài chính quá thấp, chưa phù hợp với cuộc sống hiện tại. Trước thông tin này, bản thân là người nộp thuế như chị Nguyễn Thị Bình – nhân viên của một công ty về may mặc (Hà Nội) cũng hết sức ngỡ ngàng. Là người “giữ tay hòm chìa khoá” trong nhà và phụ trách vấn đề chợ búa hàng ngày, chị nắm rõ hơn ai hết sự biến động của giá cả. Chị Bình kể, cách đây 2-3 năm, 200.000 đồng là đủ tiền chợ cho cả ngày với 5 người ăn, nhưng nay “tiết kiệm lắm cũng phải lên trên 300.000 đồng”.

Không chỉ vậy, tiền điện, nước cũng tăng. “Ngay cả tiền đổ rác trước đây tầm 15.000-20.000 đồng một tháng nay cũng vọt lên 40.000-50.000 đồng”, chị Bình nói. Tương tự, anh Trần Văn Hùng – nhân viên của một ngân hàng cũng tỏ ra ngao ngán khi cho rằng, Bộ Tài chính thống kê chỉ số CPI cuối tháng 12/2019 so với 1/7/2013 tăng 23,2%, nhưng mức tăng thực tế trên thị trường lớn hơn nhiều lần. Anh Hùng lấy ví dụ, một bát phở ăn sáng, thời điểm 2013 chỉ có giá khoảng 20.000 đồng nhưng nay đã lên 40.000 đồng, tức mức tăng gấp 2 lần.

Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Văn Dũng – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho rằng, mức đề xuất mới này quá thấp và không hợp lý. Cách Bộ Tài chính làm là lấy 9 triệu đồng nhân với tốc độ gia tăng CPI của năm 2019 so với 2013 là 23% để ra con số 11 triệu đồng. Đây là cách tính không hợp lý. Khi lấy giá trị của một hàng hoá điều chỉnh theo CPI là để quy về trạng thái ngang giá của tài sản cơ sở ở quá khứ và hiện tại. Nói đơn giản, giả sử bữa cơm của một gia đình 4 người vào năm 2017 có trị giá 100.000 đồng thì với cách tính trên năm 2019 là 123.000 đồng. Nghĩa là thành phần, số lượng và chất lượng bữa ăn không có gì thay đổi.

Với cách tiếp cận vấn đề của Bộ Tài chính, ông Dũng nghi ngại, lẽ nào sau gần 10 năm, chất lượng cuộc sống của người dân vẫn dẫm chân tại chỗ, không thêm được “tí rau tí thịt”. “Vậy mà Bộ Tài chính muốn mức sống của người dân dậm chân tại chỗ, thậm chí thụt lùi, và sau 10 năm những thành quả tăng trưởng kinh tế đã không đi vào cuộc sống”, ông Dũng nói và cho rằng cách tính của Bộ Tài chính chỉ nhằm một mục đích duy nhất: Tối đa hoá số thuế thu được và vi phạm nguyên tắc bồi dưỡng nguồn thu. Do đó, theo ông Dũng, nếu muốn tính cho gọn thì phải dùng tốc độ tăng trưởng GDP để đo tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Vì đây là “ngưỡng thu nhập chịu thuế” nên phải điều chỉnh bằng tốc độ tăng thu nhập, chứ không được đánh tráo khái niệm bằng “tốc độ tăng CPI”.

Nếu tăng trưởng kinh tế hàng năm bình quân là 6,5% trong giai đoạn 2013-2019, để luật thuế có hiệu lực trong năm 2020 thì mức tăng trưởng thu nhập tích lũy là hơn 55%. Vì vậy, ngưỡng thu nhập chịu thuế tối thiểu phải là 14 triệu (9 triệu nhân 155%). Tương tự, mức miễn trừ đối với người phụ thuộc phải được làm tròn là 6 triệu một người (3,6 triệu nhân 155%). Nghĩa là một người có thu nhập bình quân một tháng là 20 triệu đồng, phải nuôi thêm một người phụ thuộc thì không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Tốt nhất, ngưỡng thu nhập chịu thuế cũng phải được điều chỉnh hàng năm để bám sát thực tiễn cuộc sống. Một số chuyên gia khác cũng cho rằng mức giảm trừ gia cảnh mà Bộ Tài chính đề xuất là không phù hợp. Hơn nữa, hiện tại cả nền kinh tế từ doanh nghiệp cho tới người dân đang bị ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, không thể căn cứ vào mức thu nhập này để tính thuế cho năm nay và những năm tới được. Đề xuất mức giảm trừ gia cảnh mới này chưa áp dụng đã thấy quá lạc hậu và không phù hợp. Người nộp thuế sẽ phải chịu thiệt. Cần tính toán lại cho phù hợp hơn để tránh việc luật đưa vào sử dụng cứ phải sửa đi sửa lại.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Chín vòng đấu cuối cùng của giải Ngoại hạng Anh 2024/25 hứa hẹn mang đến màn “hỗn chiến” khốc liệt nhất trong nhiều năm trở lại đây. Không chỉ vì tính cạnh tranh đỉnh cao, mà còn bởi cục diện bảng xếp hạng đang diễn ra với một thế trận vô tiền khoáng hậu: gần như một nửa số đội tại giải còn nguyên cơ hội giành suất dự Champions League mùa tới.
Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Để sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID, VNeID thực hiện đăng ký khám chữa bệnh BHYT, người dùng có thể thực hiện các bước sau để cập nhật số Căn cước công dân (CCCD) hay mã số định danh cá nhân vào ứng dụng VssID.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Từ các phong trào thi đua được các cấp Công đoàn quận Đống Đa tổ chức triển khai, trong năm 2024 đã có 312 tập thể, 5.116 lượt cá nhân được công nhận danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” các cấp. Trong đó có 1.146 lượt cá nhân được khen thưởng cấp cơ sở; 15 tập thể, 165 cá nhân tiêu biểu được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận khen thưởng tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024 cấp quận.
Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Đợt rét nàng Bân đang suy yếu dần ở miền Bắc. Dự báo trong vài ngày tới nhiệt độ sẽ tăng lên khá nhiều và nồm ẩm cũng sẽ quay trở lại.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Trong bối cảnh giá nhà vẫn ở mức cao, thu nhập người lao động khó tăng nhanh và chi phí sinh hoạt ngày một lớn, việc sở hữu một căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn là giấc mơ xa vời với nhiều người dân đô thị. Mặc dù đã có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi, thế nhưng mức lãi suất hiện tại vẫn khiến không ít người "chùn bước".

Tin khác

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Nối tiếp những thành công và mục tiêu của 4 mùa trước, Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng 2025” sẽ đề cao tính chuyên sâu, để cùng với các cơ quan truyền thông, giúp người dân hiểu sâu hơn cũng như có giải pháp nâng cao chất lượng đời sống an sinh xã hội trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh.
Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Tâm lý thuê người trong họ xây dựng, trông coi công trình sẽ yên tâm hơn thuê người ngoài. Bởi đã là người nhà thì trách nhiệm với công trình không khác gì đối với ngôi nhà của chính họ. Thực tế cho thấy, không ít mâu thuẫn tình cảm và pháp lý giữa các bên lại bắt nguồn từ những nhận định đơn giản này.
Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Trong tháng 4 tới, người lao động sẽ có liên tiếp 2 kỳ nghỉ trong cùng một tháng, bao gồm nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 3 ngày, và lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày liên tục…
Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Quyết định số 1577/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân thành phố Hà Nội năm 2025.
Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Nội vụ) vừa đưa ra cảnh báo hành vi lừa đảo người lao động đăng ký tuyển chọn đi làm việc nghề hàn, nghề khuôn mẫu tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc).
Công nhân mong mỏi được tăng lương

Công nhân mong mỏi được tăng lương

Tiền lương là mối quan tâm hàng đầu của công nhân, người lao động (NLĐ) khi đi làm. Đặc biệt, trong điều kiện giá cả tiêu dùng đắt đỏ, chi phí sinh hoạt nhiều, công nhân, người lao động (NLĐ) càng mong mỏi được tăng lương để trang trải cuộc sống và có một chút tích lũy.
Đến 30/6/2025 tỉnh Hoà Bình phấn đấu xoá xong 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Đến 30/6/2025 tỉnh Hoà Bình phấn đấu xoá xong 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hoà Bình, toàn tỉnh có 3.194 nhà tạm, nhà dột nát. Hiện đã xây mới, sửa chữa 2.198 nhà, vẫn còn 996 nhà cần tiếp tục thực hiện xây mới, sửa chữa. Mục tiêu được UBND tỉnh đặt ra, trong tháng 6/2025 hoàn thành xong việc xây dựng, sửa chữa toàn bộ số nhà này.
Số vụ tai nạn lao động vẫn tăng

Số vụ tai nạn lao động vẫn tăng

Báo cáo về tình hình tai nạn lao động năm 2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũ (nay là Bộ Nội vụ) cho thấy, số vụ tai nạn lao động và số người bị nạn đều tăng.
Chỉ huy Công an Hà Nội còn hơn 12 năm công tác xin nghỉ trước tuổi

Chỉ huy Công an Hà Nội còn hơn 12 năm công tác xin nghỉ trước tuổi

Sáng 27/2, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Lễ công bố Quyết định về việc nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí đối với 23 đồng chí lãnh đạo, chỉ huy cấp phòng, Công an cấp huyện.
Công chức, viên chức, người lao động được nghỉ mấy ngày dịp Giỗ Tổ Hùng Vương?

Công chức, viên chức, người lao động được nghỉ mấy ngày dịp Giỗ Tổ Hùng Vương?

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 (10/3 Âm lịch) rơi vào thứ Hai, ngày 7/4 Dương lịch, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 1 ngày.
Xem thêm
Phiên bản di động