--> -->

Tăng cường kết nối giao thông Vùng Đông Nam Bộ

Vùng Đồng Nam Bộ gồm thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh được đánh giá là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, thu ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm của cả nước. Giữ vai trò quan trọng như vậy nhưng trong thời gian qua, việc đầu tư hạ tầng giao thông cho Đông Nam Bộ vẫn chưa tương xứng nên chưa phát huy hết tiềm năng.
Giao thông kết nối Đông Nam Bộ: Đổi thay từ những cây cầu lớn Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển vùng Đông Nam Bộ

Nhiều “điểm nhấn” hạ tầng

Mạng lưới kết nối giao thông đường bộ Vùng Đông Nam Bộ thời gian qua đã được đầu tư khá bài bản với nhiều dự án trọng điểm như Quốc lộ 13, Mỹ Phước - Tân Vạn, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, TP.HCM - Trung Lương, Xa lộ Hà Nội… nhờ đó đã tăng cường kết nối các tỉnh trong Vùng, phát huy hiệu quả kinh tế, xã hội.

Tăng cường kết nối giao thông Vùng Đông Nam Bộ
Thi công cao tốc Bến Lức – Long Thành

Không dừng lại ở đó, nhiều dự án lớn đường bộ đã được khởi công xây dựng trong thời gian gần đây tiếp tục “thắp” lên nhiều kỳ vọng. Cụ thể, vừa qua Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương phối hợp UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức lễ khánh thành dự án đường và cầu kết nối 2 địa phương sau 2 năm xây dựng với quy mô 6 làn xe, dài hơn 330m.

Đáng chú ý, mới đây dự án thành phần 1A, đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch thuộc dự án đường vành đai 3 TP.HCM được khởi công. Đây là dự án giao thông đường bộ lớn nhất từ trước đến nay ở các tỉnh phía Nam với tổng mức đầu tư hơn 75.300 tỉ đồng (giai đoạn 1).

Tuyến vành đai 3 dài 76km, đi qua địa bàn TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Tính đến tháng 1/2023 dự án thành phần 1 và 2 thuộc đường vành đai 3 đã tổ chức cắm cọc giải phóng mặt bằng, bàn giao cho địa phương phục vụ công tác liên quan đến bồi thường, thu hồi đất.

UBND TP.HCM đã phê duyệt các dự án thành phần, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Dự kiến trong tháng 4/2023 sẽ phê duyệt thiết kế kỹ thuật để tháng 6/2023 khởi công dự án. Hiện nay các địa phương nơi dự án đi qua cũng đang quyết liệt đẩy tiến độ dự án, trong đó tập trung công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị nguồn nguyên vật liệu để xây dựng.

Trong khi đó, tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương (kết nối TP.HCM với Tiền Giang, Long An và các tỉnh miền Tây) và TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (kết nối TP.HCM - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu) đã trở nên quá tải sau thời gian đưa vào khai thác và hiện đang được lập dự án đầu tư mở rộng.

Cụ thể với dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương, để tháo gỡ vướng mắc, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM đã tham mưu UBND TP.HCM kiến nghị Bộ GTVT báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, bố trí vốn ngân sách Trung ương thực hiện dự án hoặc bố trí kết hợp vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương.

Với dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn từ nút giao An Phú đến đường vành đai 2, tổng mức đầu tư khoảng 1.124 tỷ đồng), vào tháng 1/2023 Bộ GTVT đã giao Tổng Công ty VEC chủ động nghiên cứu thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư mở rộng. Dự kiến trong quý II/2025 sẽ đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng và hoàn thành, bàn giao dự án trong năm 2027.

Hoàn thiện “mảnh ghép” vành đai, cao tốc

Ngoài các dự án hạ tầng giao thông đường bộ đã hoàn thành, khai thác cũng như đã khởi công trong thời gian qua, hiện nay thực hiện quy hoạch, nhiều dự án lớn trong vùng Đồng Nam Bộ đang được khẩn trương xúc tiến đầu tư.

Đơn cử là tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, hiện đang trong giai đoạn rà soát, đánh giá quy mô đầu tư. Tuyến cao tốc này dài khoảng 50km, kết nối TP.HCM với cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh (tổng vốn khoảng 16.729 tỉ đồng), hiện Hội đồng thẩm định liên ngành đang tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Thủ tướng xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án.

Tương tự dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một – Chơn Thành (tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 24.300 tỷ đồng) cũng vừa được Bộ GTVT đề nghị 3 địa phương nơi dự án đi qua là TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước cung cấp hồ sơ để chuẩn bị các thủ tục đầu tư.

Một dự án cao tốc khác là Bến Lức - Long Thành (đi qua địa bàn Đồng Nai, TP.HCM, Long An) đang chậm tiến độ do vướng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Tháng 1/2023 UBND TP.HCM đã đề nghị Tổng Công ty VEC phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan tới bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và cập nhật, bổ sung những nội dung liên quan tới dự án trên địa bàn TP.HCM để làm cơ sở thực hiện sau này như đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, đầu tư hoàn thiện nút giao thông giữa Quốc lộ 50 với cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Về quy hoạch đường vành đai, dự án vành đai 4 TP.HCM có chiều dài 197,6 km đi qua địa bàn TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương đang được các địa phương quyết tâm thực hiện trong thời gian sớm nhất có thể.

Trong tháng 1/2023, UBND các địa phương đã ký kết ban hành kế hoạch triển khai, quyết tâm, phấn đấu trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp tháng 5/2023. Để đẩy nhanh tiến độ dự án, Sở GTVT TP.HCM đã tham mưu UBND TP.HCM kiến nghị Bộ GTVT làm cơ quan tổ chức điều phối triển khai thực hiện các dự án trên toàn tuyến; trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh cục bộ quy hoạch hướng tuyến cũng như cơ chế tham gia nguồn vốn của Trung ương.

Bên cạnh đó, hiện tỉnh Ðồng Nai cũng đang đẩy mạnh kết nối giao thông, phối hợp nghiên cứu để đề xuất quy hoạch thêm nhiều tuyến giao thông kết nối mới phục vụ nhu cầu phát triển của các phương nói riêng và cả vùng Đồng Nam Bộ nói chung như phương án kết nối 2 tuyến đường mới từ địa phận huyện Long Thành (Ðồng Nai) đến tuyến đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao (Bà Rịa Vũng Tàu).

Hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đô thị Vùng Đông Nam Bộ

Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định: Đến năm 2026 hoàn thành đường vành đai 3 TP.HCM, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Phấn đấu đến năm 2030: Hoàn thành đường vành đai 4 TP.HCM; tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình giao thông theo quy hoạch đã được duyệt như Biên Hoà - Vũng Tàu, TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Chơn Thành, Dầu Giây - Liên Khương, Gò Dầu - Xa Mát, Chơn Thành - Đức Hoà, Chơn Thành - Gia Nghĩa; nâng cấp, mở rộng hệ thống cao tốc TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, tuyến kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Quốc lộ 20B)…

Xuân Tình – Thành Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường Tây Tựu Nguyễn Hữu Tuyên đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng tại tổ dân phố Trung 5 nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám lần thứ I

Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám lần thứ I

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thể hiện tinh thần trách nhiệm, trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới của toàn thể đảng viên trong chi bộ, nhằm đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm kỳ qua, đồng thời đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới.
Đảng bộ phường Hoàn Kiếm tổ chức Đại hội lần thứ I

Đảng bộ phường Hoàn Kiếm tổ chức Đại hội lần thứ I

Sáng 23/7, Đảng bộ phường Hoàn Kiếm long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Với tinh thần "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới - Phát triển", Đại hội khẳng định quyết tâm xây dựng địa phương trở thành đô thị biển văn minh, hiện đại, phát triển bền vững.
Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Nhân dịp 25 năm vận hành thị trường chứng khoán (TTCK), Báo Tài chính - Đầu tư (Bộ Tài chính), tổ chức Tọa đàm “Lực đẩy dòng vốn mới”. Tọa đàm tập trung vào việc giải mã lực đẩy thực sự của dòng vốn trong giai đoạn mới.
Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Tính đến ngày 22/7, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2025. So với năm trước, điểm sàn năm nay có xu hướng giảm nhẹ ở nhiều ngành, đồng thời mở rộng các phương thức xét tuyển, đặc biệt là kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và bài thi đánh giá năng lực.
Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Bộ Nội vụ yêu cầu không xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác khi tăng lương tối thiểu vùng.
Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Đảng bộ UBND phường Thanh Liệt, Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng sau sáp nhập, khẳng định tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị và quyết tâm đổi mới của tập thể cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền phường Thanh Liệt.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo ngày 23/7, ảnh hưởng từ hoàn lưu bão số 3, khu vực Hà Nội cục bộ có nơi mưa to và dông.
Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, cả hệ thống chính trị xã Vân Đình đã và đang khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó với tinh thần "tuyệt đối không chủ quan, lơ là". Từ kiểm tra thực địa các điểm xung yếu, chuẩn bị lực lượng, vật tư theo phương châm "bốn tại chỗ" đến tăng cường tuyên truyền, mọi công tác đều nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người dân và tài sản.
Dập tắt nhanh đám cháy nhà dân trên đường Giải Phóng, không thiệt hại về người

Dập tắt nhanh đám cháy nhà dân trên đường Giải Phóng, không thiệt hại về người

Lực lượng cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Công an thành phố Hà Nội đã kịp thời khống chế hoàn toàn đám cháy bùng phát tại một căn nhà trên đường Giải Phóng chiều 22/7, may mắn không ghi nhận thiệt hại về người.
Sân bay Vân Đồn và Cát Bi mở cửa trở lại từ 12h trưa 22/7 sau ảnh hưởng bão số 3

Sân bay Vân Đồn và Cát Bi mở cửa trở lại từ 12h trưa 22/7 sau ảnh hưởng bão số 3

Do ảnh hưởng của bão số 3 (Wipha), hai sân bay Vân Đồn và Cát Bi đã chính thức mở cửa trở lại từ 12h trưa ngày 22/7, khôi phục hoạt động tiếp nhận và khai thác tàu bay.
Điện Biên: Cầu treo Pa Thơm đứt cáp, xe chở cán bộ xã rơi xuống sông khi đi chống bão

Điện Biên: Cầu treo Pa Thơm đứt cáp, xe chở cán bộ xã rơi xuống sông khi đi chống bão

Một sự cố nghiêm trọng vừa xảy ra vào sáng 22/7 tại xã Thanh Yên (tỉnh Điện Biên), khi cầu treo Pa Thơm bất ngờ đứt cáp, khiến một ô tô bán tải chở cán bộ xã đi kiểm tra công tác phòng, chống bão cùng một xe máy rơi xuống sông Nậm Núa.
Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Lúc 10 giờ ngày 22/7 tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình (khu vực Thái Bình, Nam Định cũ). Sức gió mạnh nhất: Cấp 8-9 (62-88 km/h), giật cấp 11. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/h.
TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương khẩn trương triển khai các phương án, biện pháp ứng phó do ảnh hưởng của bão số 3
Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Hà Nội, hôm nay (22/7), khu vực phía Bắc và Tây Thành phố gió mạnh dần cấp 4-5, giật cấp 6; phía Nam và trung tâm gió mạnh dần cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Từ sáng nay đến hết ngày 23/7, Hà Nội có mưa vừa, mưa to đến rất to và giông. Với cường độ này, gió có thể làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông và cơ sở hạ tầng, gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Việc chuyển đổi phương tiện cá nhân từ xe xăng sang xe điện đang dần trở thành xu hướng tại Hà Nội, trong bối cảnh ô nhiễm không khí và tiếng ồn ngày càng gia tăng. Thành phố không áp đặt mà khuyến khích người dân chuyển đổi tự nguyện, bước đầu nhận được sự hưởng ứng tích cực từ chính những người gắn bó hằng ngày với phương tiện giao thông.
EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha

EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Wipha) dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Bộ trong những ngày tới, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.
Xem thêm
Phiên bản di động